XÁC ĐỊNH KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI ĐIỂM TRÊN BẢN ĐỒ

Một phần của tài liệu TRẮC ĐỊA ĐẠI CƯƠNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA (Trang 146 - 147)

1. Xác định chiều dài một đoạn thẳng trên bản đồ

Chiều dài đoạn thẳng trên bản đồ là chiều dài nằm ngang. Cĩ thể dùng một trong ba phương pháp sau đây để xác định chiều dài một đoạn thẳng trên bản đồ:

a- Dùng thước cĩ khắc vạch milimét: đo khoảng cách giữa hai điểm trên bản đồ, đọc số đến 0,1 mm, nhân với mẫu số tỉ lệ trên bản đồ M, được khoảng cách nằm ngang giữa hai điểm đĩ trên mặt đất. Phương pháp này cĩ độ chính xác thấp vì vạch khắc trên thước cĩ sai số tương đối lớn.

b- Dùng thước tỉ lệ và compa đo: mở compa đo để hai đầu nhọn trùng với hai điểm cần

đo khoảng cách. Giữ nguyên khẩu độ, đặt một đầu nhọn compa trùng với vạch “0” của thước tỉ lệ, đọc khoảng cách trên mặt đất theo đầu nhọn kia. Phương pháp này cĩ độ chính xác khá tốt. Sai số trung phương xác định khoảng cách ms = ±0,8mm trên bản đồ.

c- Tính khoảng cách dựa vào tọa độ: để tính khoảng cách giữa hai điểm A, B trên bản đồ, ta xác định tọa độ của chúng theo lưới tọa độ, sau đĩ tính theo cơng thức trong bài tốn ngược:

( )2 ( )2

AB B A B A

S = x −x + y −y (12.1)

Theo tài liệu [5] độ chính xác xác định chiều dài dựa vào tọa độ:

ms = ± 0,16 mm trên bản đồ (kém hơn hai lần so với phương pháp thứ hai). Nếu dùng phương pháp này xác định khoảng cách giữa hai điểm trên bản đồ số thì độ chính xác cao hơn nhiều.

2. Xác định chiều dài một đoạn cong trên bản đồ

Trong thực tế, nhiều khi cần xác định chiều dài một con đường, một đoạn sơng, chu vi một khu đất trên bản đồ cĩ dạng cong bất kỳ. Cĩ thể đo chiều dài đoạn cong trên bản đồ bằng một trong hai cách sau đây:

a- Chia thành nhiều đoạn nhỏ

Nếu đường cong cĩ dạng đơn giản, ta xác định gần đúng chiều dài đoạn cong trên bản đồ bằng cách chia nĩ thành nhiều đoạn nhỏ và coi là những đoạn thẳng. Dùng compa đo và thước tỉ lệ đo các đọan thẳng này rồi cộng lại. Cĩ thể dùng khẩu độ compa tương đối ngắn (đã xác định chiều dài theo tỉ lệ) đặt liên tục trên đoạn cong rồi đem chiều dài của một khẩu độ nhân với số khẩu độ, khẩu độ lẻ cuối cùng đo riêng.

b- Dùng dụng cụ đo đường cong

Nếu đường cong cĩ dạng phức tạp, ta dùng “dụng cụ đo đường cong” (H.12.3). Dụng cụ này gồm cĩ bánh xe đo (1). Khi đẩy bánh xe theo đường cong cần đo, chuyển động của bánh xe sẽ truyền qua hệ thống bánh răng bên trong hộp kim loại đọc số (2) làm quay kim đo (3). Trên mặt hộp cĩ vẽ các vịng trịn đồng tâm chia nhiều phân khoảng nhỏ. Mỗi vịng ứng với một tỉ lệ bản đồ. Vịng trong cùng sử dụng khi đo đường cong trên bản đồ tỉ lệ 1:25000, vịng giữa - 1:50000, vịng ngồi - 1:100000.

Để đo chiều dài đoạn cong giữa hai điểm A và B, ta để số đọc bằng “0”, đặt bánh xe đo tiếp xúc với điểm A, giữ tay cầm (4) thẳng đứng, đẩy bánh xe lăn theo đường cần đo đến điểm B. Số đọc theo kim đo tại điểm B nhân với giá trị khoảng chia chính là chiều dài đoạn cong cần đo.

Để xác định giá trị khoảng chia của mỗi vịng trịn đọc số, ta đem dụng cụ đo nhiều lần một đoạn thẳng đã biết độ dài, tính số khoảng chia trung bình. Đem chiều dài chia cho số khoảng chia được giá trị của một khoảng chia.

Một phần của tài liệu TRẮC ĐỊA ĐẠI CƯƠNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA (Trang 146 - 147)