Giải pháp về chính sách tạo động lực cho công chức

Một phần của tài liệu chất lượng nguồn nhân lực tại uỷ ban nhân dân huyện hòa vang - tp đà nẵng (Trang 111 - 126)

3.2.6.1. Cải thiện tiền lương và các chế độ đãi ngộ đối với công chức

Tiền lương phải xứng với công việc công chức đảm nhận, với cống hiến của cán bộ, công chức, viên chức, đồng thời bảo đảm tái sản xuất mở rộng sức lao động, là khoản đầu tư cho nhân tố con người, là động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động, hiệu quả công tác và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung. Thực tế hiện nay tuy đã có một số điểm mới trong việc

thay đổi hệ số lương theo hướng tăng lên, rút gọn số bảng lương, ngạch, bậc lương… ; nhưng hệ thống lương mới vẫn chưa khắc phục được về cơ bản những hạn chế, bất cập. Để hoàn thiện chế độ tiền lương của công chức cần phải thực hiện số công việc sau:

Một là, cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng thang, bảng lương hợp lý, mở rộng khoảng cách giữa các bậc lương. Thay đổi hình thức và tiêu chuẩn nâng bậc lương, chuyển ngạch, kết hợp hài hoà giữa tăng lương theo thâm niên với hình thức thưởng, trợ cấp theo kết quả thực thi công vụ hoặc theo sự tăng trưởng của kinh tế.

Hai là, Cần tiền tệ hóa tiền lương của công chức, hạn chế việc trợ cấp thông qua hiện vật như: chế độ sử dụng xe riêng, trợ cấp nhà ở, tiền điện thoại,... tiến tới thực hiện công chức được trả lương trọn gói.

Ba là, thay thế dần trả lương chủ yếu dựa theo thâm niên công tác như hiện nay bằng trả lương theo công việc mà công chức đảm nhận. Muốn thực hiện được giải pháp này cần phải thực hiện tốt phân tích công việc và tiến hành xếp hạng công việc - cơ sở quan trọng của tổ chức tiền lương (nội dung này đang được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp liên doanh).

Ngoài ra, để đảm bảo cho công chức yên tâm công tác, ngày càng gắn bó, tâm huyết với nghề nghiệp cần nghiên cứu xây dựng và thực hiện chế độ đãi ngộ thoả đáng đối với công chức. Chế độ đãi ngộ đối với công chức bao gồm: bảo hiểm y tế và một số chế độ phụ cấp khác, các chế độ đối với công chức cần được xây dựng và ban hành chính thức bằng các văn bản pháp luật của nhà nước.

3.2.6.2. Xây dựng môi trường làm việc năng động, hiệu quả

Môi trường làm việc có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực công chức và hiệu quả hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện. Do đó,

trong thời gian đến cần phải: xây dựng văn hoá công sở, về lề lối, thủ tục, quy trình, quy tắc làm việc minh bạch; Phong cách lãnh đạo, quản lý chuyên nghiệp; tạo môi trường làm việc sáng tạo, lành mạnh có hiệu quả: cơ chế làm việc thông thoáng, nơi làm việc thực sự là ngôi nhà thứ hai của cán bộ, công chức, viên chức.

KẾT LUẬN

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đóng góp một vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công vụ, nâng cao hiệu quả công tác; giúp Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện kịp thời ra quyết định để ban hành các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; chỉ đạo, điều hành, để đảm bảo ổn định, phát triển kinh tế - xã hội đúng định hướng của huyện và thành phố đề ra. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay trở thành một vấn đề cấp bách, nhất là yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tiễn cho thấy chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều vấn đề cần bàn, chỉ tính trong cơ quan hành chính sự nghiệp hiện nay tình trạng vừa thừa, vừa thiếu diễn ra thường xuyên đã và đang nói nhiều nhưng chưa khắc phục được, thiếu cán bộ chuyên gia, chuyên nghiệp và cũng không ít người là thiếu tâm huyết với nghề. Nhận thức là vậy, nhưng tổ chức thực hiện thì vô cùng khó khăn, trong các năm qua thành phố Đà Nẵng, huyện Hòa Vang cũng đã có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng nhiều giải pháp nhưng kết quả chưa được như mong muốn. Để có được đội ngũ "biết việc" cần phải có cả một quá trình công phu, kiên trì từ chủ quan, nỗ lực của cán bộ, công chức và của tổ chức như về cơ chế chính sách về quản lý, phát triển hoặc dựa vào thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức... ở phạm vi địa phương lâu nay cũng chỉ xoay quanh việc tìm các giải pháp nhằm tạo các chuyển biến nằm trong khả năng, từng bước nâng cao trình độ về mọi mặt, nhưng nếu chỉ nhìn vào thang trình độ cán bộ, công chức thì cũng chưa đủ, năng lực thực tiễn còn yêu cầu cao hơn nhiều và đó cũng là mục tiêu mà Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố đang tập trung hướng tới.

Để góp phần vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, luận văn này đã tập trung làm rõ cơ sở khoa học của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đi sâu phân

tích, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực tại Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang, trong mối quan hệ với số lượng, kết cấu và quá trình hình thành phát triển của nguồn nhân lực. Luận văn đã đưa ra các quan điểm và các giải pháp, các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang. Bên cạnh những giải pháp thuộc của huyện, của thành phố Đà Nẵng cũng cần có một số giải pháp đồng bộ từ phía Nhà nước, thì mới có tác động tích cực và hiệu quả hơn.

Trong khuôn khổ một luận văn khoa học, tác giả đã vận dụng kiến thức lý luận được tiếp thu từ tài liệu, nhà trường, đi sâu tìm hiểu điều tra, khảo sát thực tiễn địa phương, bước đầu đã đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, đây là một vấn đề lớn và phức tạp, nên việc xây dựng hệ thống các giải pháp nêu trên với những lập luận, lý giải đảm bảo tính khoa học và hiện đại là một việc không đơn giản. Chắc chắn để hoàn thiện vấn đề này, phải có những nghiên cứu tiếp theo./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, TS. Đặng Thị Thanh Huyền (2005), Chỉ số phát triển giáo dục trong HDI, cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Cục thống kê thành phố Đà Nẵng, Niên giám thống kê Đà Nẵng 2012, NXB thống kê, Hà Nội 2013.

3. Đỗ Minh Cương (2002), Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Mai Quốc Chính (1999), Nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Vũ Huy Chương, Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực tiến hành CNH - HĐH, Nxb Chính trị quốc gia, 2003.

6. Trần Kim Dung (2001), Quảng trị nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 7. TS. Hồ Anh Dũng (2002), Phát huy yếu tố con người trong Lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

8. Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng (2010), Văn kiện đại hội lần thứ XX, Nxb Công ty xổ số kiến thiết và dịch vụ in Đà Nẵng.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội

10. Th.S Vương Quốc Được (1999), Xây dựng nguồn nhân lực cho CNH, HĐH ở Thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

11.Tô Tử Hạ - Một số vấn đề về công chức, công vụ trong điều kiện hiện nay, Thông tin khoa học pháp lý, Viện nghiên cứu khoa học Bộ Tư pháp.

12.GS.VS Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp CNH, HĐH, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13.PGS. TS Phạm Hảo, PGS. TS Võ Xuân Tiến (2004), Toàn cầu hóa kinh tế, những cơ hội và thách thức đối với miền Trung, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14.Nguyễn Ngọc Hiến (2006), Hành chính công, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

15.Nguyễn Hữu Huân (1996), Quản trị nhân sự, NXB Thống kê.

16.TS. Đặng Thị Thanh Huyền (2001), Giáo dục phổ thông với phát triển chất lượng nguồn nhân lực, những bài học thực tiễn từ Nhật Bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

17.TS. Đoàn Khải (2005), Nguồn lực con người trong qúa trình CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18.Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức, Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ ưu tiên ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa, Nxb Giáo dục, H.2002

19. Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua Giáo dục và Đào tạo, kinh nghiệm Đông Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

20. Hoàng Văn Liên (14/4/2006), “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao- bài toán hóc búa của doanh nghiệp trẻ”, Báo điện tử- thời báo Kinh tế Việt Nam.

21.Hồ Chí Minh - vấn đề cán bộ, NXB Sự thật, Hà nội, 1974.

22. TS. Lê Thị Ngân (2005), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

23.Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 24.Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam (2004), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

25.Trương Thị Minh Sâm (2003), Những luận cứ khoa học của việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội.

26.Nguyễn Đình Sơn, Vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thủ đô trong kỷ yếu hội thảo khoa học, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô, Nxb ĐH kinh tế quốc dân, H.2010.

27.Đỗ Anh Tài (2009), Phân tích số liệu thống kê, Trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên.

28.GS.TS Nguyễn Kế Tuấn (2004), Phát triển kinh tế tri thức đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29.Ngô Quý Tùng (2000), Kinh tế tri thức, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội 30.Trần Văn Tùng (2005), Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng, Nxb Thế giới, Hà Nội.

31.TS. Vũ Bá Thể (2005), Phát huy nguồn lực con người để CNH, HĐH, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

32.Ủy ban Nhân dân huyện Hòa Vang (2010) Quy hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

33.Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (1999), Hướng tới một chiến lược phát triển con người, Hà Nội.

34.Viện Nghiên cứu con người (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

35.Viện Chiến lược phát triển (2001), Cơ sở khoa học của một vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36.PGS.TS. Ngô Doãn Vịnh (2005), Bàn về phát triển kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

PHỤ LỤC

Phụ lục số 01: Dân số và nguồn nhân lực trên địa bàn huyện

Nội dung ĐVT 2010 2011 2012

I. Dân số

1. Dân số trung bình người 120.806 122.945 124.884

2. Mật độ dân số người/km2 165 167 170

II. Nguồn lao động ngƣời 64.832 65.869 67.054

1. Lực lượng lao động người 65.356 67.042 69.384

- Lao động có việc làm người 64.245 66.036 68.482

2. Học sinh, sinh viên người 8.658 9.242 10.007

3. Đối tượng khác người 6.692 6.700 6.741

III. Tỷ lệ thất nghiệp % 1,7 1,5 1,3

IV. Tỷ lệ thiếu việc làm % 1,0 1,2 1,4

Nguồn: Niên giám thống kê Hòa Vang năm 2012

Phụ lục số 02: Nguồn nhân lực tại UBND huyện Hòa Vang qua các năm (2006 - 2013)

Năm Tổng số

(ng)

Trong đó: Thuộc diện

Đơn vị hành chính Đơn vị sự nghiệp Biên chế trong chỉ tiêu huyện Sinh viên thu hút 2006 141 96 45 83 31 27 0 2007 169 101 68 98 36 35 0 2008 172 116 56 117 45 10 0 2009 189 148 41 100 50 39 0 2010 212 154 58 113 55 44 0 2011 218 158 60 110 60 46 2 2012 235 166 69 114 51 62 8 2013 239 152 87 113 63 53 10

Phụ lục số 03: Nguồn nhân lực UBND huyện Hòa Vang (năm 2013)

TT Đơn vị

Tổng số (ng)

Trong đó: Thuộc diện

Nam Nữ Biên chế trong chỉ tiêu huyện Sinh viên thu hút I/ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH 152 83 69 89 29 27 7 1 Văn phòng UBND 34 19 15 18 3 11 2 2 Phòng Tư pháp 7 3 4 5 1 1 0 3 Phòng Nội vụ 11 7 4 8 3 0 0 4 Phòng Tài chính-Kế hoạch 15 7 8 9 2 2 2 5 Phòng Công thương 11 7 4 6 2 3 0 6 Phòng NN& PTNT 11 7 4 7 2 1 1 7 Phòng LĐ-TB & Xã hội 17 7 10 7 8 2 0

8 Phòng Văn hóa Thông tin 9 6 3 5 2 1 1

9 Phòng Tài nguyên và MT 14 7 7 7 2 4 1

10 Thanh tra huyện 7 4 3 5 2 0 0

11 Phòng Y tế 5 2 3 3 1 1 0

12 Phòng Giáo dục và ĐT 11 7 4 9 1 1 0

II/ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 87 55 32 24 34 26 3

1 Ban quản lý Các dự án Đầu tư 15 12 3 7 0 7 1

2 Trung tâm Văn hóa TTin 14 8 6 3 7 3 1

3 Đội Kiểm tra QT-ĐThị 21 19 2 8 6 7 0

4 Trung tâm Dân số 17 3 14 1 16 0 0

5 Đài Truyền thanh-Truyền

Hình huyện 12 9 3 3 5 3 1

6 Hội Liên hiệp Thanh niên 3 2 1 0 0 3 0

7 Hội Chữ thập đỏ 4 2 2 2 0 2 0

8 Hội người mù 1 0 1 0 0 1 0

Tổng cộng 239 138 101 113 63 53 10

Phụ lục số 04: Nguồn nhân lực tại UBND huyện Hòa Vang phân theo nhóm tuổi và trình độ đào tạo Nhóm

tuổi

Số lƣợng

(Người/%) Trình độ đào tạo

Số lƣợng (ngƣời) Tổng số Nam Nữ < 30 88 36,82% Trên đại học 01 0 01 Đại học 62 19 43 Cao đẳng, Trung cấp 23 10 13

Sơ cấp/ Chưa đào tạo 02 02 0

31-40 79 33,06% Trên đại học 04 03 01 Đại học 55 31 24 Cao đẳng, Trung cấp 18 12 06

Sơ cấp/ Chưa đào tạo 02 01 01

41- 50 41 17,15% Trên đại học 03 03 0 Đại học 28 23 05 Cao đẳng, Trung cấp 07 04 03

Sơ cấp/ Chưa đào tạo 03 03 0

> 50 31

12,97%

Trên đại học 04 03 01

Đại học 11 10 01

Cao đẳng, Trung cấp 14 13 01

Sơ cấp/ Chưa đào tạo 02 01 01

Phụ lục số 05: Tổng hợp số phiếu khảo sát:

Tổng số phiếu phát ra: 120 phiếu, tổng số phiếu thu vào 120 phiếu

TT Đơn vị Tổng số phiếu điều tra

Trong đó: Phiếu dành cho lãnh đạo Phiếu dành cho cb,cc,vc

1 Lãnh đạo UBND huyện 2 2 0

2 Văn phòng UBND huyện 14 3 11

3 Phòng Tư pháp 3 1 2 4 Phòng Nội vụ 7 2 5 5 Phòng Tài chính-Kế hoạch 8 2 6 6 Phòng Công thương 6 1 5 7 Phòng Nông nghiệp& PTNT 8 2 6 8 Phòng Lao động-TB và XH 7 2 5

9 Phòng Văn hóa Thông tin 4 1 3

10 Phòng Tài nguyên và MT 7 2 5

11 Thanh tra huyện 5 1 4

12 Phòng Y tế 4 1 3

13 Phòng Giáo dục và Đào tạo 8 2 6

14 Ban quản lý Các DA Đầu tư 7 2 5

15 Trung tâm Văn hóa - TT 7 2 5

16 Đội Kiểm tra Quy tắc Đô thị 10 1 9

17 Trung tâm Dân số 6 2 4

18 Đài Truyền thanh-TH huyện 4 1 3

19 Hội Liên hiệp Thanh niên 1 0 1

Một phần của tài liệu chất lượng nguồn nhân lực tại uỷ ban nhân dân huyện hòa vang - tp đà nẵng (Trang 111 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)