Dựa trên những số liệu đã thu thập được để đưa ra những đánh giá, đề xuất một số giải pháp
Bùi Thị Kim Thúy 33 Trường Đại học Khoa học tự nhiên
Chƣơng 3 – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng quản lý môi trƣờng làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ
3.1.1. Quản lý về môi trường tại làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ
Theo khảo sát thực tế tại địa bàn nghiên cứu, việc tổ chức quản lý về bảo vệ môi trường ở Chuyên Mỹ là đơn vị cấp 4 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Phú Xuyên, sơ đồ tổ chức quản lý bảo vệ môi trường cụ thể được mô phỏng tại Hình 3.1.
Chú thích: Chỉ đạo :
Phối hợp thực hiện : Hướng dẫn thực hiện :
Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý làng nghề huyện Phú Xuyên
- Phòng tài nguyên và môi trường chủ trì tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường quy mô cấp huyện.
HTX, Làng nghề UBND xã Chuyên Mỹ Cán bộ địa chính và môi trường Các phòng có liên quan Phòng TNMT huyện Phú Xuyên UBND huyện Phú Xuyên
Bùi Thị Kim Thúy 34 Trường Đại học Khoa học tự nhiên
- Tại cấp xã, căn cứ theo quy định hiện có, bố trí cán bộ để tham mưu giúp UBND xã thực hiện chức năng quản lý về môi trường trên địa bàn, đồng thời chịu sự chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ của phòng tài nguyên và môi trường huyện Phú Xuyên.
*) Về nhân lực quản lý môi trường( QLMT)
Hiện nay cán bộ phụ trách về môi trường của huyện là 03 người. Trong đó, 02 người là cán bộ biên chế chính thức và 01 người là lao động hợp đồng.
Công tác QLMT của huyện được phân cấp quản lý tới từng xã. Tuy nhiên, tại cấp xã chưa có được cán bộ chuyên trách về lĩnh vực này mà hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm thêm công tác môi trường.
*) Về nguồn kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT)
Nguồn kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường của huyện còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay. Nguồn kinh phí này có được từ nhiều nguồn khác nhau như là nguồn từ Ngân sách, từ các tổ chức, từ nguồn đóng góp của các cơ sở, hộ gia đình. Nguồn kinh phí cho BVMT của xã qua các năm như sau:
Năm 2009: 53,74 triệu đồng Năm 2010: 57,78 triệu đồng Năm 2011: 62,40 triệu đồng
3.1.2.Các hoạt động quản lý môi trường tại làng nghề Chuyên Mỹ
- Hoạt động tổ chức, quy hoạch phát triển làng nghề định hướng bảo vệ môi trường.
Trong quyết định Quy hoạch tổng thể phát triển làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trên địa bàn thành phố năm 2011, thành phố đã có chủ trương: phát triển nghề và làng nghề theo quy hoạch sẽ góp phần tạo diện mạo mới cho khu vực nông thôn ngoại thành, phát huy thế mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và phát triển bền vững, là tiền đề cần thiết cho sự phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, cải tạo và giữ gìn môi trường sinh thái, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
Bùi Thị Kim Thúy 35 Trường Đại học Khoa học tự nhiên
hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Tập trung duy trì làng nghề truyền thống, phát triển làng nghề gắn với du lịch và bảo vệ môi trường. Từ chủ trương đó, thành phố sẽ tiến hành quy hoạch các làng nghề trong đó có làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ.
+ Xây dựng làng nghề kết hợp sản xuất du lịch:
Vào năm 2003 – 2004, khảm trai Chuyên Mỹ được đầu tư phát triển du lịch song đến nay vẫn hầu như chưa nhiều khách tham quan, việc phát triển du lịch làng nghề hoàn toàn mang tính tự phát, chưa có sự liên kết cũng như định hướng giữa các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, việc làng nghề phát triển theo hướng kết hợp sản xuất với du lịch cũng đã mang lại lợi ích thiết thực thúc đẩy sự phát triển của làng nghề. Trong tương lai hiệp hội làng nghề cần phát huy thêm vai trò của mình nhằm khuyến khích người dân chú trọng hơn vấn đề bảo vệ môi trường, cần khắc phục tình trạng chồng chéo trong quản lý, đầu tư cơ sở vật chất cũng như kiến thức cho người dân để phát triển hơn loại hình du lịch làng nghề.
- Hoạt động QLMT làng nghề cấp huyện
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Xuyên là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp QLMT làng nghề trên địa bàn huyện, trong đó có làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ. Trong các năm qua thì phòng tài nguyên môi trường huyện đã có các hoạt động như:
+ Hoạt động thẩm định, cấp giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường và thẩm định báo các tác động môi trường, xác định bản cam kết bảo vệ môi trường trên địa bàn các xã. Đây thực sự là một công cụ kỹ thuật quan trọng trong hoạt động quản lý môi trường .
+ Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về môi trường: Công tác đào tạo, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi trường được triển khai tích cực nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác môi trường của huyện, cũng như các xã trong huyện và nâng cao hiểu biết , giáo dục về môi trường cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện. Đối với làng nghề, ngoài việc tham gia
Bùi Thị Kim Thúy 36 Trường Đại học Khoa học tự nhiên
các hoạt động môi trường của huyện, phòng tài nguyên và môi trường còn phối hợp với chính quyền xã và hiệp hội, đoàn thanh niên, hội phụ nữ... nhằm tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật và vận động người dân bảo vệ môi trường. Tuy vậy, công tác đào tạo tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi trường vẫn chỉ lớn về mặt hình thức mà chưa đi sâu vào nội dung, chưa truyền tải đến cho người dân được hết ý nghĩa của công tác bảo vệ môi trường.
+ Công tác triển khai các văn bản Pháp luật và các quy định bảo vệ môi trường tại địa phương: Sau khi luật bảo vệ môi trường 2005 được ban hành phòng tài nguyên và môi trường huyện Phú Xuyên đã cử cán bộ tham gia một lớp tập huấn Luật BVMT 2005. Phòng đã tổ chức được 01 lớp tập huấn luật bảo vệ môi trường 2005 trên địa bàn huyện. Phòng tài nguyên môi trường hàng năm phải thực hiện quan trắc chất lương môi trường, lập báo cáo chất lượng môi trường toàn huyện, đồng thời khắc phục công tác quản lý Nhà nước về môi trường và đầu tư thêm trang thiết bị. Mặc dù có nhiều văn bản pháp quy cề quản lý môi trường nhưng hệ thống các văn bản này còn chưa đầy đủ, chồng chéo, gây ra nhiều khó khăn cho đợn vị quản lý.
3.1.3. Đánh giá của người dân về thực trạng quản lý môi trường tại Chuyên Mỹ
Để có cơ sở đánh giá mức độ hài lòng của người dân về công tác quản lý môi trường làng nghề, tôi đã sử dụng phiếu điều tra thu thập thông tin từ phía người dân làng nghề. Dựa trên cuộc điều tra cộng đồng dân cư tại thôn Chuôn Trung xã Chuyên Mỹ tác giả đã tìm hiểu được phần nào suy nghĩ của người dân về vấn đề môi trường hiện nay và việc thực hiện các công tác QLMT đang được triển khai tại địa phương.
Khi được hỏi về việc phổ biến các hoạt động BVMT, tất cả người được hỏi đều biết đến các hoạt động BVMT mà chính quyền phát động, thông qua các cuộc họp toàn dân, qua tiếp nhận thông tin từ một thành viên trong gia đình hay qua loa phát thanh của xã. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác QLMT không chỉ nằm ở việc hiệu quả phổ biến ra sao, mà còn nằm ở việc người dân thực hiện như thế nào. Mà
Bùi Thị Kim Thúy 37 Trường Đại học Khoa học tự nhiên
điều này các hoạt động BVMT xã phát động đã đạt được 70% hiệu quả khi phần lớn số người dân được hỏi cho biết họ đã tham gia một số hoạt động BVMT của xã (22/30 phiếu), số ít còn lại nói rằng không có thời gian và không cho rằng các hoạt động này sẽ có hiệu quả.
Về đánh giá hiệu quả của công tác QLMT hiện tại, nhiều người dân cho rằng môi trường cũng đang được cải thiện, bởi họ thấy các cơ sở sản xuất đã có ý thức hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường. Trả lời câu hỏi về thực trạng quản lý môi trường tại địa phương thì 5/30 phiếu cho rằng công tác quản lý môi trường tại địa phương là tốt, 9/30 phiếu cho rằng công tác QLMT tại địa phương là chưa tốt, còn lại 16/30 phiếu cho rằng công tác QLMT tại địa phương là bình thường. Chính quyền xã cũng có những đợt kiểm tra tại các cơ sở sản xuất làng nghề nhưng chỉ mang tính thời điểm và cũng rất ít khi đi kiểm tra. Và như vậy, họ cho rằng các cán bộ môi trường làm việc còn thiếu trách nhiệm, chưa quan tâm thực sự đến công tác QLMT của xã.
Xung quanh việc làng nghề bị ô nhiễm , mà nguyên nhân trực tiếp là từ hoạt động sản xuất của người dân trong làng, ngoài mong muốn thu nhập kiếm được ngày càng cao, vẫn có những mong muốn khác về chất lượng môi trường mà bản thân người dân khao khát. Tổng hợp các mong muốn đó, ta có một số các nhóm nhu cầu chính về môi trường: người dân mong muốn bản thân họ và con cháu sẽ không phải hít nhiều khí, mùi khó chịu như hiện nay; các hộ sản xuất lớn sẽ di chuyển khỏi khu dân cư; có các biện pháp để xử lý ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đây cũng vẫn chỉ là những mong muốn của người dân, so với lợi ích về mặt kinh tế thì họ vẫn không muốn đánh đổi để đạt được những mong muốn đó.
3.2. Thực trạng sản xuất của làng nghề
3.2.1. Quy trình sản xuất khảm trai
Quá trình tạo ra được sản phẩm khảm trai bao gồm nhiều công đoạn khác nhau. Tùy theo kỹ thuật chế tạo sản phẩm và kinh nghiệm của người thợ mà có sự phân công lao động cho từng khâu.
Bùi Thị Kim Thúy 38 Trường Đại học Khoa học tự nhiên
Nước Hóa chất
Keo
Trai nguyên liệu
Nước Sơn
Hình 3.2: Quy trình sản xuất khảm trai
3.2.1.1. Chế tác nguyên liệu
Khâu sơ chế vỏ trai ốc là khâu vất vả nhất.
- Cắt vỏ trai ốc: Đầu tiên người ta mài bỏ lớp vỏ tự nhiên bám trên vỏ trai ốc. Tùy vào từng con trai, con ốc, tùy thuộc vào kinh nghiệm mà thợ cắt trai ốc thành hai hay ba phần (còn gọi là thỏi hay thẻ). Các thỏi thường có chiều rộng khoảng 3cm, còn chiều dài bằng đúng vỏ trai ốc.
Vỏ trai, ốc vụn Tiếng ồn, bụi, nước thải, hóa chât
SX nguyên liệu
In và vẽ họa tiết lên thẻ trai ốc
Cưa, dũa mảnh khảm đục bể mặt gỗ
Tiếng ồn, bụi Gỗ vụn, trai vụn
Gắn trai lên tranh khảm Màu, sơn đánh bóng mặt khảm Nước thải Sơn thừa Bụi, giấy ráp Keo thừa Trai vụn
Bùi Thị Kim Thúy 39 Trường Đại học Khoa học tự nhiên
- Mài vỏ trai ốc: Sau khi cắt xong, vỏ trai ốc vẫn rất dày. Để có thể cưa mảnh trai ốc theo các họa tiết của bức tranh thì chúng phải có độ mỏng đều. Vì thế, trước đây người ta mài bằng tay trên đá ráp, vừa mài vừa thỉnh thoảng tưới nước cho đỡ bụi. Do làm bằng tay nên vỏ trai vẫn chưa được mỏng đều. Hơn nữa, công đoạn này mất nhiều công sức và thời gian. Ngày nay người thợ Chuyên Mỹ đã sử dụng một loại máy mài gọi là máy đùn. Phía trên của máy có nước tự động chảy nên chỉ cần chuyên tâm chú ý vào việc mài cho đều mà thôi.
- Ép cho phẳng: Vì các thẻ sau khi được cắt vẫn có sự cong vênh nên phải ép cho phẳng để tiện cho việc thực hiện các công đoạn tiếp theo. Trước đây, người thợ phải hơ những thẻ trai ốc này trên lửa cho dẻo để uốn phẳng. Nhưng hiện nay đã có máy ép gọi là máy lau nên làm nhanh và tiện hơn rất nhiều, hơn nữa miếng trai cũng phẳng hơn.
Ba công đoạn trên là công việc chuyên môn đặc biệt của dân thôn Thượng. Sản phẩm của người thôn Thượng chính là nguyên liệu cho những người thợ khảm trai Chuyên Mỹ và cả nước. Đây được coi là công đoạn phát sinh nhiều bụi cũng như các loại chất thải rắn nhất. Do phải mài vỏ trai ốc nên nước thải sinh ra trong quá trình này thường chứa nhiều cặn có thể dễ gây tắc đường cống thoát nước.
3.2.1.2. In và vẽ họa tiết lên những miếng thẻ trai ốc
Trước hết người thợ khảm cần quan sát kĩ bản vẽ để lựa chọn những miếng trai ốc sao cho phù hợp với các chi tiết trong bức tranh về màu sắc cũng như độ to nhỏ. Sau đó, người thợ bắt đầu dùng bút chì in các họa tiết lên trai ốc. Để vẽ được các chi tiết của bức tranh lên những mảnh trai ốc thì người thợ đặt bức tranh lên trên cái bàn hộp làm bằng kính, phía dưới bàn có một bóng điện tạo ra ánh sáng hắt lên các đường nét của bức tranh trên tờ giấy. Nhờ đó người thợ có thể nhìn thấy rõ các đường nét qua mảnh trai mà vẽ theo. Nhưng nếu đó là đề tài quen thuộc thì người thợ có thể không cần dựng bản vẽ. Vẽ xong, người ta dùng cưa để cưa theo nét vẽ đường viền ngoài cùng của hình trên vỏ trai. Công việc này rất tỉ mỉ, kiên trì, nếu nóng vội cẩu thả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.
Bùi Thị Kim Thúy 40 Trường Đại học Khoa học tự nhiên
Các họa tiết rất khác nhau, rất lắt léo, mỗi đường cong lượn là một động tác tinh xảo. Tiếp theo, dùng dũa để làm nhẵn các đường cưa.
Lúc này người ta sắp xếp lần lượt những mảnh họa tiết bằng trai ốc lên mặt cốt gỗ cần khảm thành một bức tranh, rồi dùng hồ dán những họa tiết đó lên trên mặt gỗ.
3.2.1.3. Đục
Trước khi đục, người thợ dùng bút vạch theo những đường viền của họa tiết dán vào gỗ. Sau đó, gỡ các mảnh trai ra ngoài rồi dùng bột đỏ xoa lên bề mặt gỗ nhằm làm nổi rõ các đường vạch. Người thợ sử dụng các loại lưỡi đục để đục vào bề mặt gỗ theo các đường viền đã vẽ. Tiếp đó người ta gắp những mảnh trai đặt ghép thử xuống lòng khuôn vừa được đục xong. Nếu thấy vừa vặn thì nhấc các mảnh trai lên rồi dùng bay xương hoặc mo sừng phết sơn ta hoặc keo vào lòng hố và lần lượt đưa các họa tiết vào các hố đó. Công việc này được gọi là cẩn họa tiết lên mặt sản phẩm. Khi các họa tiết đưa xuống hố ngang bằng với mặt cốt gỗ, dùng ngón tay ấn nhẹ cho ngang bằng với nền cốt. Nếu có sơn thừa trào ra ở mép họa tiết và nền cốt gỗ thì được vét sạch bởi mo sừng rồi hong sản phẩm ra nơi thoáng cho mau khô. Đợi khoảng 2 giờ cho những mảnh trai vừa được ghép dính khô kết gắn, dùng đồ ráp hoặc giấy ráp mài mặt trai đã khảm cho thật phẳng và nhẵn đến khi lộ rõ ánh sáng biếc của mảnh trai, mất đi đường ranh giới giữa mảnh trai khảm và mặt gỗ là được.
3.2.1.4. Tách
Đây là công đoạn đòi hỏi người thợ có tay nghề cao. Người ta dùng dụng cụ gọi là bút tách để vẽ lên trên mặt của những mảnh trai đã được khảm vào gỗ như mắt của con công con phượng… khi tách người thợ không bao giờ đưa bút theo hướng đi lên mà chỉ có một đường đi xuống theo chiều thuận của bàn tay. Tùy thuôc độ đậm nhạt cần thể hiện trong các họa tiết mà người thợ ấn tay mạnh