Các bệnh lý liên quan với AXN

Một phần của tài liệu nhận xét về kết quả điều trị áp xe não tại bệnh viện nhi trung ương từ năm 2004 - 2009 (Trang 59 - 60)

Trong các bệnh lý liên quan với AXN thường gặp nhất trong nghiên cứu này là bệnh TBS cú tím chiếm 50% (29/58 bệnh nhân), VMNM chiếm 21% (12/58 bệnh nhân), VTXC-VX chiếm 10,3% (6/58 bệnh nhân) và một số bệnh lý khỏc (viờm tắc tĩnh mạch xoang hang, chấn thương hốc mắt) chiếm 3,4% (2/58 bệnh nhân). Ngoài ra cũn cú 12% (9/58 bệnh nhân) là AXN không rõ nguyên nhân (bảng 3.2). Tỷ lệ AXN sau bệnh TBS cú tím rất cao trong nghiên cứu của chúng tôi (50%), trong đó 90% là tứ chứng fallot. Kết quả của chúng tôi phù hợp với một số nghiên cứu gần đây tại Việt Nam [5],[10]. Theo các tác giả trên, tỷ lệ AXN sau bệnh TBS cú tớm chiếm từ 37,1 - 47,8% tổng số bệnh nhân. Tỷ lệ AXN do TBS trong một số nghiên cứu khác [35],[47], [71] là dưới 15%. Sự khác biệt này có thể giải thích bằng một số lý do sau: Thứ nhất là AXN sau bệnh tim cú tớm hay gặp trong bệnh tứ chứng fallot và ở những bệnh nhân là trẻ em [27], thứ hai là ngành phẫu thuật tim mạch của nước ta chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu điều trị những bệnh TBS cú tím của trẻ em trong nước. Theo Rose và Mampalam, trước năm 1980 bệnh TBS cú tím là BLQ hay gặp nhất trong nhiều nghiên cứu về AXN, nhưng ngày nay đã giảm đi nhiều ở các nước có nền phẫu thuật tim mạch phát triển. Theo một số tác giả [44],[57],[73],[74],[82], AXN sau bệnh TBS thường nặng hơn AXN sau các bệnh khác. Chúng tôi cho rằng, vấn đề này cần được nghiên cứu thêm. Đứng hàng thứ hai sau các bệnh TBS là VMNM chiếm 21% số bệnh nhân (bảng 3.2). Kết quả này của chúng tôi cao hơn so với các nghiên cứu trong nước [5],[10] và một số nghiên cứu ở nước ngoài [28],[35],[48]. Theo

Đồng Văn Hệ [10], tác giả chỉ gặp VMNM ở 12% số bệnh nhân AXN, tuy nhiên đối tượng nghiên cứu của tác giả bao gồm cả người lớn và trẻ em. Theo Phùng Văn Đức [5], tỷ lệ này là 4,3%, chúng tôi cho rằng đối tượng nghiên cứu của tác giả còn hạn chế (23 bệnh nhân), hơn nữa địa điểm nghiên cứu chưa phải là trung tâm nhi khoa (Bệnh viện Chợ Rẫy) nên số liệu này cần xem xét thêm. Mặc dù chưa đủ cơ sở để chứng minh, nhưng chúng tôi cho là vấn đề này có thể có liên quan đến tình trạng phổ biến của các bệnh nhiễm khuẩn nói chung, VMNM nói riêng ở trẻ em nước ta.

Trong nghiên cứu này của chúng tôi, VTXC-VX là BLQ gây AXN chiếm tỷ lệ 10,3% (6/58 bệnh nhân). Kết quả của chúng tôi phù hợp với một số nghiên cứu trước đây tại Việt Nam [10],[11],[14],[18] và một số nghiên cứu ở nước ngoài [28],[71],[79],[82]. Theo các tác giả trên, viêm tai – xoang là BLQ gây AXN chiếm từ 12 – 19% số bệnh nhân AXN.

Ngoài các BLQ gây AXN đã được trình bày ở trên, chúng tôi cũng gặp một bệnh nhân AXN sau viêm tắc tĩnh mạch xoang hang và một bệnh nhân AXN sau chấn thương hốc mắt.

Ngoài ra, chúng tôi còn gặp 15,5% số bệnh nhân mắc AXN mà không có bệnh lý liên quan. Tỷ lệ này của chúng tôi tương tự như trong các nghiên cứu khỏc trờn thế giới và trong nước [18],[28],[35],[47],[82]. Các tác giả trên thường gặp từ 13 – 30% số trường hợp AXN không có bệnh lý liên quan.

Một phần của tài liệu nhận xét về kết quả điều trị áp xe não tại bệnh viện nhi trung ương từ năm 2004 - 2009 (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w