Biểu hiện của các hội chứng thường gặp trong AXN

Một phần của tài liệu nhận xét về kết quả điều trị áp xe não tại bệnh viện nhi trung ương từ năm 2004 - 2009 (Trang 61 - 63)

Tuy các biểu hiện LS ở bệnh nhân AXN được đánh giá là không đặc trưng và tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố [27], nhưng bệnh nhân AXN thường nhập viện với ba hội chứng: hội chứng tăng áp lực nội so, hội chứng nhiễm khuẩn và các dấu hiệu thần kinh khu trú. Trình tự xuất hiện các hội chứng này thay đổi tuỳ theo giai đoạn của bệnh, trong giai đoạn đầu tiên hội chứng nhiễm khuẩn thường rõ, trong giai đoạn tiếp sau các dấu hiệu định khu thường rõ hơn, sang giai đoạn cuối hội chứng tăng áp lực nội sọ thường nổi bật.

a/ Hội chứng nhiễm khuẩn

Hội chứng nhiễm khuẩn được thể hiện qua các dấu hiệu: sốt, SLBC, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính, CRP và TĐLM tăng cao. Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, các biểu hiện của hội chứng nhiễm khuẩn tương đối điển hình với 81% số bệnh nhân có sốt ở các mức độ khác nhau (bảng 3.2 và bảng 3.3). Xét nghiệm công thức máu cũng phản ánh tình trạng nhiễm trùng với SLBC trung bình trong máu ngoại vi là 14,6 ± 5,6 x 109/L và nồng độ CRP trung bình là 34,1 ± 27,3mg/L, TĐLM tăng cao (xem bảng 3.2). 88% (51/58) số bệnh nhân có SLBC máu ngoại vi trên 9000/mm3 và nồng độ CRP trên 10mg/L gặp ở 77,8% (14/18) số bệnh nhân được định lượng (xem bảng 3.11). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một số nghiên cứu về AXN ở trẻ em [28],[31],[44],[73]. Theo các tác giả này hội chứng nhiễm khuẩn gặp với tỷ lệ từ 55 – 78% các trường hợp AXN, các biểu hiện của hội

chứng nhiễm khuẩn cũng được thể hiện khá rõ, biểu hiện sốt gặp với tỷ lệ từ 62,5 – 84%, SLBC cũng tăng cao ở từ 52,4 – 79,3% số trường hợp AXN. Tuy nhiên, theo các y văn [22],[27],[38],[80], hội chứng nhiễm khuẩn thường gặp ở từ 40 - 60% các trường hợp AXN và thường không điển hình, đặc biệt là AXN ở những bệnh nhân mắc hội chứng suy giảm miễn dịch. Theo ý kiến chúng tôi, cần quan tâm đến các dấu hiệu nhiễm trùng khi chẩn đoán AXN ở trẻ em.

b/ Hội chứng tăng áp lực nội sọ

bệnh nhân AXN biểu hiện hội chứng tăng áp lực nội sọ thông qua các dấu hiệu: đau đầu, nôn - buồn nôn, rối loạn ý thức từ lơ mơ đến hôn mê, rối loạn thị lực (nhìn mờ, nhỡn đụi), rối loạn ngôn ngữ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi gặp 60,3% số bệnh nhân có rối loạn ý thức, 79,3% số bệnh nhân có biểu hiện nôn - buồn nôn, 75,9% số bệnh nhân có đau đầu, các dấu hiệu rối loạn thị lực và rối loạn ngôn ngữ mỗi dấu hiệu được nhận thấy ở 34,4% số bệnh nhân (bảng 3.2 và bảng 3.12). Như vậy, phần lớn bệnh nhân AXN trong nghiên cứu này có khá đầy đủ các biểu hiện của hội chứng tăng áp lực nội sọ. Kết quả của chúng tôi cao hơn so với các nghiên cứu về AXN trẻ em khác [28],[31],[44],[73]. Theo các tác giả này, chỉ có từ 10,5 đến 22% số trẻ em AXN có đầy đủ các biểu hiện của hội chứng tăng áp lực nội sọ. Như đã đề cập ở các phần trên, hội chứng tăng áp lực nội sọ thường được thể hiện nổi bật trong giai đoạn cuối của bệnh lý AXN. Theo chúng tôi, vấn đề này có thể có liờn quan đến việc phần lớn bệnh nhân của chúng tôi nhập viện muộn, khi đó khối áp xe đã lớn và áp lực nội sọ đã tăng cao.

c/ Các dấu hiệu thần kinh khu trú

Chúng tôi nhận thấy có 50% (29/58 bệnh nhân) trong nghiên cứu có các dấu hiệu thần kinh khu trú gồm: 22,4% số bệnh nhân có liệt dây thần kinh

sọ, 19% số bệnh nhân có biểu hiện co giật thần kinh khu trú và 13,8% số bệnh nhân bị liệt nửa người, trong đó 5,2% (3/58 bệnh nhân) vừa có biểu hiện co giật cục bộ vừa có liệt dây thần kinh sọ (bảng 3.2 và bảng 3.13). Kết quả của chúng tôi phù hợp với các y văn [22],[38],[41],[80] và các nghiên cứu về AXN trẻ em [28],[31],[44],[73]. Theo các y văn và các tác giả trên, từ 25 đến 40% số trường hợp AXN cú các biểu hiện thần kinh khu trú. Tần xuất gặp các dấu hiệu thần kinh khu trú chủ yếu phụ thuộc vào vị trí của tổn thương, ít chịu sự chi phối của hiện tượng tăng áp lực nội sọ.

Một phần của tài liệu nhận xét về kết quả điều trị áp xe não tại bệnh viện nhi trung ương từ năm 2004 - 2009 (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w