chức hành chính công
1.3.4.1. Theo đặc thù và tính chất công việc:
- Công chức lãnh đạo là những công chức giữ cương vị chỉ huy trong điều hành công việc. Tuỳ theo tính chất công việc ở các vị trí khác nhau mà phân ra công chức lãnh đạo ở cá cấp độ cao thấp khác nhau. Công chức lãnh đạo được giao những thẩm quyền, trách nhiệm nhất định gắn với chức vụ; được quyền ra các quyết định quản lý, tổ chức và điều hành những người dưới quyền thực hiện công việc.
- Công chức chuyên gia là những người có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao có khả năng nghiên cứu đề xuất những phương hướng, quan điểm và thực thi công việc chuyên môn phức tạp. Họ là những người tư vấn cho lãnh đạo, đồng thời cũng là những nhà chuyên môn tác nghiệp những công việc đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn nhất định. Loại công chức này phải được đào tạo theo những ngạch, bậc chuyên môn nhất định.
- Công chức thi hành công vụ nhân danh quyền lực nhà nước: là những nười thừa hành công việc, thực thi công vụ chứ không có thảm quyền ra quyết định như các công chức lãnh đạo. Họ được trao những thẩm quyền nhất định trong phạm vi công tác của mình khi làm phận sự, ví dụ: các công chức làm nhiệm vụ cảnh sát thuế vụ, hải quan, thanh tra… khi thực hiên công vụ, học có quyền bắt buộc người khác phải thực hiện pháp luật.
- Các nhân viên hành chính là những người thừa hành nhiệm vụ do công chức lãnh đạo giao phó. Họ là những người làm công tác phục vụ trong bộ máy nhà nước. Bản thân họ có những trình độ chuyên môn kí thuật ở mức thấp nên phải tuân thủ sự hướng dẫn của cấp trên.
1.3.4. 2. Theo ngạch, bậc:
Ngạch công chức là khái niệm chỉ trình độ, năng lực, khả năng chuyên môn và ngành nghề của công chức. Mỗi ngạch thể hiện một cấp độ về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và có tiêu chuẩn riêng. Bất cứ một người công chức nào, sau khi được chính thức tuyển dụng, đều được xếp vào một ngạch nhất định. Căn cứ vào quá trình đào tạo và khả năng chuyên môn nghiệp vụ để phân loại công chức theo các ngạch hoặc nâng lên ngạch cao hơn thì phải được đánh giá về chuyên môn theo tiêu chuẩn của ngạch đó và phải trải qua kì thi nâng ngạch. Căn cứ để xếp ngạch với công chức chủ yếu là do năng lực chuyên môn thể hiện qua các văn bằng phản ánh quá trình đào tạo. Ví dụ, những người không được đào tạo chính quy, được tuyển vào để làm các công việc giản đơn thì xếp vàp ngạch nhân viên hành chính; những người được đào taọ ở bậc trung học thì xếp vào ngạch cán sự; ngạch chuyên môn đòi hỏi công chức phải qua đào tạo ở trình độ đại học… Thật ra, tên gọi các ngạch chỉ là một qui ước. Vấn đề quan trọng là định rõ tiêu chuẩn cho từng ngạch để có căn cứ thoả đáng xếp công chức vào các ngạch nhất định. Mỗi ngạch được quy định rõ chức trách cụ thể, những đòi hỏi về hiểu biết nhiệm vụ và yêu cầu về trình độ kiến thức chung, kiến thức chuyên ngành và ngoại ngữ. Mỗi ngạch được chia thành nhiều cấp bậc. Bậc là các thứ hạng trong ngạch, chỉ thang giá trị trong mỗi ngạch công chức, ứng với mỗi bậc có một hệ số lương. Nếu việc chuyển ngạch đòi hỏi phải được đào tạo bồi dưỡng và phải qua thi nâng ngạch, thì việc nâng bậc trong phạm vi ngạch chỉ phụ thuộc vào thâm niên công tác, chất lượng công tác và kỉ luật của công chức. Nếu công chức hoàn thành nhiệm vụ được giao, không vi phạm quy chế công chức thì cứ đến thời gian ấn định họ sẽ được nâng lên bậc kế tiếp. Tuy nhiên, nếu có cống hiến xuất sắc thì cũng có thể được xét nâng bậc trước thời hạn hoặc vượt bậc. Công chức có thể không được chuyển ngạch, nhưng theo thâm niên họ lien tục được nâng
bậc. Bởi vậy, số bậc của một ngạch phải tính đến yếu tố bảo đảm cho một công chức nếu suốt đời chỉ thuộc một ngạch nào đó vẫn luôn được nâng bậc khi đến niên hạn, cho đến khi về hưu. Thông thường, người ta sắp xếp công chức ngạch thấp có nhiều bậc, vì người gia nhập ngạch thấp thường ít tuổi, nếu họ không có điều kiện dể chuyển ngạch mà suốt đời công tác trong ngạch đó thì thời gian sẽ rất dài, nên cần có nhiều bậc để học có thể lên lương, không dẫn đến tình trạng đội khung, vượt khung của ngạch và không kích thích công chức phấn đấu. Nhưng ngược lại, công chức khi gia nhập ngạch cao thì tuổi đã già, thời gian công tác còn lại ngắn nên chỉ cần số bậc ít hơn. Các tiêu chuẩn ngạch, bậc công chức hành chính đã được ban hành từ năm 1993 đến nay có nhiều điểm khong còn phù hợp, do đó đang được chính phủ khẩn trương nghiên cứu, sủa đổi hệ thống ngạch bậc cho phù hợp với chiến lược cán bộ thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
1.3.4.3. Các tiêu chí cấu thành năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan hành chính nhà nước
Để đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan HCNN, chúng ta phải xác định được các tiêu chí cấu thành năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan HCNN, bao gồm những tiêu chí chủ yếu: kiến thức, trình độ; kỹ năng; tinh thần, thái độ; sức khỏe và kết quả công tác của công chức các cơ quan HCNN, cụ thể:
Tiêu chí trình độ, kiến thức
Kiến thức là những hiểu biết chung hoặc chuyên ngành của một cá nhân cần thiết để đảm nhiệm một vị trí lao động nào đó. Kiến thức được phân tích ở luận văn này là kiến thức kiến thức nghề nghiệp của công chức các cơ quan HCNN. Kiến thức là quá trình tích luỹ từ học tập, đào tạo, kinh nghiệm thực tiễn công việc và sự quan sát, học hỏi, trao dồi của cá nhân công chức các cơ quan HCNN. Để đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính, thực thi tốt
công vụ, công chức hành chính cần phải có kiến thức cơ bản về quản lý hành chính, về pháp luật từ đó có ý thức tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật khi thi hành công vụ, có sự chủ động, linh hoạt xử lý các vấn đề trên cơ sở pháp luật. Để xác định khung kiến thức cần thiết cho hoạt động công vụ của công chức các cơ quan HCNN phải căn cứ nhiều yếu tố: nhiệm vụ của của công chức, yêu cầu công việc mà công chức đang đảm nhiệm. Mỗi ngạch cần có kiến thức phù hợp và được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên.
Trình độ là mức độ về sự hiểu biết, về kỹ năng được xác định hoặc đánh giá theo tiêu chuẩn nhất định nào đó. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức được hiểu là toàn bộ những kiến thức về một lĩnh vực cụ thể mà một công chức nắm vững được.
Bên cạnh đó, để thực thi tốt hoạt động công vụ, đòi hỏi công chức các cơ quan HCNN cần phải hiểu biết, nắm vững một số kiến thức chủ yếu sau đây:
- Kiến thức, hiểu biết về pháp luật: Công chức các cơ quan HCNN phải nắm bắt kịp thời, hiểu đúng nội dung, quy định của pháp luật nói chung và quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực công tác. Đây là cơ sở để công chức các cơ quan HCNN thực thi tốt hoạt động công vụ, áp dụng đúng pháp luật. Ngoài ra, việc nắm chắc kiến thức pháp luật còn giúp công chức các cơ quan HCNN tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
- Kiến thức, hiểu biết về chủ trương, đường lối của Đảng, các quy định, chính sách của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực công tác: Công chức các cơ quan HCNN cần phải có kiến thức, hiểu biết, nắm vững về các chủ trương, đường lối của Đảng; các quy định, chính sách của Nhà nước, của cấp trên liên quan đến lĩnh vực công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trên các lĩnh vực được phân công.
- Kiến thức, hiểu biết về chức năng, nhiệm vụ và các mục tiêu, chương trình, kế hoạch của cơ quan công tác: Đây là nội dung quan trọng, mỗi công chức HCNN phải nắm vững, hiểu biết về chức năng, nhiệm vụ và các mục tiêu, chương trình, kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn của cơ quan công tác từ đó phát huy tốt vai trò của mình đóng góp cùng tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Kiến thức nghiệp vụ liên quan đến công việc được giao: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chỉ là điều kiện cần của mỗi công chức HCNN, tuy nhiên để thực thi tốt hoạt động công vụ đòi hỏi công chức HCNN cần phải nắm vững, am hiểu, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ ở mảng công việc mà mình được giao. Giỏi chuyên môn, nghiệp vụ là tiêu chí ưu tiên hàng đầu của mỗi công chức HCNN ở nước ta hiện nay.
Ngoài ra, trong hoạt động thực thi công vụ thì đòi hỏi công chức các cơ quan HCNN còn phải có nền tảng kiến thức, hiểu biết về kinh tế, văn hóa, xã hội…
Tiêu chí kỹ năng của công chức
Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế. Trong hoạt động thực thi công vụ của công chức các cơ quan HCNN thì kỹ năng nghề nghiệp quyết định sự thành công nghề nghiệp hay mức độ hiệu quả công việc. Những kỹ năng của công chức HCNN được chia thành 3 nhóm (kỹ năng tổng hợp, tư duy (năng lực tư duy); kỹ năng quan hệ, giao tiếp, ứng xử (năng lực quan hệ, giao tiếp, ứng xử); kỹ năng chuyên môn kỹ thuật (năng lực chuyên môn)
Nhóm 1: Kỹ năng tổng hợp, tư duy chiến lược - kỹ năng này nói lên khả năng tư duy, khả năng dự báo lập kế hoạch, khả năng tham mưu, tổng hợp để thực hiện tốt công việc, nhiệm vụ cụ thể.
Nhóm 2: Các kỹ năng quan hệ, giao tiếp, ứng xử - liên quan đến khả năng trong giao tiếp, ứng xử, trong phối hợp, chia sẻ và động viên, thu hút người khác với tư cách cá nhân hoặc nhóm để thực hiện tốt công việc
Nhóm 3: Kỹ năng chuyên môn kỹ thuật - liên quan đến khả năng nắm vững các phương pháp, sử dụng các phương tiện, công cụ cũng như kiến thức về một lĩnh vực cụ thể nào đó.
Từ những cơ sở trên, tác giả có thể khái quát: Kỹ năng nghề nghiệp của công chức HCNN là những kỹ năng công chức HCNN cần có, phải được trang bị, nắm vững, thành thạo để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao gồm 10 kỹ năng chủ yếu sau đây:
- Kỹ năng ra quyết định: tiêu chí đánh giá là các quyết định của công chức HCNN, đảm bảo các yêu cầu về nội dung, tính khả khi, cách thức thực hiện, hiệu quả mang lại. Để có những quyết định, quyết sách đúng đắn đòi hỏi công chức các cơ quan HCNN, đặc biệt là công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý và công chức chuyên môn, nghiệp vụ cần có tính quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có khả năng hoạch định các chính sách, các chương trình, kế hoạch hành động và khả năng tổ chức thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
- Kỹ năng thuyết trình (kỹ năng diễn đạt vấn đề): Thuyết trình là một kỹ năng quan trọng của người công chức các cơ quan HCNN, thuyết trình giúp người công chức tuyên truyền tốt các chủ trương, đường lối, pháp luật của Đảng và nhà nước, đến các đối tượng, tổ chức và nhân dân. Kỹ năng thuyết trình giúp người công chức diễn đạt tốt những nội dung, vấn đề, thông điệp muốn chuyển tải, tiêu chí đánh giá là số lượng người nghe, số lượng người hiểu được nội dung vấn đề mà người nói muốn hướng đến.
- Kỹ năng lãnh đạo, quản lý: Công chức các cơ quan HCNN phải có kỹ năng lãnh đạo, quản lý tốt, khoa học để chỉ đạo, điều hành thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và các mục tiêu của cơ quan, đơn vị một cách hiệu quả nhất.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Kỹ năng giải quyết vấn đề đòi hỏi công chức phải có tư duy nhạy bén, sáng tạo, có phương pháp làm việc dân chủ khoa học để giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Kỹ năng tổ chức, điều hành hội họp: Hội họp là hình thức hoạt động của cơ quan HCNN nhằm quyết định một vấn đề thuộc thẩm quyền hoặc thảo luận ý kiến để tư vấn, kiến nghị. Công chức các cơ quan HCNN phải có kỹ năng hội họp để tổ chức, điều hành tốt các cuộc họp , đạt được mục tiêu, hiệu quả cuộc họp. Tránh hội họp không cần thiết, họp nhiều lần gây lãng phí.
- Kỹ năng soạn thảo văn bản: Trong hoạt động QLNN thì công tác văn bản đóng vai trò rất quan trọng, vì vậy, đòi hỏi công chức các cơ quan HCNN cần phải nắm vững và sử dụng thành thạo các kỹ thuật soạn thảo, ban hành văn bản quản lý HCNN, soạn thảo, ban hành văn bản đảm bảo yêu cầu cả về nội dung và thể thức văn bản.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Công chức các cơ quan HCNN phải có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phối hợp trong công tác để phát huy tốt vai trò của tập thể trong giải quyết công việc nhằm đạt hiệu quả công việc tốt hơn.
- Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp hành chính là hoạt động xác lập mối quan hệ và tiếp xúc giữa con người với nhau trong phạm vi hành chính, nhằm thoả mãn những nhu cầu nhất định của quản lý hành chính. Công chức các cơ quan HCNN cần phải thành thạo các kỹ năng giao tiếp hành chính như các kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết.
- Kỹ năng tin học: Trong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào hoạt động QLNN ngày càng phổ biến. Việc thực hiện “Chính phủ điện tử” đang được triển khai thực hiện mạnh mẽ. Điều đó, đòi hỏi công chức các cơ quan HCNN phải có kiến thức, kỹ năng tin học cần thiết để theo kịp với yêu cầu mới. Vì vậy, kỹ năng tin học của công chức hiện nay không chỉ đơn thuần là viêc sử dụng các ứng dụng tin học Văn phòng (Office) mà còn đòi hỏi kỹ năng cao hơn về tin học như: sử dụng các phần mềm máy tính; quản lý, sử dụng tốt các thiết bị công nghệ thông tin, bảo vệ thông tin cá nhân trên môi trường mạng Internet…
- Kỹ năng ngoại ngữ: Không phải bất kỳ một vị trí công tác nào trong cơ quan HCNN cũng đều bắt buộc phải thành thạo ngoại ngữ. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay ngoại ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiếp thu tri thức nhân loại. Công chức có tình độ, kỹ năng ngoại ngữ giỏi sẽ có nhiều thuận lợi để trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, tiếp cận nhiều thành tựu khoa học tiên tiến.
Tiêu chí tinh thần, thái độ
Thái độ trong hoạt động thực thi công vụ được hiểu đó là cách suy nghĩ (nhận thức), cách ứng xử (ý thức) trong hoạt động công vụ. Là cách nhìn nhận về công việc, về nhiệm vụ, về đồng nghiệp và về cộng đồng. Thái độ chi phối cách ứng xử, hành vi và tinh thần trách nhiệm của công chức. Thái độ trong hoạt động công vụ ảnh hưởng đến tinh thần làm việc, trách nhiệm trọng công việc, ý thức làm việc nhóm, tinh thần phối hợp trong công tác và xu hướng tiếp thu kiến thức trong quá trình làm việc. Thái độ trong hoạt động công vụ của công chức HCNN thúc đẩy công chức nỗ lực làm việc theo những mức độ khác nhau, bằng những hành vi khác nhau. Mỗi công chức HCNN khi giải quyết công việc đều có thể có thái độ tốt hoặc không tốt, tích cực hoặc không