Giải pháp về hoàn thiện cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý phòng, chống hàng giả tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh (Trang 98 - 117)

6. Bố cục luận văn

4.3.1. Giải pháp về hoàn thiện cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức bộ máy và công tác chỉ đạo điều hành chống hàng giả có vai trò quan trọng và ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả công tác quản lý phòng chống hàng giả. Hiện nay, trong cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Bắc Ninh chƣa có phòng chức năng phụ trách riêng biệt về nghiệp vụ quản lý thị trƣờng và thanh kiểm tra nội bộ mà kết hợp trong phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp. Theo đó bộ phận phụ trách về công tác quản lý phòng chống hàng giả cũng chƣa đƣợc hình thành rõ ràng. Do vậy, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý phòng chống hàng giả thì về cơ cấu tổ chức cần triển khai thành lập Đội chuyên trách chống hàng giả với nguồn nhân lực bao gồm: Công chức của phòng Nghiệp vụ- Tổng hợp (từ 02 đến 03 ngƣời) và công chức ở các Đội QLTT trực thuộc (mỗi Đội QLTT trực thuộc tùy vào điều kiện nhân lực phải có ít nhất từ 1 đến 2 ngƣời là thành viên của Đội chống hàng giả của Chi cục). Đội chống hàng giả có chức năng, nhiệm vụ sau: Nghiên cứu chuyên sâu các quy định của pháp luật về hàng giả, điều tra trinh sát,thu thập thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu về hàng giả làm cơ sở cho công tác kiểm tra, kiểm soát xử lý vi phạm, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền về hàng giả, xây dựng các chuyên đề kiểm tra, xử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lý về hàng giả theo sự chỉ đạo của chi cục.

Độị chống hàng giả hoạt động độc lập về chuyên môn nghiệp vụ nhƣng không tách rời cơ cấu tổ chức, các thành viên trong đội chống hàng giả chỉ tập trung định kỳ theo chƣơng trình kế hoạch hoạt động của đội, ngoài thời gian đó thì các thành viên vẫn đảm nhận các công việc theo sự phân công của lãnh đạo đơn vị.

4.3.2. Giải pháp về tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức

Công tác quản lý phòng chống hàng giả là công việc hết sức khó khăn, phức tạp, và lâu dài do vậy ngƣời làm công tác này cần phải có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, phƣơng pháp đấu tranh. Do vậy phải không ngừng nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức thông qua công tác tuyển chọn, đào tạo và bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ là hết sức cần thiết.

- Về tuyển chọn công chức: Để có đội ngũ công chức có chuyên môn phù hợp với công tác quản lý phòng chống hàng giả, từ nay về sau ngoài việc tuyển chọn những công chức có kiến thức pháp luật, cần tuyển chọn những ngƣời có chuyên môn sâu về một số lĩnh vực: sở hữu công nghiệp, hoá thực phẩm, công nghệ thông tin… để hình thành đội ngũ công chức chuyên sâu từng lĩnh vực đáp ứng yêu cầu công tác tham mƣu chỉ đạo giúp việc trực tiếp đấu tranh chống hàng giả ở các đội. Hiện tại đội ngũ cán bộ công chức của Chi cục quản lý thị trƣờng Bắc Ninh có độ tuổi trung bình khá cao và nhiều ngƣời chƣa đƣợc đào tạo chính quy bài bản, vì vậy trong thời gian tới Chi cục cần phải ƣu tiên tuyển dụng những cán bộ trẻ có lòng nhiệt huyết và đƣợc đào tạo chính quy bài bản để từng bƣớc xây dựng thế hệ kế cận và hình thành đội ngũ công chức có năng lực trình độ, chuyên môn sâu trong từng lĩnh vực nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc.

- Về đạo tạo bồi dƣỡng: Để phù hợp với cơ chế, chính sách mới ban hành và kiến thức mới về quản lý phòng chống hàng giả, nhất là trong giai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đoạn hiện nay đất nƣớc ta đang mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và thời đại bùng nổ thông tin; để tiếp cận với khối lƣợng kiến thức khổng lồ đáp ứng yêu cầu công tác quản lý phòng chống hàng giả thì phải thƣờng xuyên mở các lớp bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao năng lực cho công chức quản lý thị trƣờng và các lực lƣợng chức năng khác theo từng chuyên đề nhƣ: sở hữu trí tuệ, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra một số ngành hàng chuyên sâu (nhƣ xăng dầu, vật liệu xây dựng, mỹ phẩm...); thực hiện quy chế ghi nhãn, hội nhập đấu tranh chống hàng giả quốc tế...

Ngoài việc mở các lớp bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ thƣờng niên, cần tổ chức cho công chức chống hàng giả đi tham quan, học tập trao đổi chuyên môn nghiệp vụ ở các lực lƣợng thực thị, các địa phƣơng trong nƣớc và hơn nữa là nƣớc ngoài hoặc dƣới hình thức "tu nghiệp" trong thời gian ngắn theo các chuyên đề chuyên sâu mà trong nƣớc đang thiếu kinh nghiệm. Tổ chức các hội thảo tại địa phƣơng, quốc tế trong nƣớc và nƣớc ngoài, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học để mở rộng tƣ duy, xây dựng và hình thành phƣơng pháp mới về đấu tranh chống hàng giả, cập nhập kiến thức và những vấn đề mới do yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra.

Khác với các lớp đào tạo chính quy có đội ngũ giáo viên chuyên trách, việc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực công chức và trang bị kiến thức chuyên môn nghiệp vụ có tính chất cập nhật vừa sử dụng đội ngũ giáo viên đang giảng dạy ở các trƣờng lớp, vừa phải sử dụng giáo viên là những cán bộ công chức đang trực tiếp làm công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, chỉ đạo ở cơ quan. Giảng viên là cán bộ kiêm chức vụ ở các lực lƣợng chức năng nhƣ: Quản lý thị trƣờng ( Cục, Chi cục) ; Công an ( Bộ Công an, Công an tỉnh); Hải Quan ( Tổng cục, Cục) và Thanh tra chuyên ngành giảng dạy các chuyên đề có liên quan đến nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát chống hàng giả nhƣ: Nhận biết và xử lý hàng giả; pháp luật về lĩnh vực hàng giả, sở hữu trí tuệ; kinh nghiệm trong kiểm tra, xử lý và đấu tranh chống hàng giả của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các tập thể, cá nhân trong ngoài ngành; Quy trình nghiệp vụ kiểm tra và nghiệp vụ điều tra trinh sát trong lĩnh vực đấu tranh chống hàng giả; quản lý, sử dụng và ghi chép ấn chỉ Quản lý thị trƣờng; thông tin về diễn biến của hàng thật (đăng ký sở hữu trí tuệ, thƣơng hiệu, công bố tiêu chuẩn chất lƣợng), tình trạng hàng giả trên thị trƣờng (nổi lên ở từng thời điểm là mặt hàng gì, nguồn gốc ở đâu, kết quả xử lý nhƣ thế nào); các vấn đề mới phát sinh trong hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả trên thị trƣờng; hội nhập đấu tranh chống hàng giả quốc tế...

Bên cạnh công tác đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cần thƣờng xuyên tăng cƣờng công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, cho đội ngũ làm công tác phòng chống hàng giả có đủ bản lĩnh vững vàng, đạo đức tốt và đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao.

4.3.3. Giải pháp về xây dựng cơ sở dữ liệu về hàng giả

Để kịp thời nắm bắt những thông tin về hàng giả cũng nhƣ phát hiện các thủ đoạn mới của các đối tƣợng sản xuất, buôn bán hàng giả phục vụ cho công tác quản lý phòng chống hàng giả thì việc xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về hàng giả là vô cùng cần thiết. Xây dựng cơ sở dữ liệu gồm:

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về hàng thật-hàng giả. Tập hợp các thông tin về hàng hóa vi phạm trên toàn quốc do các lực lƣợng thực thi đã xử lý. Chia sẻ các thông tin này giữa các lực lƣợng thực thi và cho các doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng.

- Xây dựng các cuốn cẩm nang tra cứu về các quy định pháp luật liên quan tới hàng giả cho các lực lƣợng thực thi. Các cuốn cẩm nang này sẽ giúp cho các lực lƣợng thực thi hiểu rõ, chính xác ý nghĩa, nội hàm của từng hành vi vi phạm tránh sự xử lý mang tính tùy tiện, thiếu thống nhất giữa các lực lƣợng thực thi; nâng cao uy tín của của các lực lƣợng này đối với các doanh nghiệp. Các cuốn cẩm nang này có thể bao gồm các vấn đề có các cách khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhau hoặc những trƣờng hợp điển hình hay gặp cho từng loại văn bản v.v... - Nghiên cứu, xây dựng hƣớng dẫn chi tiết mẫu về xây dựng các phƣơng án, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng.

- Mở rộng hệ thống giám định, đồng thời tổ chức tốt và nâng cao năng lực kiểm định, giám định hàng hóa, giám định SHTT. Xây dựng quy chế giám định đặc thù cho các lực lƣợng thực thi để bảo đảm an toàn, nhanh và chính xác.

- Lập danh sách và cập nhật thƣờng xuyên các cơ quan, tổ chức giám định hàng hóa toàn quốc, đƣa lên mạng hoặc đóng thành sách và phát cho các lực lƣợng thực thi để tra cứu mỗi khi cần tìm cơ quan trƣng cầu giám định sản phẩm hàng hóa.

- Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin, phản ánh tình hình, khiếu nại tố cáo thuận lợi nhất cho ngƣời dân và doanh nghiệp. Nghiên cứu và giới

thiệu hệ thống cung cấp thông tin, khiếu nại tố cáo qua mạng internet. - Xây dựng kho dữ liệu thông tin về chủ thể quyền, đối tƣợng bảo hộ,

phạm vi bảo hộ … với sự giúp sức của các cơ quan quản lý các cấp, các nhà sản xuất, các đại lý phân phối chính thức có hàng hóa lƣu thông trên thị trƣờng Việt Nam. Việc này cũng cần đến sự hỗ trợ tích cực của các lãnh sự quán làm cầu nối giữa các doanh nghiệp nƣớc ngoài trong việc cập nhật dữ liệu thông tin. Kết nối mạng thông tin giữa các cơ quan thực thi, để có thể khai thác hiệu quả nhất các thông tin từ cơ sở dữ liệu nhằm thúc đẩy việc hình thành các tổ chức giám định SHTT, hỗ trợ phục vụ cho công tác chuyên môn, góp phần bảo vệ ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ quyền lợi của các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trên nguyên tắc các bên cùng có lợi.

4.3.4. Giải pháp về công tác tuyên truyền

Để tạo ra sự thống nhất hành động trong công tác phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả thì vấn đề quan trọng, lâu dài và có ý nghĩa tích cực nhất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là cần phải tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục để các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng cùng nhận thức đƣợc những nguy cơ của hàng giả cũng nhƣ thấy rõ trách nhiệm của mình trong công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả. Mặc dù xử phạt nặng đối với vi phạm về hàng giả là cần thiết, nhƣng về lâu dài, nhận thức của ngƣời dân quan trọng hơn. Đặc biệt ở những quốc gia đang phát triển, thì vai trò nhận thức của công chúng càng có ý nghĩa. Điều này có thể thực hiện bằng cách tăng cƣờng công tác thông tin, tuyên truyền dƣới nhiều hình thức, đặc biệt là trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục là một trong những giải pháp có ý nghĩa tiên quyết nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội, từ đó tạo ra sự thống nhất hành động trong công tác phòng chống hàng giả, khắc phục tình trạng thờ ơ, đùn đẩy trách nhiệm của các ngành chức năng.

Hàng giả chỉ có thể ngăn chặn khi mà mọi ngƣời tiêu dùng, các nhà sản xuất, các nhà phân phối bán hàng, mọi tổ chức kinh tế xã hội đƣợc tuyên truyền đầy đủ thông tin và nhận thức pháp luật về hàng giả. Do vậy, cần phải phân loại đối tƣợng để có nội dung tuyên truyền phù hợp:

Thứ nhất, đối với các đối tƣợng kinh doanh cần tuyên truyền, giáo dục

ý thức chấp hành pháp luật và nhận thức về tính nguy hại của hàng giả để các đối tƣợng kinh doanh tự giác chấp hành pháp luật, ủng hộ và phối hợp với các cơ quan Nhà nƣớc chống nạn hàng giả; tìm mọi biện pháp tự bảo vệ mình trƣớc nguy cơ tấn công của nạn hàng giả nhƣ: đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ, đăng ký sở hữu trí tuệ, công bố tiêu chuẩn chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ… hoặc tìm các biện pháp thích hợp khác để bảo vệ sản phẩm của mình nhƣ: dán tem hàng hoá, tem chống hàng giả, thực hiện đầy đủ các quy định về ghi nhãn sản phẩm, mở rộng việc quảng bá tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng về sản phẩm chính hiệu của mình, mạng lƣới phân phối tiêu thụ...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nguy cơ về hàng giả, giúp cho mỗi ngƣời dân có đủ các thông tin cần thiết để nhận biết và lựa chọn đƣợc hàng thật, hàng chính hiệu tránh mua phải hàng giả; ngƣời tiêu dùng cần phải tìm hiểu thật kỹ sản phẩm trƣớc khi mua, nên lựa chọn những thƣơng hiệu có uy tín trên thị trƣờng, tìm hiểu và nắm vững các dấu hiệu nhận biết hàng thật, hàng giả; tìm hiểu và nắm rõ hệ thống phân phối chính thức của sản phẩm cần mua (cửa hàng, đại lý chính thức). Cần tăng cƣờng hơn nữa nhận thức của ngƣời dân về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và về hàng giả nói riêng, từ đó nâng cao ý thức của ngƣời dân trongnắm bắt thông tin, phát hiện hàng giả kịp thời tố giác với các cơ qua n chức năng khi phát hiện hoặc mua phải hàng giả, không tiêu thụ hàng giả, không bao che hoặc tiếp tay cho hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Nếu phát hiện trƣờng hợp bất thƣờng, ngƣời tiêu dùng có thể liên hệ với nhà sản xuất của sản phẩm chính hiệu để nhờ tƣ vấn nhận dạng, liên hệ với Hội Bảo vệ ngƣời tiêu dùng, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thƣơng hiệu để đƣợc bảo vệ quyền lợi chính đáng.

Thứ ba, đối với các lực lƣợng kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về

hàng giả thì thƣờng xuyên phổ biến kiến thức pháp luật; kinh nghiệm trong kiểm tra, xử lý và đấu tranh chống hàng giả của các tập thể, cá nhân trong ngoài ngành. Thông tin về diễn biến của hàng thật (đăng ký sở hữu trí tuệ, thƣơng hiệu, công bố tiêu chuẩn chất lƣợng), tình trạng hàng giả trên thị trƣờng (nổi lên ở từng thời điểm là mặt hàng gì, nguồn gốc ở đâu, kết quả xử lý nhƣ thế nào)… để những ngƣời làm công tác đấu tranh chống hàng giả nâng cao hiệu quả đấu tranh và ngăn ngừa vi phạm.

Để công tác tuyên truyền giáo dục có hiệu quả, cần thực hiện các công việc cụ thể dƣới đây:

Một là, định kỳ hoặc thƣờng xuyên tổ chức các triển lãm hàng thật -

hàng giả, phát tờ rơi … nhằm giới thiệu, phổ biến rộng rãi cho mọi ngƣời nhận biết về thực trạng hàng giả, các dấu hiệu phân biệt giữa hàng thật và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hàng giả đang lƣu thông trên thị trƣờng.

Hai là, tổ chức nhiều các hội nghị, hội thảo, tập huấn chuyên đề về hàng

giả và công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả để cán bộ các ngành, các cấp, các lực lƣợng có chức năng chống hàng giả và các doanh nghiệp có điều kiện bổ sung, trang bị các kiến thức, hiểu biết một cách cơ bản và toàn diện hơn về công tác này, đặc biệt là về chuyên môn nghiệp vụ chống hàng giả.

Ba là, có sự quan tâm và đầu tƣ thoả đáng đối với việc tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng về tình hình, kết quả công tác chống hàng giả của ngành, địa phƣơng và cả nƣớc.

Thông báo trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng các thông tin, các chuyên mục về hàng giả, cách nhận biết hàng giả, các đối tƣợng làm hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý phòng, chống hàng giả tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh (Trang 98 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)