THIẾT KẾ ĐƯỜNG CHUYỀN KINH VĨ

Một phần của tài liệu TRẮC ĐỊA ĐẠI CƯƠNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA (Trang 112 - 114)

Thiết kế đường chuyền kinh vĩ tiến hành theo hai bước: thiết kế trên bản đồ và khảo sát chọn điểm chơn mốc ngồi thực địa.

Căn cứ vào tỉ lệ đo vẽ yêu cầu, căn cứ vào số lượng và vị trí của các điểm khống chế cấp cao cĩ trên khu đo để thiết kế lưới đường chuyền kinh vĩ. Khi thiết kế cần lưu ý để cho các điểm của đường chuyền kinh vĩ phân bố đều trên khu đo, đồng thời nằm ở vị trí thuận lợi cho việc đặt máy đo được nhiều nhất địa vật, địa hình và phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật đề ra trong qui phạm hiện hành.

Nên sử dụng bản đồ tỉ lệ lớn nhất cĩ trên khu đo để thiết kế lưới. Trường hợp khơng cĩ bản đồ, cĩ thể thiết kế lưới trên bản vẽ sơ họa hoặc thiết kế trực tiếp ngồi thực địa.

Nếu trên khu đo khơng cĩ các điểm khống chế cấp cao thì thiết kế lưới đường chuyền kinh vĩ độc lập, lấy điểm ở gốc tây nam làm điểm gốc giả định tọa độ và đo gĩc định hướng của cạnh đầu tiên bằng la bàn gắn trên máy kinh vĩ.

Các yêu cầu kỹ thuật của đường chuyền kinh vĩ qui định trong qui phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỉ lệ lớn [18] như sau:

1- Đường chuyền kinh vĩ chỉ bố trí một cấp dưới dạng đường đơn hoặc hệ thống cĩ một hay nhiều điểm nút. Trường hợp khĩ khăn cĩ thể bố trí đường chuyền treo với độ dài nhỏ hơn 1/3 độ dài đường chuyền đơn và số gĩc khơng quá bốn.

2- Chiều dài đường chuyền đơn tùy theo tỉ lệ đo vẽ, vùng bằng hay vùng núi được thể hiện trong bảng 9.1. Chiều dài từ điểm gốc đến điểm nút và giữa hai điểm nút khơng quá 2/3 chiều dài đường chuyền đơn qui định trong bảng.

Bảng 9.1

Khu vực Chiều dài đường chuyền L cho các tỉ lệ đo vẽ (m)

1:500 1:1000 1:2000 1:5000

Đồng bằng 400 800 1600 4000

Vùng núi 1200 2400 6000

3- Cạnh của đường chuyền cố gắng bố trí bằng nhau, cạnh dài nhất khơng quá 400 m, cạnh ngắn nhất khơng quá 20 m, số điểm trong đường chuyền khơng quá 30.

4- Sai số trung phương đo gĩc là ±20”.

5- Sai số khép gĩc trong đường chuyền hoặc trong các vịng khép khơng quá: fβ= ±40 n" (9.1) trong đĩ: n - là số gĩc trong đường chuyền kể cả gĩc nối.

6- Sai số khép tương đối giới hạn trong đường chuyền khơng vượt quá 1:2000. Nếu tổng chiều dài đường chuyền kinh vĩ dưới 250 m, khi đo vẽ tỉ lệ 1:5000, 1:2000 thì sai số khép tuyệt đối khơng quá 0,25 m. Nếu chiều dài tuyến dưới 150 m, khi đo vẽ tỉ lệ 1:1000 và 1:500 thì sai số khép tuyệt đối khơng quá 0,15 m và 0,10 m.

2. Khảo sát chọn điểm và chọn mốc

Để chính xác hĩa vị trí các điểm đường

chuyền đã thiết kế trên bản đồ, đặt chúng đúng ở

nơi ổn định, đảm bảo thơng hướng giữa các điểm,

thuận tiện cho cơng tác đo gĩc và đo cạnh, ta

phải tiến hành khảo sát chọn điểm ở ngồi thực

địa. Các điểm đã chọn được đánh dấu bằng đinh thép, cọc gỗ hoặc trụ bê tơng cĩ lõi thép được gọi là mốc đường chuyền kinh vĩ. Tâm mốc trên cọc gỗ là đầu đinh nhỏ, tâm mốc trên lõi thép trụ bê tơng là vạch khắc chữ thập. Để dễ tìm ta phải sơn mốc màu đỏ và vẽ sơ họa vị trí điểm mốc tương ứng với ít nhất ba địa vật xung quanh với các số liệu độ dài cụ thể được đo bằng thước thép hoặc thước dây vải (H.9.2).

Nếu đường chuyền kinh vĩ đĩng vai trị lưới khống chế tọa độ độc lập phục vụ cho cả cơng tác đo vẽ trước mắt và cho cơng tác bố trí cơng trình sau này thì ít nhất phải cĩ 1/5 số điểm đường chuyền được gia cố bằng mốc bê tơng chắc chắn nằm ở vị trí ổn định lâu dài.

Một phần của tài liệu TRẮC ĐỊA ĐẠI CƯƠNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA (Trang 112 - 114)