Hiện nay làng nghề còn phát triển tự phát, theo quy mô hộ gia đình là chủ yếu. Vì thế chưa hỗ trợ cùng nhau phát triển, còn mạnh ai nấy làm, cạnh trạnh, làng nghề còn quá manh mún. Vấn đề đặt ra là cần có quy hoạch làng nghề với phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh, của từng vùng và của địa phương cần chú ý xây dựng các cụm doanh nghiệp, khu công nghiệp vừa và nhỏ, nằm tách một số cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư để tránh ô nhiêm môi trường.
Giải pháp phát triển làng nghề thành làng du lịch
Năm 2003, đã có quyết định xây dựng Chuyên Mỹ trở thành làng du lịch, đây là một hướng đi đúng và phù hợp đối với Chuyên Mỹ. Mặc dù cũng đã có các văn bản hướng dẫn nhưng hiện nay việc phát triển du lịch trong địa bàn xã vẫn là tự phát, chưa có hiệu quả và hầu như lượng khách tham quan không nhiều. Trong tương lai, thành phố nên có những hoạt động thiết thực hơn nhằm xây dựng một làng nghề mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Có thể xây dựng phòng truyền thống với những hình ảnh sản xuất của làng nghề cùng với một số nghệ nhân thực hiện những quy trình sản xuất của làng nghề theo phương pháp thủ công nhằm thu hút khác du lịch, bên cạnh đó cũng phải có những thay đổi cho phù hợp với thị hiếu như đa dạng hóa sản phẩm, tìm kiếm những thiết kế độc đáo mang tinh thần
Bùi Thị Kim Thúy 74 Trường Đại học Khoa học tự nhiên
dân tộc. Đồng thời việc phát triển du lịch cũng cần chỉ cho người dân thấy rõ môi trường cũng là yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch, từ đó cho người dân được tham gia vào chuỗi giá trị du lịch, nâng cao thu nhập, thay đổi nhận thức và trách nhiệm BVMT. Điều này khuyến khích tính tự giác của người dân trong công tác bảo vệ môi trường.
Giải pháp quy hoạch điểm công nghiệp làng nghề
Hiện nay, thành phố đã có quyết định quy hoạch làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ và dự án này đã được triển khai, tuy nhiên đối với làng nghề truyền thống như Chuyên Mỹ thì các máy móc trang thiết bị đã được trang bị tại các gia đình vì vậy khó khăn để tập trung các hộ sản xuất vào khu vực quy hoạch. Trên thực tế, tại Chuyên Mỹ mới có 20 hộ gia đình ra khu quy hoạch làng nghề.
Quy hoạch nhưng không làm mất đi nét văn hóa đặc trưng làng nghề truyền thống để thu hút khách du lịch. Với kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh, việc hình thành các khu, cụm công nghiệp làng nghề và tạo điều kiện cho sản xuất trong các làng nghề di dời ra khu sản xuất tập trung, tách sản xuất ra khỏi khu dân cư cần phù hợp với đặc điểm riêng của từng vùng, từng làng nghề, vì vậy Bắc Ninh chủ trương chỉ thực hiện việc di dời đối với những khâu sản xuất đồng bộ, những công đoạn lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm, đối với hoạt động sản xuất những chi tiết nhỏ lẻ, không ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe cộng đồng thì vẫn được sản xuất, kinh doanh ở từng hộ gia đình nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện và tập quán lao động của người dân trong làng nghề.
Đối với làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ việc này đồng nghĩa với việc tập trung vào quy hoạch di dời công đoạn sản xuất nguyên liệu. Đây là quy trình chủ yếu thải ra nước thải có chứa hóa chất gây ô nhiễm môi trường, đối với các hoạt động sản xuất những chi tiết nhỏ lẻ, không ảng hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng như sáng tác bản vẽ, gắn trai lên tranh khảm thì vẫn được giữ lại sản xuất ở từng hộ gia đình, đồng thời giải pháp này cũng nhằm giữ nét văn hóa đặc trưng của làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ.
Bùi Thị Kim Thúy 75 Trường Đại học Khoa học tự nhiên
Việc quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu phí đối với nước thải.
Bùi Thị Kim Thúy 76 Trường Đại học Khoa học tự nhiên
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
1. Xã Chuyên Mỹ gồm 7 thôn, cả 7 thôn đều làm khảm trai nhưng mỗi thôn lại có chuyên môn sản xuất và sản phẩm khác nhau đem lại sự phong phú cho làng nghề. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn Chuyên Mỹ đã trở thành một trung tâm sản xuất thủ công nghiệp lớn với tổng giá trị từ sản xuất khảm trai đã chiếm tới hơn 2/3 thu nhập của toàn bộ đời sống kinh tế cũng như thu hút hầu hết các lao động địa phương. Tổng thu nhập kinh tế năm 2011 đạt 135,3 tỷ đồng , tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 19,3 % trong đó sản xuất công nghiệp đạt 75,9 tỷ đồng chiếm 56,1 %.
2. Hiện nay toàn xã Chuyên Mỹ chưa có nguồn nước sạch. Nước được sử dụng chủ yếu là nước mưa, nước giếng khoan qua các bể lọc cát. Nguồn nước hiện nay sử dụng có hàm lượng Coliform cao. Nước thải từ hoạt động sản xuất của làng nghề xã Chuyên Mỹ không có hệ thống thu gom mà thải chung với hệ thống nước thải sinh hoạt. Hàm lượng COD, rắn lơ lửng trong nước thải cao gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Các thông số về chất lượng không khí tại làng nghề cho thấy hàm lượng bụi lơ lửng và tiếng ồn rất cao.
3. Thực trạng và thành phần chất thải rắn, công tác xử lý thu gom
Tại xã Chuyên Mỹ chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ 2 nguồn là chất thải từ hoạt động sản xuất của làng nghề và chất thải rắn sinh hoạt. Qua nghiên cứu cho thấy lượng chất thải rắn từ sản xuất hầu như đã được tận thu để sử dụng vào những mục đích khác. Tại 6 trên 7 thôn của xã đã có tổ thu gom rác thải. Thành phần rác thải thu gom chủ yếu là lá cây, các chất hữu cơ. Các tổ thu gom hiện đang hoạt động rất tốt, đã thu gom được hầu như toàn bộ lượng rác thải của các thôn. Tuy nhiên mới chỉ có 60% lượng rác của xã được vận chuyển về nơi xử lý theo quy định. Còn lại 40% lượng rác được xử lý theo phương pháp đổ đống hở tại các bãi rác của thôn gây mất vệ sinh môi trường, chiếm diện tích đất tổng số lên đến 2500m2. Các bãi rác này đều là những bãi rác không hợp vệ sinh dễ phát sinh mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, làm mất mỹ quan thôn xóm.
Bùi Thị Kim Thúy 77 Trường Đại học Khoa học tự nhiên
4. Căn cứ theo tính toán thì đến thời điểm năm 2020 lượng rác thải sinh hoạt phát sinh là 10966 tấn/năm. Với lượng rác này nếu không có biện pháp xử lý và quy hoạch cụ thể có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho xã Chuyên Mỹ. Do đó học viên đã đề xuất phương án thu gom, vận chuyển, xử lý qua công ty môi trường và phương án xử lý tại chỗ bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh ngay tại địa bàn xã. Bãi chôn lấp lựa chọn đặt ở khu ruộng Đồng Cóc với quy mô nhỏ và theo hình thức kết hợp chìm nổi. Phương pháp này phù hợp với tính chất rác của địa phương cũng như điều kiện tự nhiên – xã hội. Nếu áp dụng sẽ có hiệu quả đáng kể trong việc bảo vệ môi trường cho xã cũng như giải quyết được tình trạng tồn đọng và xử lý theo phương pháp thô sơ gây ô nhiễm môi trường như hiện nay. Diện tích bãi chôn lấp đã được tính toán đáp ứng việc xử lý chất thải rắn trong xã trong giai đoạn 2012 – 2020.
KIẾN NGHỊ
- Việc thu phí vệ sinh môi trường cũng như việc trả lương cho công nhân mỗi thôn không đồng đều, có sự chênh lệch gây bức xúc cho người công nhân. Xã cần có biện pháp nhằm quản lý và hỗ trợ cho vấn đề vệ sinh môi trường
- Vấn đề ô nhiễm bụi, nước thải trong làng nghề cũng là một trong những vấn đề cần quan tâm. Nghiên cứu bổ sung thêm về vấn đề này.
- Có thêm những nghiên cứu về các phương pháp xử lý rác thải của xã để xem xét, so sánh hiệu quả xử lý của các phương pháp.
Bùi Thị Kim Thúy 78 Trường Đại học Khoa học tự nhiên
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Lý Kim Bảng (1999), “Nghiên cứu xử lý rác thải tạo nguồn phân bón thích hợp phục vụ nông nghiệp”, Hội nghị môi trường toàn quốc năm 1999. Hà Nội, 25-26.
2. Bộ Tài nguyên Môi trường, 2009, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2008: Môi trường làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng.
3. Đặng Kim Chi (2005), Làng nghề Việt Nam và môi trường, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
4. Đặng Kim Chi, 2005, Tài liệu hướng dẫn áp dụng các biện pháp cải thiện môi trường cho làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm, NXB Khoa học và kỹ thuật.
5. Vũ Quốc Chính (2007), Nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường.
6. Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), Nghiên cứu về quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng công nghiệp hóa nông thôn ở nước CHXHCN Việt Nam.
7. Cục bảo vệ môi trường (2000), Báo cáo tổng hợp dự án xử lý ô nhiễm khu vực công cộng, Hà Nội.
8. Lương Khánh Diệu (2003), Đánh giá hiện trạng vệ sinh môi trường thôn Bằng B, Hoàng Liệt, Thanh Trì, Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Koa học Tự nhiên.
9. Nguyễn Mạnh Hùng (1999), “Áp dụng công nghệ chiếu xạ xử lý chất thải rắn đã sơ chế để tận dụng làm phân vi sinh”, Hội nghị môi trường toàn quốc năm 1999, Hà Nội, 103-105.
Bùi Thị Kim Thúy 79 Trường Đại học Khoa học tự nhiên
10.Đinh Thị Thu Hường (2005), Đặc điểm phát triển các làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ khoa học địa lý, Đại học Quốc gia Hà Nội.
11.Võ Thị Lan Hương (2011), Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương, luận văn thạc sỹ
12.Lê Huỳnh Nhật Hiền (2007), Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển và quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Diên Khánh – tỉnh khánh Hòa đề xuất biện
pháp quản lý khả thi, Đồ án tốt nghiệp, Đại học Kỹ thuật công nghiệp TP
Hồ Chí Minh.
13.Nguyễn Thị Liên Hương, 2006, Nghiên cứu nguy cơ sức khỏe ở các làng nghề tại một số tỉnh phía Bắc và giải pháp can thiệp, Luận án Thạc sĩ Y học, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
14.Cao Thế Hà, Bài giảng Công nghệ môi trường, Đại học khoa học tự nhiên.
15.Bạch Quốc Khang, Bùi Đình Toái, Nguyễn Thị Thu Quế (2005), Sổ tay hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển làng nghề sử dụng phương pháp có sự tham gia của cộng đồng, NXB Nông nghiệp.
16.Nguyễn Hùng Long, Huỳnh Thị Kim Hối (2002), “Bước đầu nghiên cứu thử nghiệm nhân nuôi giun đất xử lý rác hữu cơ”, Tạp chí Y học thực hành, 2002.
17.Nguyễn Hùng Long (2007), Nghiên cứu hiện trạng xử lý rác tại một số vùng nông thôn đô thị hóa ở miền Bắc và xây dựng mô hình thu gom, xử lý rác thải khả thi, đảm bảo vệ sinh môi trường, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. 18.Nguyễn Dương Liễu (2008), Làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ (Phú Xuyên- Hà
Tây) và vấn đề phát triển bền vững, Luận văn thạc sỹ, Viện Việt Nam học và khoa học phát triển.
Bùi Thị Kim Thúy 80 Trường Đại học Khoa học tự nhiên
19.Trần Hiếu Nhuệ và cs (2001), Quản lý chất thải rắn, Nhà xuất bản xây dựng.
20.Nguyễn Ngọc Nông (2011), Hiện trạng và giải pháp quản lý, tái sử dụng rác
thải sinh hoạt khu vực đô thị tại Thành phố Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên.
21.Nguyễn Văn Phước (2009), Xử lý chất thải rắn, NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh.
22.Ngô Thị Minh Thúy, Lê Thị Hồng Trâm (2007), Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và đề xuất giải pháp quản lý tại thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, Sở Tài Nguyên và Môi trường Tây Ninh.
23.Lê Thị Diệu Thúy (2010), Nghiên cứu quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn thị xã Cửa Lò đến năm 2020, Khóa luận tốt nghiệp.
24.Trung tâm kỹ thuật công nghệ môi trường, 2009, Báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án Xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh xã Nhân Quyền huyện Bình Giang
25.Lê Ngọc Tuấn (2009), “Nghiên cứu hiện trạng và dự báo khối lượng dự báo CTRCN- CTNH tại TP Hồ Chí Minh đến năm 2020”, Tạp chí phát triển KH và CN, số 09, 88-97.
26.Nguyễn Ngọc Tú (2010), Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho thành phố Vinh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010– 2030, Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST).
27. Nguyễn Thị Hồng Tú, Nguyễn Thị Liên Hương, Lê Vân Trình (2005), Những vấn đề về sức khỏe và an toàn trong các làng nghề Việt Nam, NXB Y học.
28.UBND xã Chuyên Mỹ, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội qua các năm.
Bùi Thị Kim Thúy 81 Trường Đại học Khoa học tự nhiên
29.UBND xã Chuyên Mỹ, Báo cáo tình hình phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp xã Chuyên Mỹ.
30.Unicef, 2007, Tóm tắt điều tra thực trạng vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân ở nông thôn Việt Nam.
31. Viện Vật liệu xây dựng (2003), Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trọng điểm cấp Nhà nước: Công nghệ thu gom, vận chuyển xử lý rác thải ni lông và chất thải hữu cơ, Bộ Xây dựng.
32.Trần Minh Yến, 2003, Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH – HĐH, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Kinh tế học.
33.Nguyễn Thị Hoàng Yến (2006), Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang, Đồ án tốt nghiệp, Đại học kỹ thuật công nghiệp TP Hồ Chí Minh.
Tài liệu tiếng Anh
34.Alaska Department of Environmental Conservation (1999), Rural Landfill Design and Operations.
35.Abduli (2008), Rural solid waste management, University of Tehran.
36.Environment protection agency (2002), Solid waste management: A local challenge with global impacts.
37.Fred C. Eilrich (2003), An Economic Analysis of Landfill Costs to Demonstrate the Economies of Size and Determine the Feasibility of a Community Owned Landfill in Rural Oklahoma, Selected Paper prepared for presentation at the Southern Agricultural Economics Association Annual Meeting.
Bùi Thị Kim Thúy 82 Trường Đại học Khoa học tự nhiên
38.Idris, A., Inanc, B. and Hassan, M. N. (2004), Overview of waste disposal and landfills/dumps in Asian countries, Journal of Mater Cycles Waste Manage 6, 104-110.
39. Mamdouh A. El-Messery, Gaber AZ. Ismail, Anwaar K. Arafa (2009), “Evaluation of municipal solid waste management in Egyptian Rural Areas”, J Egypt Public Health Assoc, số 84, 51- 70.
40.Ministry of Rural Development (2007), Solid and Liquid Waste management in rural areas – a technical note.
41.Report of the APO Survey on Solid-Waste Management (2007), Solid Waste Management: Issues and Challenges in Asia, The Asian Productivity Organization, Japan.
42.Rachel A. Bouvier (2000), The Effect of Landfills on Rural Residential Property Values: Some Empirical Evidence, University of New Hampshire, The United States.
43.S. Renou (2008), “Landfill leachate treatment: Review and opportunity”, Journal hazardous materials 150, 468-493
44.The Asia Foundation (2008), Solid waste collection and transport, Service Delivery Training.
45.World Bank, Vietnam Environment Monitoring in 2004 – Solid Waste, 2004. 46.http://congthuonghn.gov.vn/default.aspx?page=&lang=0&cat=123&content=3 08 47.http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Xa-hoi/531289/xa-chuyen-my-phu-xuyen- giau-nhung-van-kho 48.http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/1000_nam_thang_long/563992/chuyen-my--- lang-nghe-nghin-tuoi
Bùi Thị Kim Thúy 83 Trường Đại học Khoa học tự nhiên