Nguồn lao động

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng môi trường và xây dựng mô hình xử lý chất thải rắn tại làng nghề khảm trai chuyên mỹ, huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 46 - 90)

Một đặc điểm cơ bản của lao động trong làng nghề truyền thống là lao động thủ công, lao động chân tay kết hợp sự sáng tạo và kỹ năng tinh xảo, vừa là lao

Bùi Thị Kim Thúy 47 Trường Đại học Khoa học tự nhiên

động vật chất vừa là lao động nghệ thuật. Xuất phát từ đặc điểm này nên quá trình sản xuất cần đến nhiều lao động. Nghề càng phát triển thì số lượng và chất lượng lao động càng tăng lên.

Trong tất cả các khâu của quá trình tạo ra sản phẩm khảm trai đều có thể huy động được lao động của mọi thành viên trong gia đình, cả nam lẫn nữ, từ trẻ em 12-13 tuổi đến những người tuổi cao. Mỗi người tùy vào sức khỏe và khả năng chuyên môn của mình mà tham gia vào các khâu của quy trình sản xuất. Độ tuổi lao động chính ở Chuyên Mỹ là từ 14 – 55 tuổi.

Chất lượng nguồn lao động tại xã Chuyên Mỹ hiện nay còn bộc lộ nhiều yếu điểm: số lượng lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao còn ít (lao động của xã chủ yếu chỉ đào tạo ngắn hạn, chiếm 25% tổng số người lao động, số lao động còn lại chưa qua các lớp đào tạo là 75%), khả năng tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất còn hạn chế; nhận thức của người dân về các vấn đề kinh tế - xã hội còn bị chi phối bởi lối tư duy tiểu nông, sản xuất nhỏ lẻ.

Tuy nhiên trong thời gian tới, sự tác động của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, cùng với chủ trương xây dựng mô hình nông thôn mới của Đảng và Nhà nước, lao động tại xã Chuyên Mỹ có cơ hội được tiếp cận với nhiều thành tựu khoa học mới, số trẻ em phổ cập trung học ngày càng tăng; nhu cầu về lao động trong các khu công nghiệp, công nghệ cao trong vùng tăng lên. Đây là cơ hội tốt để cải thiện chất lượng nguồn lao động cho xã Chuyên Mỹ nói chung và từng thôn nói riêng.

Bảng 3.2 . Cơ cấu lao động theo ngành của làng nghề 2011

STT Ngành Số hộ Số lao động trong độ tuổi 1 Nông nghiệp 1228 1517 2 CN – TTCN 1312 3144 3 Thương mại- Dịch vụ 608 Tổng cộng 2540 5269

Bùi Thị Kim Thúy 48 Trường Đại học Khoa học tự nhiên

3.3. Hiện trạng vệ sinh môi truờng và sức khỏe cộng đồng

3.3.1. Không gian sống

Là một xã thuộc ngoại thành Hà Nội nên không gian sống ở đây tương đối thoải mái so với nội thành. Hầu hết các gia đình đều có sân rộng rãi. Mật độ dân số xã Chuyên Mỹ là 1231,16 người/km2. Tuy nhiên so với một huyện ngoại thành thì mật độ dân số ở đây vẫn tương đối cao.

Bảng 3.3: So sánh mật độ dân số Chuyên Mỹ với một số quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội

Đơn vị Mật độ (ngƣời/km2) Xã Chuyên Mỹ 1231,16 Đống Đa 38896 Đông Anh 1796 Sóc Sơn 950 Mỹ Đức 739 Ba Vì 567 Thanh Trì 3145 Tây Hồ 4798 3.3.2. Chất lượng nhà ở

Những năm gần đây do chuyển dịch cơ cấu nên đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Những căn nhà cổ, cũ nát dần được thay thế bởi nhà cấp 4, nhà mái bằng khang trang sạch đẹp. Và đến nay trong thôn đã không còn nhà tranh tre dột nát.

Bảng 3.4 : Hiện trạng chất lƣợng nhà ở qua các năm

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số nhà kiên cố, bán kiên cố 1287 1333 1413 Số nhà cấp 4 1090 1122 1127

Bùi Thị Kim Thúy 49 Trường Đại học Khoa học tự nhiên

Theo tiêu chuẩn về nhà ở nông thôn của Bộ Xây dựng, tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn ở xã Chuyên Mỹ đã đạt 100% (tỷ lệ này ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng là 90%). Việc xây dựng nhà ở trên địa bàn 7 thôn của xã chủ yếu theo kiểu dáng kiến trúc nhà ở nông thôn vùng đồng bằng Sông Hồng, gồm nhà nhà chính chủ yếu xây theo hướng Đông Nam, Tây Nam với các công trình phụ liền kề, sân phơi, vườn, tường bao.

Tại các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp tồn tại tình trạng kết hợp với tổ chức sản xuất tại nhà. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng ở, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng trong khu dân cư.

3.3.3. Công trình vệ sinh

Đời sống được nâng cao, nhu cầu về xây dựng nhà cửa và các công trình vệ sinh cũng được chú trọng. Hiện nay chủ yếu các hộ gia đình sử dụng hố xí tự hoại rất sạch sẽ và hợp vệ sinh.

Đồng thời với việc xây dựng, sửa chữa lại nhà cửa, nhà vệ sinh thì nhà tắm là công trình cung được quan tâm, chú ý để đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Những nhà tắm cũ nát không cửa, không mái che rất nguy hiểm đã dần được phá bỏ. Thay vào đó là những nhà tắm kiên cố, chắc chắn có cửa kín được ốp gạch rất sạch sẽ. Hiện nay 51% số hộ có cả 3 công trình nhà tiêu, nhà tắm và bể nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

Tuy nhiên tính bất hợp lý trong thiết kế và xây dựng, cách bố trí cũng như khoảng cách từ nhà vệ sinh đến giếng nước. Chúng được xây dựng theo kiểu liên hoàn nhà vệ sinh, nhà tắm, giếng nước cho tiện việc cung cấp nước. Vì vậy giếng khoan thường được đặt không xa nhà vệ sinh (5-10m) . Trong trường hợp nhà vệ sinh gia cố không chắc chắn, chống thấm không tốt, xảy ra hiện tượng rò rỉ thì đây là nguồn gây ô nhiễm vi sinh cho nước giếng khoan. Nước giếng khoan có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh đặc biệt là các bệnh đường ruột: thương hàn, tả lị…Người sử dụng nguồn nước này có nguy cơ mắc các bệnh đường ruột cao.

Bùi Thị Kim Thúy 50 Trường Đại học Khoa học tự nhiên

3.3.4. Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Hiện nay các sản phẩm thuốc BVTV (kể cả dạng dung dịch và dạng bột) chủ yếu được đóng gói vào các bao bì nhỏ, với lượng hóa chất đó để pha cho một bình phun (thể tích một bình phun là 8 lit). Điều này rất tiện lợi cho người sử dụng vì không phải đong, chia thuốc khi phun. Vì vậy ngày nay đa số bà con nông dân sử dụng thuốc BVTV ở dạng gói nhỏ.

Đối với cây lúa, trong một vụ phun khoảng 2 lần TBVTV để trừ cỏ, trừ sâu… Một lần phun thường kết hợp nhiều loại thuốc với nhiều mục đích khác nhau. Trung bình người dân sử dụng 1,5 bình để phun cho một sao lúa. Như vậy 1 sào lúa trong một vụ thải 3 – 5 bao bì. Với 425,48ha lúa tương đương với 11.819 sào Bắc bộ thì trong một vụ thải khoảng 35.457 - 59.095 vỏ bao bì TBVTV. Các vỏ bao bì này thường bị vứt bỏ ngay tại bờ ruộng, rơi xuống ruộng, mương máng gây ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến sinh vật và gây mất mỹ quan.

3.3.5. Hiện trạng cấp-thoát nước

3.3.5.1. Hiện trạng nước cấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc dù trữ lượng nước ngầm có khả năng cung cấp cho khai thác tập trung nhưng hiện nay trên địa bàn xã chưa có trạm cấp nước tập trung cho sinh hoạt và sản xuất. Người dân vẫn chủ yếu tự khai thác nước. Nhu cầu sử dụng nước hàng ngày cho toàn bộ các hoạt động chủ yếu từ các nguồn: Nước mưa, nước giếng khoan, nước từ các hồ chứa của xã, nước giếng khơi. Hiện nay, 100% hộ dân có giếng khoan sâu từ 20-50m. Việc xử lý nguồn nước tại Chuyên Mỹ hiện nay chủ yếu là qua các bể lọc cát. Bảng 3.5: Chất lƣợng môi trƣờng nƣớc cấp pH As (mg/l) Fe (mg/l) Độ đục (NTU) Coliform (MPN/100mL) Chuyên Mỹ 7,5 0,03 0,2 1 300 QCVN02:2009/BYT 6-8,5 0,05 0,5 5 150

Bùi Thị Kim Thúy 51 Trường Đại học Khoa học tự nhiên

Từ bảng phân tích chất lượng nước cấp có thể thấy hầu như các chỉ tiêu đều đạt mức tiêu chuẩn cho phép, chỉ riêng chỉ số coliform trong nước cao gấp 2 lần tiêu chuẩn cho phép.

3.3.5.2. Hiện trạng thoát nước

Hiện trạng tiêu thoát nước của một khu vực phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa hình, hệ thống thủy văn, khí hậu… nên việc thiết kế, xây dựng các hệ thống thoát nước phải căn cứ vào đặc điểm các yếu tố trên. Có như vậy hệ thống thoát nước mới hoạt động một cách có hiệu quả. Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày là 1171 m3/ngày, trong khi nước thải sản xuất là 2000 m3/ngày.

Hệ thống thoát nước thải của xã chưa được hoàn thiện, chủ yếu là các cống thoát nước dọc hai bên đường làng. Ở một số nơi tuy hệ thống rãnh nước đã được xây gạch chắc chắn nhưng lại không có nắp bê tông đậy kín, gây mất vệ sinh môi trường và mỹ quan thôn xóm như ở thôn Thượng, thôn Hạ, thôn Bối Khê.

Bảng 3.6: Hiện trạng rãnh thoát nƣớc trong xã Hệ thống thoát nƣớc thôn Chiều dài (km) Chiều rộng (m) Đã cứng hóa (km) Chƣa cứng hóa (km) Tổng số Còn tốt Xuống cấp Thôn Đồng Vinh 2,55 0,30 1,17 0,39 0,78 1,38 Thôn Thượng 8,50 0,50 4,00 0,50 3,50 4,50 Thôn Trung 1,35 0,30 1,00 0,65 0,35 0,35 Thôn Ngọ 1,42 0,60 1,20 1,20 0 0,22 Thôn Hạ 0,16 0,30 0,16 0 0,16 0 Thôn Bối Khê 2,97 0,60 0,48 0 0,48 2,49

Tổng cộng 16,95 8,01 2,74 5,27 8,94

Ngoài ra hiện nay xã chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải từ các hộ sản xuất. Do đó, 100% nước thải được xả trực tiếp ra môi trường tự nhiên mà không qua xử lý. Nước thải sau khi cắt mài trai có nhiều bột từ vỏ trai hay bụi gỗ theo cống chảy xuống cống rãnh, sau đó chảy vào ao hồ gần đó. Do đó cống rãnh

Bùi Thị Kim Thúy 52 Trường Đại học Khoa học tự nhiên

ở các thôn, nhất là thôn Thượng hay bị tắc, nước thải có màu trắng đục. Thỉnh thoảng người dân trong làng lại phải khơi thông cống rãnh. Mỗi lần như vậy là có tới 2-3 xe bò chở đầy chất bột trắng.

Các chất thải rắn từ hoạt động nghề còn được người dân đem vứt xuống ao hồ trong làng hoặc vứt xuống sông. Hóa chất trong những vỏ trai, ốc, hến gặp nước hòa tan ra gây ô nhiễm nguồn nước, tạo ra mùi hôi khó chịu cho người dân sống xung quanh; ảnh hưởng đến các quần thể, quần xã sinh vật sống trong môi trường ao, hồ, sông, ngòi. Nguồn thực phẩm hàng ngày cho người dân như tôm, cua, cá, rau muống ao, sông … không còn sạch để người dân sử dụng.

Không chỉ có chất thải rắn gây ảnh hưởng đến môi trường nước, mà chính nước thải của người dân cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước. Xã chưa có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và sản xuất riêng biệt do đó nước thải sinh hoạt, hoạt động sản xuất công nghiệp đều không qua xử lý mà được xả chung thẳng ra môi trường. Nước thải độc hại như chất tẩy trắng, làm sáng bóng bề mặt vỏ trai, ốc, hến không đảm bảo quy trình xử lý ô nhiễm đã được xả thẳng theo các cống rãnh ra ao hồ, sông ngòi gây mùi khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Bảng 3.7: Chất lƣợng nƣớc thải tại 3 thôn Thôn Thƣợng Thôn Ngọ Thôn Bối Khê QCVN 40:2011/BTNMT pH 7,42 7,09 7,5 5,5- 9 TSS (mg/l) 500 35 70 100 As (mg/l) 0,03 0,04 0,05 0,1 Fe (mg/l) 0,56 1,8 0,29 5 Tổng N (mg/l) 81,4 15,3 75,7 40 Tổng P (mg/l) 12,6 10,6 15 6 COD (mg/l) 350 180 250 150 Coliform (MPN/100ml) 4500 2200 3700 5000

Bùi Thị Kim Thúy 53 Trường Đại học Khoa học tự nhiên

Lượng nước thải dùng trong các khâu mài, cắt trai là khá lớn, hàm lượng COD trong nước thải do làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ thải ra cao gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Nước thải sau sản suất chứa nhiều hóa chất chưa qua xử lý được thải trực tiếp ra sông, ao hồ...

Có thể thấy hàm lượng rắn lơ lửng trong mẫu nước thải của thôn Thượng rất cao, gấp 5 lần so với tiêu chuẩn. Nguyên nhân là do đặc điểm của thôn chuyên làm nguyên liệu trai ốc, thường xuyên phải cắt, mài vỏ trai ốc. Ngoài ra tổng N, P trong nước thải cũng cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép từ 2-3 lần.

3.3.6. Hiện trạng môi trường không khí

Bên cạnh sự ô nhiễm do nước thải gây nên, khí thải, tiếng ồn phát sinh trong các công đoạn mài, cưa trai cũng đang tác động xấu đến môi trường. Bụi, tiếng ồn được phát sinh chủ yếu ở khâu làm nguyên liệu khảm trai, tiếng ồn từ máy cắt, máy mài trai phát ra ở các cơ sở sản xuất. Các công đoạn này đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận, nên người thợ phải làm việc trực tiếp. Bụi cưa, đục lan tỏa trực tiếp vào không khí. Đây là dạng bụi lắng, khi con người hít phải qua đường hô hấp bụi vào phổi sẽ lắng đọng trong phổi mà không quay ngược ra ngoài.

Không chỉ có bụi và tiếng ồn mà các chất độc hại trong không khí cũng là điều đáng lo ngại ở làng nghề này, ở các thôn làm nghề sản xuất đồ gỗ, sơn mài, các hộ còn sử dụng sơn, dầu bóng nên hằng ngày thải ra môi trường lượng khí thải độc lớn, mùi sơn nồng nặc làm cho người lao động cảm thấy khó thở và cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân trong vùng. Hầu hết các hộ sản xuất đều chấp nhận sống chung với ô nhiễm. Để giảm thiểu việc hít thở trực tiếp bụi trai, khí thải từ các khâu phun, đánh bóng hàng hóa, những người thợ trực tiếp làm việc đã khắc phục bằng hình thức đeo khẩu trang, đeo kính, dùng quạt điện thổi bớt mùi hay hạn chế lượng bụi phát tán ra không khí bằng cách căng bạt để hạn chế lượng bụi nhưng vẫn không chắn được bao nhiêu, toàn bộ cây cối xung quanh, mái nhà, sân... đều phủ một lớp bụi trai trắng xóa. Đây cũng chỉ là những biện pháp có tính

Bùi Thị Kim Thúy 54 Trường Đại học Khoa học tự nhiên

chất tạm thời. Về lâu dài để khắc phục tình trạng này cần có những nghiên cứu nhằm đảm bảo sức khỏe cho người dân.

Bảng 3.8 : Bảng chất lƣợng môi trƣờng không khí Thôn Thƣợng Thôn Ngọ Thôn Bối Khê QCVN 05:2009/BTNMT Tiếng ồn (dBA) 77 80 82,5 70(*) Bụi lơ lửng(μg/m3) 700 616 580 300 SO2 (μg/m3) 196 170 215 350 CO (μg/m3) 1925 2541 2182 30.000 NOx (μg/m3 ) 103 65 94 200

(*) Theo QCVN26:2010/BTNMT quy định giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc - Khu vực thông thường (6-21h) mức âm tương đương là 70 dBA.

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy các thông số về chất lượng không khí xung quanh của xã Chuyên Mỹ đều vượt quá tiêu chuẩn đặc biệt hàm lượng bụi lơ lửng ở Chuyên Mỹ cao vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

Do phần lớn các hộ đều sản xuất do đó độ ồn lớn cao hơn quy chuẩn cho phép 7-12 dBA.

Nồng độ các chất SO2, CO, NOx đều trong giới hạn cho phép.

3.3.7. Sức khỏe cộng đồng

Khảo sát thực tế tại các cơ sở sản xuất và tiến hành phỏng vấn 30 hộ dân cư của làng nghề cho thấy an toàn và sức khỏe của người lao động trong làng nghề không được đảm bảo. Toàn bộ các xưởng sản xuất đều nằm xen kẽ trong khu dân cư có quy mô vừa và nhỏ (quy mô hộ gia đình), đối với những xưởng sản xuất lớn thì trung bình có khoảng 20 công nhân, tuy nhiên số lượng các xưởng này trong một thôn không nhiều, công nghệ sản xuất vẫn còn thô sơ, chủ yếu phải sử dụng bằng tay, chưa được cơ giới hóa hoàn toàn. Thời gian làm việc liên tục trung bình môi ngày 12- 16 giờ trong điều kiện diện tích chật hẹp, mức độ ô nhiễm cao.

Bùi Thị Kim Thúy 55 Trường Đại học Khoa học tự nhiên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong các nhà xưởng không có sự chuẩn bị nào cho an toàn cháy nổ, mặc dù ở khắp làng đều tiềm tàng những nguy cơ gây cháy nổ do điện, hóa chất, xăng dầu…

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng môi trường và xây dựng mô hình xử lý chất thải rắn tại làng nghề khảm trai chuyên mỹ, huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 46 - 90)