Thực hiện tốt việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán

Một phần của tài liệu chất lượng nguồn nhân lực tại uỷ ban nhân dân huyện hòa vang - tp đà nẵng (Trang 109 - 111)

bộ, công chức, viên chức dựa trên việc thực thi công việc được giao.

đó chính là công tác đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức dựa trên việc thực thi công việc được giao. Chúng ta biết rằng, trong công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức khâu quan trọng nhất là việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức. Đánh giá đúng mới sắp xếp, bố trí đúng việc, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức phát huy năng lực, sở trường, đem lại hiệu qủa cho cơ quan.

Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng: “Chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra”.

Nếu không được kiểm tra giám sát sẽ dễ dẫn đến lạm quyền, hoặc làm qua loa, chiếu lệ... gây ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với nhà nước. Vì vậy, có thể xem công tác kiểm tra, giám sát đối với cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện là khâu có tính quyết định trong việc giữ gìn sự trong sạch của bộ máy tổ chức và công chức các cơ quan HCNN. Do đó, cần phải:

Thứ nhất, xây dựng cơ chế ràng buộc trách nhiệm công vụ. Nghiên cứu, áp dụng những biện pháp cụ thể hơn sao cho bản thân công chức phải luôn luôn giữ mình, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong thực thi công vụ. Theo cách làm của Singapore, sớm kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền tiến hành xây dựng cơ chế ràng buộc trách nhiệm công vụ, tăng mức lương danh nghĩa của công chức, nhưng bắt buộc công chức phải gửi vào một tài khoản tạm giữ một khoảng nhất định (có thể từ 10-30% lương) hàng tháng tùy theo vị trí công tác, số năm công tác và mức lương danh nghĩa được hưởng. Khoản tiền tạm giữ này được tính lãi như tiền gửi tiết kiệm và chỉ được rút ra khi công chức, quan chức đã hoàn thành nhiệm vụ (về nghỉ hưu hoặc thôi việc một cách chính đáng). Nếu vi phạm kỷ luật đến mức bị buộc thôi việc, công chức sẽ không được nhận lại khoản tiền bị tạm giữ. Thời gian công tác càng

dài, số tiền trong “tài khoản dưỡng liêm” càng lớn. Để không bị mất số tiền đó, công chức, phải thận trọng, tận tình, chu đáo hơn với công việc và nhân dân tất yếu sẽ được phục vụ tốt hơn.

Ngoài ra, UBND huyện cần nghiên cứu, ban hành quy định bằng văn bản về trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, về thời gian, cách thức thể hiện trách nhiệm, hình thức xử lý từng mức độ vi phạm, về trách nhiệm của cán bộ, công chức ở từng vị trí từ việc phát hiện vi phạm đến việc thể hiện trách nhiệm bằng báo cáo, tham mưu, hành động ngăn chặn.

Thứ hai, cần thực hiện tốt công tác khen thưởng và kỷ luật theo quy định của pháp luật. Khen thưởng và kỷ luật là hai công cụ quan trọng trong quá trình tác động đến quá trình thực thi công vụ của công chức. Giữa khen thưởng và kỷ luật, các nhà tâm lý đã chứng minh rằng, khen thưởng nên sử dụng nhiều hơn, thường xuyên hơn. Khen thưởng tạo nên tính tích cực làm việc của công chức. Việc thực hiện khen thưởng, kỷ luật cũng cần chú ý đến một số vấn đề như đảm bảo thực hiện thưởng, phạt theo nguyên tắc nhất định: công bằng, công khai, hợp lý, kịp thời; Cần xây dựng hệ thống những tiêu chuẩn để thưởng, phạt đều phải đúng người đúng việc, khơi dậy trong họ tính tích cực làm việc. Cần bớt đi những lời giáo huấn, những khẩu hiệu suông mà cần có những biện pháp cụ thể và triệt để.

Một phần của tài liệu chất lượng nguồn nhân lực tại uỷ ban nhân dân huyện hòa vang - tp đà nẵng (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)