Điều trị triệu chứng

Một phần của tài liệu nhận xét về kết quả điều trị áp xe não tại bệnh viện nhi trung ương từ năm 2004 - 2009 (Trang 72 - 73)

a/ Chống phự nóo

Trong nghiên cứu của chúng tôi, 44,8% (26/58 bệnh nhân) được chỉ định chống phự nóo bằng dung dịch manitol 20% với liều 0,25 - 0,5g/kg/lần x 3 lần/ngày trong tối đa là 3 ngày (biểu đồ 3.8). Chống phự nóo là biện pháp rất quan trọng trong điều trị AXN, vỡ phự nóo làm tăng áp lực nội sọ rất nhanh. Khống chế được phự nóo sẽ hạ thấp được áp lực nội sọ, giảm chèn ép vào cấu trúc đường giữa và não thất. Những trường hợp có tăng áp lực nội sọ nặng, nhưng chưa thể phẫu thuật vì nhiều lý do, điều trị chống phự nóo có thể là cách có hiệu quả nhất để giảm tỷ lệ tử vong, cứu sống người bệnh trong khi chờ phẫu thuật. Qua kết quả nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy: số bệnh nhân có tình trạng hôn mê sâu khi nhập viện, mặc dù đã được sử dụng manitol theo đúng chỉ định trên, nhưng tình trạng người bệnh vẫn tiến triển không tốt. Như vậy, chống phự nóo bằng dung dịch manitol không phải là biện pháp duy nhất để cấp cứu bệnh nhân áp xe não trong những trường hợp đó cú hôn mê sâu.

b/ Chống co giật

Chống co giật được thực hiện khi bệnh nhân có co giật. 55,2% (32/58 bệnh nhân) trong nghiên cứu của chúng tôi được chỉ định dùng thuốc chống co giật. trong đó: 24,1% (14 bệnh nhân) được chỉ định dùng gacdenan, 19% (11 bệnh nhân) được chỉ định dùng seduxen và 12,1% (7 bệnh nhân) được chỉ định dùng midazolam (bảng 3.18). Co giật, đặc biệt là những cơn co giật kéo dài có thể làm tăng tình trạng thiếu oxy não, góp phần làm tăng áp lực nội sọ và làm cho tình trạng bệnh nhân nặng lên. Do đó việc phòng và chống co giật trong điều trị AXN là rất quan trọng. Một số tác giả khuyờn nờn dựng

phenytoin và depakine cho trẻ em [80]. Một số tác giả khác [66], chủ trương dùng thuốc chống động kinh một cách có hệ thống cho tất cả bệnh nhân AXN.

c/ Sử dụng corticoid

52% (30/58 bệnh nhân) trong nghiên cứu của chúng tôi được chỉ định sử dụng dexamethazol (biểu đồ 3.9). Dexamethazol được cỏc bỏc sỹ chỉ định khi tình trạng bệnh nhân xấu đi nhanh, có liệt vận động, có mức độ phù não rộng xung quanh tổn thương trên phim chụp CLVT sọ não. Tuy nhiên, trong những trường hợp này chúng tôi nhận thấy hiệu quả không rõ ràng. Việc sử dụng corticoid trong điều trị AXN còn nhiều bàn cãi. Theo Quartey, Ryken và Neuwelt, sử dụng corticoid trong giai đoạn sớm có thể gây giảm khả năng tự bảo vệ của cơ thể do ức chế di chuyển bạch cầu, làm giảm tốc độ hình thành vỏ áp xe, do đó làm tăng tỷ lệ biến chứng và di chứng. Nhưng chính Quartey và Ryken vẫn khuyên sử dụng corticoid để điều trị chống phự não và làm giảm áp lực nội sọ [52],[56], [66]. Theo Schroeder, dexamethazol chỉ làm chậm lại quá trình hình thành vỏ chứ không ngăn được quá trình này [68]. Palmer [55] cho rằng dexamethazol làm giảm sự khuyếch tán của kháng sinh vào ổ áp xe.

4.6. Kết quả điều trị

Một phần của tài liệu nhận xét về kết quả điều trị áp xe não tại bệnh viện nhi trung ương từ năm 2004 - 2009 (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w