6. Bố cục luận văn
3.3.2. Công tác tuyên truyền
- Xuất phát từ thực trạng sản xuất và buôn bán hàng giả diễn ra khá phổ biến ở mọi miền của đất nƣớc và trong điều kiện của nền sản xuất hàng hóa mới đƣợc chuyển đổi nhƣ ở nƣớc ta, tệ nạn này có xu hƣớng ngày càng phát triển đòi hỏi công tác chống hàng giả phải khơi dậy đƣợc sự quan tâm và huy động đƣợc sự tham gia của các lực lƣợng, các ngành, các cấp từ trung ƣơng đến địa phƣơng, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế và quần chúng nhân dân, những ngƣời tiêu dùng là nạn nhân hàng ngày của sản xuất, buôn bán hàng giả.
- Chính vì vậy trong thời gian qua công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động toàn xã hội tham gia công tác phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả đƣợc Chi cục QLTT triển khai thƣờng xuyên, rộng khắp với nhiều hình thức phong phú, thiết thực nhƣ: Tổ chức các hội nghị, hội thảo, nghiên cứu chuyên đề khoa học về hàng giả; tổ chức các đợt tuyên truyền hƣớng dẫn về chủ trƣơng chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về hàng giả cho các cơ sở và hộ kinh doanh trên từng địa bàn; tổ chức triển lãm hàng thật - hàng giả ở các địa phƣơng trong tỉnh để tuyên truyền công tác chống hàng giả và để ngƣời tiêu dùng có cơ hội nhận biết các dấu hiệu để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phân biệt hàng thật - hàng giả. Hình ảnh về hàng thật hàng giả còn đƣợc giới thiệu trên bản tin và trang web của cơ quan Quản lý thị trƣờng.
- Trong những năm qua Chi cục Quản lý thị trƣờng đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trƣờng các huyện, thành phố, thị xã hàng năm chủ động xây dựng các kế hoạch và phối hợp chặt chẽ với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Bắc Ninh và một số Báo trung ƣơng thực hiện các phóng sự, đƣa tin các bài tuyên truyền về chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nƣớc đối với công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại, các biện pháp, giải pháp của Chính phủ, các Bộ ngành trung ƣơng và UBND tỉnh; phối hợp với các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội, ban quản lý các chợ, các trung tâm thƣơng mại, bộ phận phát thanh của các xã, phƣờng thị trấn tuyên truyền pháp luật trong hoạt động thƣơng mại trong đó có các quy định về sản xuất, kinh doanh hàng giả đến các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh và các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cũng nhƣ vận động họ tích cực tham gia đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm và không tiếp tay tiêu thụ hàng giả góp phần tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ sản xuất trong nƣớc, ổn định thị trƣờng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh và ngƣời tiêu dùng.
Công tác tuyên truyền về hàng giả đã đƣợc lực lƣợng Quản lý thị trƣờng tỉnh triển khai với nội dung, hình thức cụ thể nhƣ sau:
* Về hình thức tuyên truyền: Thông qua 02 hình thức chính đó là:
- Tuyên truyền gián tiếp thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ: Đài phát thanh, đài truyền hình, cơ quan báo chí các cấp thông qua việc xây dựng các chuyên đề, phóng sự, đƣa các tin bài với các nội dung tuyên truyền bao gồm: Các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Chính phủ, các văn bản pháp luật của nhà nƣớc liên quan đến hoạt động thƣơng mại đặc biệt là hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, kết quả công tác kiểm tra xử lý về hàng giả với các vụ việc điển hình, hƣớng dẫn cách nhận biết hàng thật-hàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
giả và những tác hại của hàng giả đối với xã hội. - Tuyên truyền trực tiếp:
+ Tổ chức gian trƣng bày giới thiệu một số mặt hàng hàng thật - hàng giả, cách nhận biết khi tiêu dùng, các quy định của pháp luật và kết quả kiểm tra, xử lý về hàng giả tại các Hội chợ thƣơng mại cụ thể: Hai năm một lần vào dịp cuối năm, Chi cục Quản lý thị trƣờng tổ chức gian trƣng bày tại Hội chợ thƣơng mại do Sở Công thƣơng tổ chức giới thiệu đến đông đảo các tầng lớp nhân dân các loại hàng thật - hàng giả mà Chi cục đã tập hợp trong quá trình kiểm tra, xử lý, cũng nhƣ mƣợn của Quản lý thị trƣờng các tỉnh bạn và các loại hàng hóa thật - giả do các doanh nghiệp cung cấp; thông qua gian trƣng bày tại Hội chợ các cán bộ quản lý thị trƣờng đã hƣớng dẫn cách phân biệt, nhận biết hàng thật - hàng giả và phát tờ rơi cho đông đảo khách tham quan. Đây là hình thức tuyên truyền khá hiệu quả, đƣợc cấp trên đánh giá cao và sự ủng hộ rất nhiệt tình của quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, đây là một hình thức tuyên truyền cũng khá tốn kém về chi phí nhƣ: Chi phí tổ chức trang trí gian hàng, chi phí in băng zôn, khẩu hiệu, tờ rơi...cùng với đó là việc sƣu tầm mẫu vật hàng giả - hàng thật (do quan tâm đến công tác sƣu tầm mẫu vật và chƣa xây dựng đƣợc phòng trƣng bày hàng giả) nên mỗi lần tổ chức Chi cục lại phải đi mƣợn thêm mẫu vật tại các tỉnh bạn và của các doanh nghiệp dẫn đến tốn kém chi phí mà đôi khi không chủ động đƣợc về số lƣợng mẫu vật, nhiều mẫu vật đã quá cũ hoặc không còn tồn tại trên thị trƣờng.
+ Ngoài ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát thị trƣờng thì Chi cục quản lý thị trƣờng đã chỉ đạo các đội QLTT tổ chức cho các cơ sở và hộ kinh doanh trên từng địa bàn ký cam kết không kinh doanh hàng giả.
3.3.3. Công tác đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ chống hàng giả
Công tác đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ chống hàng giả cho cán bộ, công chức, nhân viên Quản lý thị trƣờng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý về hàng giả. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi các hoạt động buôn bán, sản xuất hàng giả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ngày càng diễn biến phức tạp với các thủ đoạn ngày càng tinh vi đòi hỏi ngƣời công chức Quản lý thị trƣờng ngày càng phải đƣợc đào tạo một cách chính quy, bài bản và đƣợc trang bị những kiến thức về nghiệp vụ cần thiết để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho công chức, nhân viên, trong những năm qua Chi cục Quản lý thị trƣờng đã thƣờng xuyên tạo điều kiện và khuyến khích cán bộ công chức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn; đồng thời phối hợp với Cục Quản lý thị trƣờng, các Doanh nghiệp tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ về hàng giả cho cán bộ, công chức thông qua mốt số hình thức chủ yếu sau:
- Tổ chức hội nghị về hàng giả: Phối hợp với Phòng phòng chống hàng giả của Cục Quản lý thị trƣờng, các doanh nghiệp có sản phẩm bị làm giả trên thị trƣờng (Ví dụ: Công ty TNHH Unilever Việt Nam với các sản phẩm nhƣ bột giặt Omo, sữa tắm Dove, dầu gội đầu Clear, Công ty AJINOMOTO Việt Nam với sản phẩm Mỳ chính AJINOMOTO, công ty CP Rƣợu Hà Nội với sản phẩm rƣợu Vodka, công ty TNHH Mặt trời vàng với các sản phẩm bếp ga mang nhãn hiệu Goldsun,…) tổ chức Hội nghị tập huấn các quy định của pháp luật về hàng giả và cách nhận biết hàng giả cho công chức, nhân viên Quản lý thị trƣờng. Đây là hình thức do Chi cục chủ động trong khâu tổ chức nên tập trung đƣợc phần lớn công chức, nhân viên tham gia. Tuy nhiên, do hạn hẹp về nguồn kinh phí và sự phối hợp của các Doanh nghiệp còn hạn chế nên tổ chức không đƣợc thƣờng xuyên.
- Cử công chức, nhân viên tham gia các lớp bồi dƣỡng, Hội thảo về hàng giả do Cục Quản lý thị trƣờng tổ chức: Trong khuôn khổ hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Pháp về tăng cƣờng năng lực thƣơng mại, trong năm 2012 chi cục QLTT tỉnh đã cử đƣợc 04 cán bộ đi tham gia khóa đào tạo này.
- Cử công chức, nhân viên đi trao đổi, học tập kinh nghiệm kiểm tra, kiểm soát và xử lý về hàng giả tại các tỉnh có hoạt động thƣơng mại phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
triển, các tỉnh giáp biên giới nơi có hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả hoạt động mạnh nhƣ: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội,... Đây là hình thức đào tạo mà Chi cục không chủ động phải phụ thuộc vào đơn vị tổ chức nên thƣờng số lƣợng cử đi học tập có hạn (thƣờng là cử đại diện) và những kiến thức mới đƣợc tiếp nhận phục thuộc nhiều vào khả năng tiếp thu cá nhân của ngƣời đƣợc cử đi.
- Tự đào tạo thông qua hình thức kèm cặp: Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, những Kiểm soát viên có giàu kinh nghiệm và có nghiệp vụ tốt kèm cặp, hƣớng dẫn cho những Kiểm soát viên, nhân viên ít kinh nghiệm hoặc yếu nghiệp vụ nhất là ngƣời mới vào ngành. Đây là hình thức đào tạo dễ thực hiện nên đƣợc Chi cục áp dụng thƣờng xuyên, tuy nhiên việc đào tạo đôi khi mang tính kinh nghiệm, lối mòn truyền từ ngƣời này sang ngƣời khác mà thiếu sự cập nhật hoặc hạn chế tính chủ động, sáng tạo của ngƣời đƣợc đào tạo.
Ngoài ra hàng năm chi cục QLTT tỉnh Bắc Ninh đều tổ chức thi nghiệp vụ giữa các đội dƣới hình thức hái hoa dân chủ vào dịp kỷ niệm ngày truyền thống của lực lƣợng để giúp cho ngƣời công chức QLTT có thể nâng cao đƣợc trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng nhƣ bản lĩnh chính trị.
3.3.4. Công tác kiểm tra kiểm soát và xử lý vi phạm
Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý đối với các hành vi vi phạm về hàng giả của Chi cục Quản lý thị trƣờng đƣợc thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật với yêu cầu là quá trình kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, không gây ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh bình thƣờng của các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh. Cụ thể:
Nguồn tin báo hoặc qua điều tra trinh sát Đơn tố cáo của chủ thể quyền Tổ chức kiểm tra Hàng giả không phải SHTT Hàng giả về SHTT Trƣng cầu giám định Kết luận và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Sơ đồ 3.1. Quy trình kiểm tra, xử lý hàng giả của lực lượng Quản lý thị trường
1) Với các loại hàng giả thông thƣờng không phải hàng giả về sở hữu trí tuệ nhƣ: Giả về nhãn hàng hóa, giả chất lƣợng hàng hóa, tem nhãn bao bì giả thì lực lƣợng Quản lý thị trƣờng xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật hoặc kiểm tra đột xuất khi có tin báo của doanh nghiệp, quần chúng nhân dân; trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật trong hoạt động thƣơng mại.
2) Với loại hàng giả về sở hữu trí tuệ thì lực lƣợng Quản lý thị trƣờng thực hiện việc kiểm tra, xử lý vi phạm đƣợc thực hiện theo nguyên tắc và quy trình kiểm tra, xử lý vi phạm quy định tại Thông tƣ 12/2008/TT-BCT ngày 22/10/2008 hƣớng dẫn quy trình, thủ tục tiếp nhận, thụ lý giải quyết đơn yêu cầu xử lý các vụ việc vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ của cơ quan Quản lý thị trƣờng cụ thể nhƣ sau:
* Đối với trƣờng hợp xâm phạm quyền: Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chỉ bị xử lý trong các trƣờng hợp sau:
- Chủ thể quyền, hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của chủ thể quyền (sau đây gọi tắt là chủ thể quyền) yêu cầu xử lý theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ và khoản 4 Điều 21 của Nghị định 105/2006/NĐ-CP;
- Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại, hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho ngƣời tiêu dùng hoặc cho xã hội yêu cầu xử lý theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhóm hàng là lƣơng thực, thực phẩm, thuốc phòng bệnh và chữa bệnh, thức ăn dùng cho chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi.
* Đối với trƣờng hợp hàng hoá giả mạo: Hành vi kinh doanh hàng hoá giả mạo về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và hành vi sao chép lậu đối với các sản phẩm văn hóa - thông tin (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo) bị xử lý trong các trƣờng hợp:
- Đơn thƣ của chủ thể quyền tố cáo hành vi sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo, yêu cầu xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ;
- Đơn thƣ của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại, hoặc phát hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo gây thiệt hại cho ngƣời tiêu dùng, hoặc cho xã hội tố cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 198 và điểm c, d khoản 1 Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ;
- Cơ quan Quản lý thị trƣờng có thể chủ động kiểm tra, xử lý hành vi kinh doanh hàng hoá giả mạo sở hữu trí tuệ mà không nhất thiết phải có yêu cầu của chủ thể quyền hoặc cá nhân, tổ chức có quyền, lợi ích liên quan theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 106/2006/NĐ-CP nay là Điều 33 Nghị định 97/2010/NĐ-CP"
* Với trƣờng hợp vi phạm gây thiệt hại cho ngƣời tiêu dùng hoặc cho xã hội: Trƣờng hợp cơ quan Quản lý thị trƣờng phát hiện hành vi vi phạm gây thiệt hại cho ngƣời tiêu dùng hoặc cho xã hội quy định tại điểm a khoản 1 Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (hàng hóa vi phạm là lƣơng thực, thực phẩm, thuốc phòng bệnh và chữa bệnh, thức ăn dùng cho chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi gây hại cho sức khoẻ con ngƣời, vật nuôi và môi trƣờng), cơ quan Quản lý thị trƣờng xử lý hành vi vi phạm hành chính theo các quy định hiện hành liên quan. Đối với hành vi xâm phạm quyền, cơ quan Quản lý thị trƣờng kiểm tra, xử lý vi phạm mà không cần thông báo trƣớc cho chủ thể quyền. Trƣờng hợp cần thu thập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thông tin, chứng cứ vi phạm, cơ quan Quản lý thị trƣờng có thể yêu cầu chủ thể quyền hoặc các cơ quan liên quan cung cấp.
* Đối với các trƣờng hợp vi phạm xâm phạm quyền và giả mạo sở hữu trí tuệ đã đƣợc xử lý:
- Đối với trƣờng hợp vi phạm đã đƣợc xử lý:
Vi phạm đã đƣợc xử lý là một hành vi xâm phạm quyền hoặc giả mạo sở hữu trí tuệ cụ thể đối với một loại hàng hóa nào đó đã đƣợc cơ quan Quản lý thị trƣờng xử lý lần đầu; phán quyết của tòa án; và vi phạm đã đƣợc xử lý bởi cơ quan thực thi khác.
+ Đối với các trƣờng hợp vi phạm xâm phạm quyền đã đƣợc xử lý, cơ quan Quản lý thị trƣờng các cấp nếu phát hiện vẫn vi phạm trên thị trƣờng thì có quyền kiểm tra và áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính theo