6. Bố cục luận văn
3.2.1. Tình hình sản xuất hàng giả
- Hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lƣợng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua diễn biến phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, ngành hàng và thƣờng phát triển mạnh vào những dịp lễ, tết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cuối năm do nhu cầu mua sắm, tiêu dùng tăng cao. Địa bàn kinh doanh hàng giả phần lớn phân bố trên các huyện, thị xã và thƣờng tập trung tại các chợ đầu mối nhƣ chợ Nhớn, chợ Từ Sơn, chợ Phố Mới,... Hàng giả chủ yếu đƣợc sản xuất từ Trung Quốc, còn ở trong tỉnh các đối tƣợng vi phạm thƣờng thuê nhà ở nhƣng nơi hẻo lánh, khu vực mới phát triển đô thị vừa để ở vừa sản xuất hàng giả, và chỉ thuê trong một thời gian ngắn rồi đổi địa điểm khác nhằm tránh bị ngƣời dân khu vực xung quanh phát hiện. Hiện tại, các mặt hàng may mặc, hàng tiêu dùng bằng da hoặc giả da nhƣ giày dép, va ly, ba lô du lịch, túi xách thời trang, băng đĩa sao chép lậu, giấy vệ sinh, đồng hồ, mắt kính, phụ tùng xe gắn máy,bột giặt, mỹ phẩm, gas, phân bón … là các mặt hàng có hàng giả chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các loại hàng giả đã đƣợc cơ quan chức năng phát hiện và xử lý trên địa bàn toàn tỉnh.
- Thủ đoạn sản xuất hàng giả, xâm phạm quyền SHTT ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn, phổ biến là dùng hàng kém chất lƣợng hoặc các nguyên liệu rẻ tiền khác pha trộn với một lƣợng hàng thật theo tỷ lệ xác định (mặt hàng: Rƣợu, bột ngọt, xi măng, phân bón) hoặc tự sản xuất hàng, sau đó dán nhãn mác của các doanh nghiệp đã đƣợc đăng ký nhãn hiệu (mặt hàng: May mặc, tiêu dùng). Đối với mặt hàng bột giặt giả mạo nhãn hiệu Omo, Tide đang phổ biến hiện nay, thƣờng đƣợc sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, không cất trữ trong kho chờ tiêu thụ, phần lớn là các đối tƣợng đặt in bao bì từ nơi khác về sau đó đóng bột giặt có phẩm cấp thấp vào và đƣợc hàn lại bằng máy hàn túi nilon , rồi đƣa ra thị trƣờng tiêu thụ. Trong thời gian gần đây việc sản xuất hàng giả đã có sự phân công chặt chẽ, có đối tƣợng chuyên sản xuất các loại bao bì, tem, nhãn giả, kể cả các loại tem phản quang chống giả, sau đó bán cho các đối tƣợng trực tiếp sản xuất thành phẩm.
Thị trƣờng hiện nay đang rất nhiều hàng giả do Trung Quốc và của nhiều nƣớc khác sản xuất với đủ nhãn hiệu. Hàng giả có từ chiếc bàn chải đánh răng nhãn hiệu P/S mà giá bán chỉ vài nghìn đồng đến hàng loạt sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phẩm điện tử hiện đại đắt tiền nhƣ ổ cứng máy vi tính, usb, tivi, đầu DVD, tủ lạnh, máy giặt, máy lạnh… của các nhãn hiệu nổi tiếng nhƣ National, Phillips, Mitsubishi….Riêng các mặt hàng điện gia dụng, cứ loại hàng nào bán chạy là chỉ một thời gian sau sẽ có hàng giả xuất hiện. Một loại hàng giả đƣợc khuyến cáo là có những điểm khác hàng chính hiệu thì những lô hàng giả về đợt sau sẽ đƣợc cải tiến để giống nhƣ hàng chính hãng.
Những năm qua hầu hết các mặt hàng có uy tín của nƣớc ta đã bị làm giả và đã đƣợc tung ra thị trƣờng và trong đó có địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Thiết bị vệ sinh nhãn hiệu Toto, Inax, Senta...Ổ cắm điện Roman, Vanlok, linh phụ kiện ngành nƣớc của Tiền Phong, Vesbo, nƣớc mắm Nam ngƣ, bột ngọt Vedan, mỹ phẩm Unilever, săm xe máy Sao Vàng, dây cáp điện Trần Phú, hóa mỹ phẩm giả mang nhãn hiệu Pond, Olay, Dove, gây lo lắng cho ngƣời tiêu dùng.
Trong số các hiện tƣợng hàng giả đã phát hiện ở thị trƣờng có thể chia ra thành:
a. Hàng nội giả hàng ngoại
Những ngƣời làm hàng giả mua bao bì cũ, tân trang lại, sau đó tự pha chế sản phẩm có chất lƣợng thấp hơn hàng thật, xong cho vào bao bì đã tân trang và đƣa ra thị trƣờng tiêu thụ. Về mặt hàng rƣợu, họ sử dụng rƣợu sản xuất trong nƣớc pha thêm cồn, hƣơng liệu, phẩm màu cho vào chai đã qua sử dụng, đóng nắp rồi dán nhãn đƣa ra thị trƣờng bán giá nhƣ rƣợu ngoại nhập nhƣ Remy Martin, Hennessy, Johny Walker, Chivas… Tuy nhiên, do tính chất siêu lợi nhuận của mặt hàng này nên tỉ lệ bị làm giả rất cao. Những ngƣời làm hàng giả mua hàng trôi nổi trên thị trƣờng không rõ nguồn gốc xuất xứ, sau đó cho vào bao bì đƣợc in tại Việt Nam hoặc loại bao bì in từ nƣớc ngoài. Sau đó cho nguyên liệu tự pha vào bao bì dán nhãn, mác đóng hộp rồi bán ra thị trƣờng.
b. Hàng nội giả hàng nội:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, làm giảm giá trị sử dụng nhƣ: mỳ chính Ajinomoto, rƣợu Vodka Hà Nội, bột giặt Omo, băng vệ sinh Kotex, diêm Thống nhất, … gây thiệt hại cho ngƣời tiêu dùng và xã hội. Những ngƣời làm hàng giả chỉ chú trọng vào những loại hàng dễ làm và có thể làm đƣợc để sản xuất. Họ bán giá hàng giả rẻ hơn hàng thật hoặc dùng hình thức khuyến mại, làm ảnh hƣởng đến những nhà sản xuất chân chính.
c. Hàng ngoại giả hàng ngoại:
Có thể tạm chia ra hai nguồn chính cung cấp hàng giả: hàng giả làm trong nƣớc và hàng làm từ nƣớc ngoài (chủ yếu từ Trung Quốc) đem vào. Đối với hàng giả làm trong nƣớc, các cơ quan chức năng có thể kiểm tra và xử lý tận gốc. Nhƣng đối với hàng giả từ Trung Quốc, ta chỉ có thể xử lý phần “ngọn”, tức là ngƣời vận chuyển, buôn bán. Đặc biệt, hiện nay một số loại hàng hoá đã đƣợc đặt hàng từ Trung quốc nhập lậu vào Việt Nam nhƣ sen vòi tắm hiệu Senta, Inax, Cesar, bếp ga hiệu Rinnai, Paloma; đồng hồ các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới, điện thoại di động Nokia, Samsung, máy ảnh Canon... nƣớc hoa, hóa mỹ phẩm, máy nghe nhạc MP3, MP4, Sony...
Trong lĩnh vực dƣợc phẩm, mỹ phẩm, văn hóa phẩm: Hàng giả đƣợc sản xuất rất tinh vi, mẫu mã bao bì rất giống hàng thật. Nếu không có thông tin giúp phân biệt hàng hóa từ chủ thể quyền hoặc không có sản phẩm thật để đối chiếu, so sánh thì ngƣời tiêu dùng lẫn cơ quan thực thi rất khó phân biệt đâu là hàng thật, đâu là hàng giả.
d. Hàng ngoại giả hàng nội:
Một số doanh nghiệp đầu từ nƣớc ngoại tại Việt Nam cũng sản xuất và tiêu thụ hàng giả. Việc sản xuất hàng giả của các loại đối tƣợng này thƣờng ở dạng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, dẫn đển tranh chấp nhãn hiệu hàng hoà, kiểu dáng công nghiệp, sử dụng nhãn hiệu của ngƣời khác mà không có đồng ý của chủ sở hữu...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phát triển, cung chƣa đáp ứng đƣợc cầu cả về số lƣợng, chất lƣợng, mẫu mã, kiểu dáng..., vì vậy chƣa đáp ứng đựơc nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, trong khi đó hàng ngoại đảm bảo về chất lƣợng; mẫu mã, kiểu dáng đa dạng, phong phú vì vậy tạo tâm lý ngƣời tiêu dùng có tƣ tƣởng “sính hàng ngoại”. Lợi dụng tình hình trên các đối tƣợng sản xuất, kinh doanh hàng giả chủ yếu mặt hàng nội giả hàng ngoại.
- Chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, đặc biệt là trong những năm gần đây hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế theo lộ trình thực hiện cam kết quốc tế sẽ giảm dần thuế suất của một số dòng thuế và rỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, đây là động lực thúc đẩy sử phát triển của nền kinh tế nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng. Theo đó, kéo theo sự gia tăng về lƣu lƣợng và sự đa dạng của hàng hoá xuất nhập khẩu, hoạt động đầu tƣ, liên doanh, gia công sản xuất hàng xuất khẩu... đang gia tăng mạnh mẽ cùng với đó sản xuất trong nƣớc, trong tỉnh đƣợc phát triển, một số mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao với hàng ngoại do chất lƣợng đƣợc đảm bảo, mẫu mã kiểu dáng đa dạng phong phú, giá cả phù hợp, đáp ứng đƣợc nhu cầu thị hiếu của ngƣời tiêu dùng. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho nạn sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng diễn biến tinh vi, phức tạp. Các đối tƣợng sản xuất, buôn bán hàng giả không còn đơn thuần nhƣ trƣớc đây chủ yếu là “hàng nội giả hàng ngoại”, hàng giả bây giờ bao gồm: “hàng nội giả hàng ngoại; hàng ngoại giả hàng nội; hàng ngoại giả hàng ngoại”.