Tầm quan trọng của công tác quản lý phòng, chống hàng giả

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý phòng, chống hàng giả tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh (Trang 37 - 40)

6. Bố cục luận văn

1.1.10.Tầm quan trọng của công tác quản lý phòng, chống hàng giả

Ngày nay khi quá trình quốc tế hóa toàn cầu ngày càng mạnh mẽ thì vấn nạn hàng giả ngày càng phát triển mạnh và có tác hại to lớn đối với nền kinh kế của mỗi quốc gia nhất là các quốc gia có nền kinh tế chậm phát triển. Chính vì vậy, công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng có tầm quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích cho các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính, bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi của ngƣời tiêu dùng, làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lành mạnh hoá môi trƣờng kinh doanh và đầu tƣ, làm giảm thiệt hại kinh tế và hao tổn kinh phí quốc gia do hàng giả gây ra. Đồng thời, giúp cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh biết đƣợc nguy cơ của hàng giả để có các giải pháp kịp thời phòng chống, có các biện pháp tự bảo vệ hàng hoá, thƣơng hiệu của mình trên thị trƣờng, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển; khuyến khích kêu gọi các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc; dựng sự tin tƣởng vào chủ trƣơng, đƣờng lối lãnh đạo của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, an ninh quốc phòng đƣợc giữ vững.

1.1.11. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác quản lý phòng, chống hàng giả

Đảng và Nhà nƣớc ta đã xác định: Buôn lậu, hàng giả cũng nhƣ gian lận thƣơng mại nói chung là mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng để lại những hậu quả nguy hại về kinh tế - xã hội nhƣ kìm hãm sản xuất kinh doanh trong nƣớc, gây thất thu ngân sách nhà nƣớc, ảnh hƣởng môi trƣờng đầu tƣ nƣớc ngoài, kèm theo những tệ nạn xã hội nhƣ tham nhũng, hối lộ … Hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại có quan hệ biện chứng với hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại có hiệu quả sẽ tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển và đến lƣợt nó - hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển sẽ góp phần vào cuộc đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại.

Khi đề ra đƣờng lối đổi mới và chủ trƣơng chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trƣờng nhƣ một chiến lƣợc lâu dài, Đảng ta đã thấy rõ tính hai mặt của cơ chế này: Vừa có những tác dụng tích cực to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội, vừa có những tác động tiêu cực mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội. Từ đó, một trong những quan điểm cơ bản của Đảng ta là: Vận dụng cơ chế thị trƣờng đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của nhà nƣớc, nhằm phát huy tác dụng tích cực đi đôi với ngăn ngừa, hạn chế và khắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phục những mặt tiêu cực của cơ chế này.

Một trong những mặt tiêu cực, mặt trái của cơ chế thị trƣờng là: Cạnh tranh không lành mạnh, sản xuất và buôn bán hàng giả. Ngay từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới, Trung ƣơng Đảng đã nhận xét, đánh giá và chỉ rõ các hiện tƣợng tiêu cực này. Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ƣơng khoá VI trƣớc Đại hội đại biểu lần thứ VII (tháng 6/1991) đã ghi: “Công tác quản lý thị trƣờng có nhiều sơ hở, nạn buôn lậu, làm hàng giả trầm trọng và kéo dài...” và còn ghi: “…trong quá trình chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trƣờng, bên cạnh những mặt tích cực đã xuất hiện nhiều hiện tƣợng tiêu cực mới mà chúng ta chƣa lƣờng hết, chậm phát hiện và chƣa xử lý tốt. Đó là lối làm ăn chạy theo lợi nhuận bất kể giá nào, dẫn đến vi phạm luật, lừa đảo, hối lộ, làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế...”

Từ những quan điểm nhận định nêu trên, Đảng ta đã có chủ chƣơng: “Kiên quyết chống buôn lậu và các hiện tƣợng tiêu cực khác trong lƣu thông...” Những quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng nhƣ nêu trên đƣợc khẳng định lại trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá VII tại đại hội lần thứ VIII: “...phát huy tác động tích cực to lớn đi đôi với ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những mặt tiêu cực của thị trƣờng” và “…tăng cƣờng quản lý thị trƣờng, hƣớng dẫn các thành phần kinh tế trong thƣơng nghiệp phát triển đúng hƣớng, đúng chính sách, pháp luật, cạnh tranh lành mạnh, chống trốn thuế, lậu thuế, lƣu thông hàng giả”

Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tƣớng chính phủ về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, đã nêu rõ "các Bộ trƣởng, Thủ trƣởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng phải coi việc chống sản xuất, buôn bán hàng giả là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài. Phải có biện pháp đồng bộ, kiên quyết để đấu tranh ngăn chặn, từng bƣớc đẩy lùi hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả. Mọi hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trữ hàng giả đƣợc phát hiện đều phải xử lý nghiêm theo pháp luật. Những vụ nghiêm trọng phải kịp thời đƣa ra xét xử nhằm răn đe, giáo dục chung"... Đồng thời Thủ tƣớng Chính phủ cũng đã chỉ thị và giao nhiệm vụ cụ thể tới từng bộ, ngành, UBND địa phƣơng cũng nhƣ mọi doanh nghiệp và ngƣời dân trong công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả...

Nhƣ vậy, trong quá trình đổi mới xây dựng và phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng, Đảng và Nhà nƣớc ta đã luôn nhìn nhận và có quan điểm rõ về những mặt trái của cơ chế thị trƣờng, trong đó có các hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả và luôn coi việc đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực này là một nhiệm vụ quan trọng là lâu dài và chủ trƣơng đấu tranh rất kiên quyết, xử lý nghiêm các hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, lợi ích của xã hội, lợi ích của ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ lợi ích của các nhà doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý phòng, chống hàng giả tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh (Trang 37 - 40)