Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý phòng, chống hàng giả tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh (Trang 51 - 117)

6. Bố cục luận văn

2.3.Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

Để đánh giá thực trạng công tác quản lý phòng, chống hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Bắc Ninh tác giả đã tiến hành thu thập nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu đƣợc lấy từ nguồn số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các báo cáo, các kết quả nghiên cứu, các số liệu đã đƣợc công bố chính thức của các cơ quan, tổ chức, các văn bản quy phạm pháp luật.

- Các văn bản quy pháp pháp luật liên quan đến công tác chống hàng giả nhƣ: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Thƣơng mại, Luật Bảo vệ ngƣời tiêu dùng; các Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn Luật; các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về hàng giả nhƣ: Nghị định 06/2008/NĐ-CP, Nghị định 97/2010/NĐ-CP,…và các Thông tƣ, Chỉ thị của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Các báo cáo tổng kết công tác quản lý thị trƣờng tại Chi cục quản lý thị trƣờng tỉnh Bắc Ninh và các báo cáo tổng kết công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại của Ban chỉ đạo 127 tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010-2012.

- Các tài liệu, sách báo, tạp chí có bài viết liên quan đến công tác phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả; các thông tin, bài viết trên mạng internet bằng các công cụ tìm kiếm nhƣ: Google, Y ahoo,…

- Ngoài ra để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài tác giả cũng sử dụng phƣơng pháp quan sát trực tiếp trong quá trình thực hiện công việc kiểm tra và xử lý hàng ngày để từ đó nắm bắt đƣợc những bằng chứng xác thực về hành động đi đôi với việc làm và thái độ của các đối tƣợng sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

2.3.2. Phương pháp xử l ý thông tin

Sau khi thu thập đƣợc các tài liệu cần thiết đã tiến hành phân loại tài liệu đã thu thập đƣợc; liên kết các yếu tố, các thành phần thông tin thu thập đƣợc thành một chỉnh thể để tổng hợp xây dựng cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng về công tác quản lý phòng, chống hàng giả. Cụ thể:

- Từ các văn bản pháp luật, các báo cáo đánh giá của Chi cục Quản lý thị trƣờng tổng hợp xây dựng các cơ sở lý luận về hàng giả, công tác quản lý phòng chống hàng giả nhƣ: Khái niệm về hàng giả, bản chất hàng giả, tác hại của hàng giả, phƣơng thức sản xuất, buôn bán hàng giả; các tác nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả; kinh nghiệm quản lý phòng chống hàng giả của quốc tế và Việt Nam.

- Từ các số liệu thu thập đƣợc tổng hợp xây dựng nên các bảng số liệu thống kê theo các tiêu chí phục vụ cho công tác đánh giá thực trạng công tác quản lý phòng chống hàng giả bao gồm:

+ Tình hình nguồn nhân lực: Cơ cấu lao động theo độ tuổi, theo giới tính, theo trình độ; Phân bố lao động theo khu vực địa lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Kết quả kiểm tra xử lý của lực lƣợng quản lý thị trƣờng Thái Nguyên giai đoạn 2009-2011 chia theo: Loại hình hàng giả và địa bàn quản lý trên cơ sở các chỉ tiêu về: Số vụ xử phạt vi phạm hành chính, số tiền phạt vi phạm hành chính và trị giá hàng hóa tịch thu.

+ Số lƣợng, chủng loại hàng giả đã phát hiện và tịch thu xử lý giai đoạn 2010- 2012: Loại hàng hóa tịch thu và số lƣợng theo các năm.

- Từ thực tế công tác quản lý thị trƣờng thông qua quan sát nắm bắt những bằng chứng xác thực về hành động đi đôi với việc làm và thái độ của các đối tƣợng sản xuất, buôn bán hàng giả để đƣa ra những nhận định về tình hình sản xuất buôn bán hàng giả và đƣa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý phòng chống hàng giả trong thời gian tới.

2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin

- Phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và công tác quản lý phòng chống hàng giả thông qua việc phân tích, đánh giá sự biến động về số liệu qua các năm:

- Từ nguồn dữ liệu, bài viết, các báo cáo phân tích đánh giá về cơ cấu nguồn lao động, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, công tác đào tạo bồi dƣỡng về nghiệp vụ chống hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Bắc Ninh.

- Tính toán cơ cấu về giới tính, độ tuổi và trình độ trên tổng số lao động của Chi cục; so sánh đánh giá sự tăng giảm qua các năm qua các chỉ số; đƣa ra đánh giá về thực trạng trên cơ sở các số liệu đánh tính toán và mức độ tác động của thực trạng nguồn nhân lực đến công tác quản lý phòng chống hàng giả.

- Kết quả công tác xử lý vi phạm về hàng giả theo đơn vị hành chính và loại hàng giả: Từ kết quả thực hiện về số vụ xử lý vi phạm và số tiền phạt vi phạm hành chính, tiến hành tính toán các chỉ tiêu tăng giảm qua các năm; đƣa ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng công tác quản lý phòng chống hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2000 - 2012.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tổng hợp số lƣợng, chủng loại hàng giả, so sánh sự tăng giảm qua các năm; đƣa ra nhận xét đánh giá về sự tăng giảm các chủng loại hàng giả trên thị trƣờng cũng nhƣ đánh giá kết quả thực hiện của lực lƣợng Quản lý thị trƣờng trong công tác quản lý phòng chống hàng giả.

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu về cơ cấu lao động: Theo giới tính, độ tuổi, trình độ; mức độ tăng, giảm qua các năm.

- Chỉ tiêu về phân bổ lao động theo địa bàn: Số công chức QLTT làm việc tại một đội QLTT địa bàn.

- Chỉ tiêu về kết quả xử lý về số vụ và số tiền theo các loại hình hàng giả (Giả về nhãn hiệu hàng hóa, giả về kiểu dáng công nghiệp, giả về chỉ dẫn địa lý, giả về tem nhãn, bao bì ).

- Chỉ tiêu về số lƣợng, chủng loại hàng giả đã xử lý năm giai đoạn 2010- 2012.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÒNG, CHỐNG HÀNG GIẢ TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG TỈNH BẮC NINH 3.1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Bắc Ninh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xƣa, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng và nền văn hóa lâu đời. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hƣng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dƣơng. Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có các hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng nhƣ quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn; Đƣờng cao tốc 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dƣơng - Hải Phòng; Trục đƣờng sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc; Mạng đƣờng thủy sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình rất thuận lợi nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng tạo cho Bắc Ninh là địa bàn mở gắn với phát triển của thủ đô Hà Nội, theo định hƣớng xây dựng các thành phố vệ tinh và sự phân bố công nghiệp của Hà Nội. Đây là những yếu tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và giao lƣu của Bắc Ninh với bên ngoài.

Bắc Ninh có diện tích tự nhiên chỉ chiếm 0,2% diện tích tự nhiên cả nƣớc và là điạ phƣơng có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 64 tỉnh, thành phố. Theo kết quả tổng điều tra đất trong tổng diện tích đất tự nhiên của Bắc Ninh, đất nông nghiệp chiếm 59,2%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 0,76%; đất chuyên dùng chiếm 21,02%; đất ở chiếm 12,8%; còn lại 0,7% là đất có mặt nƣớc, sông suối, đồi núi chƣa sử dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, khu vực có mức tăng trƣởng kinh tế cao, giao lƣu kinh tế mạnh của cả nƣớc, tạo cho Bắc Ninh nhiều lợi thế về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Là cửa ngõ phía Đông Bắc và là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và trên hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long và có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.

Thành phố Bắc Ninh chỉ cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 30 km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 45 km, cách Hải Phòng 110 km. Vị trí địa kinh tế liền kề với thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế lớn, một thị trƣờng rộng lớn hàng thứ hai trong cả nƣớc, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá, đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nƣớc. Hà Nội sẽ là thị trƣờng tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ. Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phố vệ tinh, là mạng lƣới gia công cho các xí nghiệp của thủ đô trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Theo Báo cáo kết quả thực hiện kinh tế xã hội của UBND tỉnh Bắc Ninh nhiệm kỳ 2006-2010, trong nhiệm kỳ 2006-2010, kinh tế trên địa bàn tỉnh đạt tốc độ tăng trƣởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng, các nguồn lực xã hội đƣợc phát huy, các ngành, lĩnh vực đều phát triển, góp phần cùng Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nƣớc duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế hợp lý trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Cụ thể:

- Kinh tế tăng trƣởng cao: Bình quân 5 năm đạt 15,3%, cao hơn mức bình quân giai đoạn 2001-2005 (13,9%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

gấp 2 lần so với 2005.

- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hƣớng CNH-HĐH. Đến 2010, tỷ trọng CN-XD đạt 66,2%, dịch vụ đạt 23,6%, nông nghiệp chỉ còn 10,2%.

- GDP bình quân đầu ngƣời đạt 1.800 USD, vƣợt 38% so kế hoạch và tăng 3,4 lần so với 2005.

- Giá trị sản xuất công nghiệp 32,2 nghìn tỷ đồng; thu ngân sách 5000 tỷ đồng; kim ngạch xuất, nhập khẩu 4,3 tỷ USD.

- Giải quyết việc làm 111 nghìn lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo 45%. - Tỷ lệ hộ nghèo còn 4,5%.

- 100% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia. - Giảm tỷ lệ sinh 0,2-0.3%o.

3.1.3. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Với những đặc điểm về điều kiện về kinh tế - xã hội đã tạo ra nhiều thuận lợi cho quá trình phát triển thị trƣờng hàng hóa cũng nhƣ thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của tỉnh song cũng mang lại không ít khó khăn thách thức đó là sự phát triển của nạn hàng giả. Cùng với quá trình phát triển kinh tế thì những năm gần đây hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh có chiều hƣớng gia tăng và diễn biến phức tạp. Lợi dụng sự kém hiểu biết và tâm lý thích hàng giá rẻ của ngƣời tiêu dùng các đối tƣợng làm ăn phi pháp đã và đang tìm mọi phƣơng thức, thủ đoạn để đƣa hàng giả vào thị trƣờng Bắc Ninh tiêu thụ nhằm thu lợi bất chính.

Do là tỉnh nằm sâu trong nội địa nên hàng giả lƣu thông trên thị trƣờng tỉnh Bắc Ninh chủ yếu là hàng giả đƣợc sản xuất từ địa bàn lân cận và hàng giả đƣợc sản xuất từ nƣớc ngoài đƣa vào tiêu thụ. Hàng giả do nƣớc ngoài sản xuất qua đƣờng nhập khẩu tiểu ngạch, hoặc thẩm lậu qua biên giới từ các nƣớc láng giềng có chung biên giới với nƣớc ta, thƣờng đƣợc tập trung ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

những khu vực chợ đầu mối chuyên doanh tại các tỉnh biên giới nhƣ Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, sau đó đƣợc vận chuyển bằng đƣờng bộ, đƣờng sắt về địa bàn đầu mối giao thông là thành phố Hà Nội, và từ đó hàng giả đƣợc phát luồng đi các tỉnh sâu trong nội địa để tiêu thụ.

Hàng giả, hàng nhái đƣợc sản xuất tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh có nhƣng số lƣợng ít. Hàng giả, hàng nhái đƣợc sản xuất tại các làng nghề truyền thống sản xuất những mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng nhiều nhƣ sắt thép, giấy, bánh kẹo:

Những làng nghề truyền thống này đã hình thành từ lâu nhƣng khi nền kinh tế nƣớc ta phát triển theo cơ chế kinh tế thị trƣờng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển thì sản xuất thủ công tại các làng nghề truyền thống có cơ hội phát triển mạnh mẽ, nhất là các làng nghề thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Cùng với việc phát triển mạnh mẽ các làng nghề truyền thống, việc sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng tăng theo do thói quen của ngƣời sản xuất nhỏ, do nhận thức và hiểu biết về pháp luật còn có mặt hạn chế của chính ngƣời sản xuất nhỏ.

Trƣớc kia đây là một địa bàn sản xuất và phát luồng tiêu thụ hàng giả đang nổi cộm. Để hạn chế mặt tiêu cực này, Nhà nƣớc đã có các chính sách đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, tiệu thụ sản phẩm của các làng nghề, đồng thời giáo dục pháp luật, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp Chính quyền địa phƣơng với các lực lƣợng kiểm tra, kiểm soát.

3.2. Thực trạng sản xuất và buôn bán hàng giả tại Bắc Ninh

3.2.1. Tình hình sản xuất hàng giả

- Hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lƣợng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua diễn biến phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, ngành hàng và thƣờng phát triển mạnh vào những dịp lễ, tết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cuối năm do nhu cầu mua sắm, tiêu dùng tăng cao. Địa bàn kinh doanh hàng giả phần lớn phân bố trên các huyện, thị xã và thƣờng tập trung tại các chợ đầu mối nhƣ chợ Nhớn, chợ Từ Sơn, chợ Phố Mới,... Hàng giả chủ yếu đƣợc sản xuất từ Trung Quốc, còn ở trong tỉnh các đối tƣợng vi phạm thƣờng thuê nhà ở nhƣng nơi hẻo lánh, khu vực mới phát triển đô thị vừa để ở vừa sản xuất hàng giả, và chỉ thuê trong một thời gian ngắn rồi đổi địa điểm khác nhằm tránh bị ngƣời dân khu vực xung quanh phát hiện. Hiện tại, các mặt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý phòng, chống hàng giả tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh (Trang 51 - 117)