CHIA MẢNH VAØ ĐÁNH SỐ BẢN ĐỒ

Một phần của tài liệu TRẮC ĐỊA ĐẠI CƯƠNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA (Trang 26 - 28)

Bản đồ địa hình được biểu diễn ở nhiều loại tỉ lệ khác nhau. Để tiện cho việc quản lý và sử dụng người ta chia chúng thành nhiều tờ hoặc mảnh rồi đánh số và đặt số hiệu.

Tùy theo phép chiếu Gauss hay UTM được sử dụng mà bản đồ địa hình được chia mảnh và đánh số theo cách riêng, trong đĩ cĩ phần giống và khác nhau.

Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 tuy sử dụng phép chiếu UTM nhưng cĩ cách chia mảnh và đánh số rất giống với cách chia trong hệ tọa độ nhà nước Hà Nội-72 sử dụng phép chiếu Gauss, cụ thể như sau:

Chọn mảnh bản đồ quốc tế tỉ lệ 1:1000000 làm bản đồ cơ bản, từ đĩ chia mảnh và đánh số như sơ đồ H.2.2

Mảnh bản đồ tỉ lệ 1:1000000 hình thành theo phép chiếu hình nĩn đồng gĩc, cĩ dạng hình thang, kích thước 4o×6o được giới hạn bằng các kinh tuyến và vĩ tuyến.

Hình 2.2

Nguyên tắc hình thành như sau: chia Ellipsoid trái đất theo kinh tuyến thành 60 múi, mỗi múi rộng 6o, lần lượt đánh số từ tây sang đơng, từ 1 đến 60. Múi số 1 nằm giữa kinh tuyến 180oĐ và kinh tuyến 174oT, múi số 2 nằm giữa kinh tuyến 174oT và kinh tuyến 168oT … Phép chiếu Gauss cũng chia Ellipsoid trái đất thành 60 múi chiếu, nhưng múi số 1 nằm giữa kinh tuyến gốc và kinh tuyến 6oĐ, múi số 2 nằm giữa kinh tuyến 6oĐ và kinh tuyến 12oĐø nên “múi” này chênh với múi chiếu Gauss ±30 số (H.2.3). Ví dụ, Hà Nội ở “múi” 48 thì nằm trên múi chiếu 18, ngược lại một điểm nào đĩ ở “múi” số 3 thì nằm trên múi chiếu 33.

Theo vĩ tuyến chia thành các đai 4o, ký hiệu bằng các chữ cái la tinh A, B, C … (bỏ qua chữ cái O và I để tránh nhầm lẫn với số 0 và số 1) bắt đầu từ xích đạo hướng về hai cực.

Các đai nằm ở bắc bán cầu thêm chữ N, các đai nằm ở nam bán cầu thêm chữ S.

Phiên hiệu mảnh bản đồ tỉ lệ 1:1000000

được ghép từ ký hiệu đai và múi, phía trước cĩ

thêm chữ N hoặc S, ví dụ NF-48, SF-48, NE-

48, SE-48. Lãnh thổ Việt Nam chỉ nằm trên bắc

bán cầu nên để đơn giản người ta khơng ghi

thêm chữ N. Theo sơ đồ H.2.2 thì: 28

- Chia mảnh 1:1000000 F-48 thành bốn mảnh 1:500000 cĩ kích thước 2o×3o và các ký hiệu là A, B, C, D từ trái sang phải, từ trên xuống dưới tương ứng với các phiên hiệu F-48- A , F-48-B , F-48-C , F-48-D

- Chia mảnh 1:500000 F-48-D thành bốn mảnh 1:250000 cĩ kích thước 1o× 1 5°, và các ký hiệu là 1, 2, 3, 4 từ trái sang phải, từ trên xuống dưới tương ứng với các phiên hiệu F-48- D-1, F-48-D-2, F-48-D-3, F-48-D-4.

- Chia mảnh 1:1000000 F-48 thành 96 mảnh 1:100000 cĩ kích thước 30’×30’ và các ký hiệu 1, 2, 3… 94, 95, 96 từ trái sang phải 12 cột, từ trên xuống dưới 8 hàng tương ứng với các phiên hiệu F-48-1 , F-48-2, …, F-48-95, F-48-96.

- Các mảnh bản đồ tỉ lệ khác cũng cĩ cách chia và tạo các phiên hiệu tương tự (xem H.2.2).

Hình 2.5

Trong đĩ cần lưu ý: khi chia tờ bản đồ 1:5000 F-48-96 (256) thành 9 mảnh 1:2000 với các ký hiệu bằng chữ Latinh a, b, c, d, e, f, g, h, k bỏ qua i để tránh nhầm lẫn với số 1.

Đối với vùng cĩ diện tích < 20 km2 ta cĩ thể chia mảnh bản đồ theo tọa độ ơ vuơng với kích thước của khung là 40×40 cm cho bản đồ 1:5000 và 50×50 cm cho bản đồ 1:2000 đến 500. Lấy bản đồ 1:5000 làm gốc, sơ đồ chia như sau:

Một phần của tài liệu TRẮC ĐỊA ĐẠI CƯƠNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA (Trang 26 - 28)