KHÁI NIỆM CHUNG

Một phần của tài liệu TRẮC ĐỊA ĐẠI CƯƠNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA (Trang 111 - 112)

1. Định nghĩa

Dạng lưới khống chế tọa độ đo vẽ phổ biến nhất từ trước đến nay là đường chuyền kinh vĩ. Giống như đường chuyền bậc I và bậc II, đường chuyền kinh vĩ là đường gẫy khúc hở hoặc khép kín nối các điểm đã chọn được đánh dấu trên mặt đất, cĩ đo tất cả các gĩc và tất cả các cạnh. Độ chính xác đo gĩc đường chuyền kinh vĩ là ±20” [18] và độ chính xác đo cạnh là 1:2000.

Từ các gĩc và các cạnh đo được, dựa vào tọa độ của một điểm gốc và gĩc định hướng của cạnh xuất phát, ta tính được tọa độ các điểm cịn lại của đường chuyền.

2. Hình dạng lưới

Đường chuyền kinh vĩ cĩ thể bố trí dưới dạng đường đơn hoặc lưới đường chuyền cĩ một hay nhiều điểm nút. Đường đơn cĩ ba dạng: đường chuyền treo (H.9.1d), đường chuyền phù hợp (H.9.1c) và đường chuyền khép kín (H.9.1a).

Hình 9.1b là lưới đường chuyền cĩ bốn điểm nút 2 , 4, 6, 8. Các điểm A, B, C, D trong các hình b, c, d là các điểm cấp cao (từ đường chuyền bậc II trở lên) đã biết tọa độ. αAB là gĩc định hướng của cạnh xuất phát, αCD là gĩc định hướng của cạnh khép về. S1, S2, … Sn và

β1, β2, …, βn là các cạnh và các gĩc đo trong lưới. βB, βC, βB’, βB” là các gĩc nối. Đường chuyền

phù hợp và đường chuyền khép kín chính xác hơn đường chuyền treo vì nĩ xuất phát và khép về điểm đã biết tọa độ và cạnh đã biết gĩc định hướng. Đường chuyền treo (H.9.1d), đường chuyền phù hợp (H.9.1c) và lưới đường chuyền (H.9.1d) được gắn vào và tính theo tọa độ của các điểm cấp trên A, B, C, D nên được gọi là lưới phụ thuộc. Đường chuyền khép kín (H.9.1c) xuất phát từ điểm B, cĩ tọa độ giả định XA, YB và gĩc định hướng αB–1 của cạnh B-1 được đo bằng la bàn gọi là lưới độc lập.

Hình 9.1

Một phần của tài liệu TRẮC ĐỊA ĐẠI CƯƠNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA (Trang 111 - 112)