Hiện trạng

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng môi trường và xây dựng mô hình xử lý chất thải rắn tại làng nghề khảm trai chuyên mỹ, huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 57 - 90)

3.4.1.1. Khối lượng rác thải

Tại Chuyên Mỹ, ngoài rác thải sinh hoạt, chất thải rắn còn là vỏ trai, ốc, hến còn thừa sau khi đã sử dụng.

Bùi Thị Kim Thúy 58 Trường Đại học Khoa học tự nhiên

Trung bình mỗi hộ sản xuất một ngày thải 4kg chất thải rắn. Hiện nay toàn xã có 1450 cơ sở sản xuất. Như vậy ước tính trung bình lượng chất thải rắn sản xuất phát sinh là khoảng 5800kg/ngày (5,8 tấn/ngày).

Để tính toán khối lượng rác thải sinh hoạt, qua 5 ngày khảo sát ước tính theo khối lượng xe rác thu được kết quả như sau:

Bảng 3.10 : Khối lƣợng rác sinh hoạt qua 5 ngày khảo sát

Ngày Khối lượng (kg) Ngày 1 2431 Ngày 2 2709 Ngày 3 2773 Ngày 4 2507 Ngày 5 2385 Trung bình 2561 Độ lệch chuẩn 171

Như vậy trung bình khối lượng rác thải sinh hoạt của xã Chuyên Mỹ khoảng 2561 ± 171kg/ngày. Bình quân theo đầu người khoảng 0,26± 0,017 kg/ngày.

3.4.1.2. Mô hình tổ chức thu gom rác tự quản tại Chuyên Mỹ

Ở Chuyên Mỹ các thôn trong xã tự tổ chức thu gom rác với mô hình thu gom đơn giản

Việc thu gom chất thải rắn tại các các thôn được thực hiện theo mô hình người thu gom rác được quản lý và trả lương bởi thôn. Đội thu gom và vận chuyển rác thải sẽ đảm nhận việc thu gom và vận chuyển chất thải rắn từ hộ gia đình tới điểm vận chuyển hoặc bãi rác của thôn. Hoạt động theo mô hình này được thể hiện qua sơ đồ sau:

Rác từ các hộ gia đình

Thu gom vận chuyển bằng xe thô sơ

Bãi rác hoặc nơi vận chuyển

Bùi Thị Kim Thúy 59 Trường Đại học Khoa học tự nhiên

Hình 3.3: Mô hình thôn quản lý thu gom rác thải

Mỗi thôn có một đội vệ sinh (trừ thôn Mỹ Văn), hợp tác xã và trưởng thôn phối hợp làm công tác quản lý đội vệ sinh và thu phí vệ sinh của người dân. Tiền thu phí được dùng vào việc mua sắm và sửa chữa các dụng cụ thu gom, chi trả cho công nhân làm nhiệm vụ thu gom rác. Tiền phí được tính dựa trên tổng mức đầu tư dụng cụ và trả tiền cho công nhân từng đội thu gom rác chia đều cho những hộ gia đình trong thôn, do đó mức phí có thể dao động từ 100.000 – 150.000 đồng/hộ/năm. Việc thu gom của các tổ vệ sinh chịu sự giám sát của hợp tác xã, trưởng thôn và người dân trong thôn. Một tuần thường có 2 – 3 lần thu gom. Cuối năm thường có các cuộc họp nhằm đánh giá hoạt động của tổ vệ sinh.

3.4.1.3. Hoạt động thu gom, vận chuyển

Số lượng nhân công trong tổ thu gom ở mỗi thôn khác nhau. Hầu hết những người này đều có hoàn cảnh khó khăn, không có nghề. Mỗi người trong tổ sẽ được trang bị quần áo lao động, chổi quét, xẻng, cuốc. Trước đây các tổ vệ sinh thường thu gom rác bằng các xe kéo tay nhưng hiện nay hầu hết các thôn đã có xe thu gom 3 bánh. Phí thu gom rác thải Thôn Trả lương Trách nhiệm

Người thu gom

Dịch vụ thu gom Hộ gia đình

Bùi Thị Kim Thúy 60 Trường Đại học Khoa học tự nhiên

Bảng 3.11: Số lƣợng công nhân và xe thu gom các thôn Thôn Số ngƣời Số xe 3 bánh Đồng vinh 4 5 Thượng 2 0 Trung 2 5 Hạ 3 4 Ngọ 4 9 Bối Khê 4 10 Mỹ Văn 0 0

Mỗi hộ gia đình đều có các thùng, xô, chậu hoặc túi đựng rác đặt trước nhà, ngay cạnh đường. Vào ngày thu gom công nhân thu gom sẽ thu gom rác dọc theo đường chính của thôn. Các hộ trong ngõ nhỏ vào ngày thu gom sẽ đem ra đầu ngõ. Khi xe rác đã đầy người công nhân đẩy xe về bãi tập kết rác, chờ ô tô đến chở đi về bãi rác quy định hoặc chở luôn đến bãi rác của thôn.

Rác sau khi được thu gom được chuyển về địa điểm tập kết chờ vận chuyển. Hiện nay chỉ có rác của 4 thôn Bối Khê, Ngọ, Trung, Đồng Vinh là được thu gom vận chuyển đến bãi rác Phú Vinh sau đó được chuyển đi bãi rác ở Sơn Tây. Công ty chịu trách nhiệm vận chuyển rác của thôn là Công ty cổ phần dịch vụ môi trường Thăng Long. Xe vận chuyển của công ty đi từ thôn Bối Khê sau đó qua thôn Ngọ tiếp theo đến thôn Trung. Riêng rác từ thôn Đồng Vinh được vận chuyển bằng xe vận chuyển từ hướng xã Hoàng Long đi qua. Còn lại các thôn vẫn vận chuyển đến bãi rác trong thôn. Các bãi rác nằm giữa khu vực miền bãi, miền đồng, dọc bờ đê có diện tích nhỏ. Khoảng cách của bãi rác thải tới khu dân cư gần nhất là 300m, còn lại cách từ 1 đến 2 km.

Đối với thôn Thượng hình thức thu gom là có một xe công nông nhỏ chạy chậm dọc theo trục đường thôn, một công nhân đi nhặt các túi rác bỏ vào trong xe. Xe đầy thì chạy về bãi rác đổ rồi tiếp tục đi thu gom cho tới hết tuyến quy định. Lịch thu gom 2 lần/tuần, trung bình mỗi lần thu gom khoảng 2-3 xe.

Bùi Thị Kim Thúy 61 Trường Đại học Khoa học tự nhiên

Riêng với một số loại chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất như trai thừa, mạt trai thường được các cơ sở sản xuất tự thu gom sau đó đem bán. Mạt gỗ thường được thu gom tận dụng để đun bếp. Mạt trai được thu mua dùng để đổ nền nhà, trung bình mạt trai được mua với giá 2000đ/ bao. Còn trai thừa thì bán với giá cao hơn 10.000 đ/kg.

Tuy nhiên chất thải rắn không hoàn toàn được thu gom một cách triệt để. Vẫn còn một lượng chất thải không được thu gom mà được thải thẳng ra môi trường mà không qua xử lý. Phần hóa chất trong vỏ trai, ốc, hến qua năm tháng sẽ ngấm dần ra môi trường đất, nước và thậm chí là cả không khí làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng

3.4.1.4. Thành phần rác thải

Thành phần rác thải thu gom nói chung là rác hữu cơ, các loại lá cây, rau, hoa quả…

Bảng 3.12: Thành phần rác thải làng nghề Chuyên Mỹ Thành phần Khối lƣợng (kg) % theo khối lƣợng

Lá cây, Các chất hữu cơ 535 53,5

Mạt trai 30,3 3,03 Nhựa, ni lông, 69 6,9 Giấy 20 2,0 Tải 12 1,2 Xốp 5 0,5 Thủy tinh 21 2,1 Vật liệu xây dựng 91 9,1 Kim loại 33 3,3 Vải vụn 16 1,6 Xỉ than 150 15 Gỗ 15 1,5 Tổng 1000 100

Bùi Thị Kim Thúy 62 Trường Đại học Khoa học tự nhiên

3.4.1.5. Dự tính lượng thải tại làng nghề đến năm 2020

Với tốc độ tăng trưởng của sản xuất như dự tính (trung bình đạt

19,5%/năm) thì khối lượng thải đến năm 2020 cũng tăng khá nhanh. dự tính tải lượng rác thải sản xuất của làng nghề năm 2020 là 19,96 (tấn/ ngày)

Về khối lượng thải từ sinh hoạt: Với tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn 2009 đến 2011 là 0,91%/năm, lượng rác gia tăng hàng năm theo người 1%, dự tính trong những năm tới tốc độ tăng dân số của Chuyên Mỹ vẫn ổn định ở mức trên, có thể dự tính dân số và khối lượng rác thải tại địa phương đến năm 2020:

Bảng 3.13:Kết quả dự tính rác thải sinh hoạt của làng nghề giai đoạn 2012- 2020

Năm Dân số

Bình quân (kg/ngày/ngƣời)

Tổng lƣợng rác thải sinh hoạt (tấn/ngày)

Tổng lƣợng rác thải sinh hoạt

( tấn/ năm) 2011 9761 0,25 2,4 876 2012 9850,23 0,26 2,561 934,4 2013 9940,3 0,27 2,684 979,6 2014 10031,15 0,28 2,81 1025,2 2015 10122,85 0,29 2,936 1071,5 2016 10215,38 0,30 3,065 1118,6 2017 10308,77 0,31 3,196 1166,4 2018 10403,01 0,32 3,329 1215,1 2019 10498,11 0,33 3,464 1264,5 2020 10594,1 0,34 3,602 1314,7 Tổng 30,042 10966

Bùi Thị Kim Thúy 63 Trường Đại học Khoa học tự nhiên

3.5.2. Đánh giá

- Hoạt động thu gom: Từ những kết quả thực địa thu được có thể thấy mô hình thu gom chất thải rắn của xã Chuyên Mỹ bước đầu đã đem lại hiệu quả nhất định. Đường thôn ngõ xóm trong xã sạch sẽ, khang trang.

Ưu điểm của phương pháp:

+ Có thể thu gom triệt để chất thải rắn phát sinh trong các ngõ, hẻm nhỏ + Đầu tư trang thiết bị ít tốn kém.

+ Chi phí thu gom thấp. Nhược điểm:

+ Ô nhiễm môi trường do sử dụng xe đẩy tay để thu gom và có nhiều điểm tập kết trung chuyển.

+ Cần nhiều lao động phổ thông (công nhân thu gom xe đẩy tay) để thu gom rác về điểm tập kết trung chuyển hoặc bãi rác.

+ Mức độ cơ giới hóa trong thu gom và vận chuyển thấp.

Trên toàn xã chưa áp dụng chương trình phân loại CTR tại nguồn, CTR từ khu dân cư chưa được phân loại, tất cả các loại rác đều được bỏ chung.

Việc sử dụng đặt các thùng rác trước mỗi hộ gia đình là một phương pháp này rất thuận tiện cho việc thu gom, người công nhân chỉ cần đổ những thùng, xô chậu vào thùng xe rồi để lại chỗ cũ, tránh được lượng rác vứt bừa bãi, không mất thời gian quét dọn. Song toàn xã Chuyên Mỹ hiện có rất ít thùng đựng rác hợp vệ sinh, hầu hết là các loại xô chậu, bìa các tông hoặc bao tải. Việc sử dụng các thùng rác không hợp vệ sinh, không có nắp đậy như vậy cũng ảnh hưởng đến việc lưu trữ chất thải rắn. Đặc biệt vào mùa mưa, nước mưa ngấm vào rác thải gây ứ đọng nước rác làm mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe của hộ gia đình nói riêng và gây khó khăn cho công tác thu gom, quản lý chất thải phát sinh ra tại các hộ gia đình nói chung. Tần suất thu gom rác là 2 ngày/lần, rác sinh hoạt sau khi được lưu trữ trong các thùng rác nhỏ của hộ gia đình để hai bên lề đường, điều này dễ gây ô nhiễm môi trường phát sinh chuột bọ và ruồi muỗi. Dùng thùng chứa có nắp đậy kín, rửa thùng chứa cũng như làm vệ sinh khu vực chứa chất thải theo định kỳ và

Bùi Thị Kim Thúy 64 Trường Đại học Khoa học tự nhiên

chuyển các chất thải có khả năng phân hủy sinh học đến nơi thải bỏ theo quy định là việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay. Mùi có thể được khống chế nếu sử dùng thùng chứa kín và duy trì chu kỳ thu gom hợp lý.

- Đối với công nhân: Hàng ngày đảm nhận khối lượng công việc không hề nhỏ nhưng thu nhập của những thành viên trực tiếp đi thu gom rác rất khiêm tốn. Tùy theo khu vực mức thu nhập của công nhân thu rác là khác nhau.

Bảng 3.14: Mức nộp phí cho VSMT và thu nhập của công nhân các thôn

Thôn Mức nộp phí (nghìn/ năm/khẩu) Thu nhập (triệu/năm/ngƣời) Đồng vinh 20 6 Thượng 24 15 Trung 20 11 Hạ 4 3 Ngọ 20 2,4 Bối Khê 20 8,4

Có thể thấy sự chênh lệch về mức lương cho công nhân thu gom. Mức lương cho công nhân ở thôn Ngọ, thôn Hạ quá thấp trong khi lượng công việc không hề ít. So với mức sống hiện nay đây là mức lương quá thấp. Hiện nay công tác thu phí tại xã được khoán cho thôn, chính quyền không quản lý và kiểm soát trong vấn đề thu chi nên nguồn thu không vào ngân sách. Hơn nữa mức thu không thống nhất và mức chi trả cho công nhân thu gom cũng không thống nhất vì vậy mới có sự khác nhau về mức lương cho công nhân. Xã, thôn cần phải có sự điều chỉnh về vấn đề này.

- Đối với việc xử lý chất thải rắn

Rác tại 2 thôn Bối Khê và thôn Ngọ được sau khi thu gom đã được vận chuyển đến bãi rác Phú Vinh và xử lý theo đúng quy định.

Còn tại thôn Trung khoảng 80 – 85% rác thải sau khi thu gom được vận chuyển đến bãi rác Phú Vinh nhưng vẫn còn một lượng rác đã được thu gom nhưng do không đủ phương tiện nên phải vận chuyển đến bãi rác của thôn.

Bùi Thị Kim Thúy 65 Trường Đại học Khoa học tự nhiên

Tại thôn Hạ do khó khăn trong việc làm đường nên đến nay rác thải vẫn được thu gom sau đó đổ ra bãi rác của thôn.

Riêng các thôn còn lại đều đổ ra các bãi rác của thôn. Những bãi rác này đều không hợp vệ sinh. Bãi chôn lấp không có lớp chống thấm ở đáy và xung quanh, không có hệ thống ống và mương thu gom nước rỉ rác. Các bãi rác tuy cách khu dân cư nhưng lại gần đồng ruộng, kênh mương nên rất dễ ảnh hưởng đến nguồn thực phẩm. Hiện tại bãi đổ rác xuất hiện nhiều ruồi muỗi và mùi hôi rất dễ phát sinh dịch bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

3.5.3. Đề xuất

3.5.3.1. Về mặt quản lý

- Hiện nay với mức phí quá thấp cho vấn đề vệ sinh môi trường này thì khó có thể quản lý chất thải một cách có hiệu quả. Phí thu gom và xử lý thấp đồng nghĩa với việc chưa quan tâm đúng mức đến đời sống cũng như thu nhập của đội ngũ thu gom và xử lý chất thải. Để có thể quản lý chất thải rắn sinh hoạt một cách tốt hơn thì cần phải áp dụng các công cụ kinh tế hiệu quả. Ví dụ như sử dụng công cụ phí người sử dụng dịch vụ (phí người dùng).

Phí người dùng được áp dụng phổ biến cho việc thu gom và xử lý chất thải rắn. Chúng được coi là những khoản tiền phải trả thông thường cho các dịch vụ đó, rất hiếm khi được coi là biện pháp kích thích. Trong phần lớn trường hợp, phí được tính toán để trang trải tổng chi phí và không phản ánh những chi phí biên xã hội của các ảnh hưởng môi trường. Hiện nay tất cả các hộ dân trên địa bàn mỗi thôn của xã Chuyên Mỹ hàng tháng đều phải trả một khoản phí bằng nhau mà không phân biệt lượng rác nhiều hay ít. Chính điều này đã không khuyến khích được người dân giảm bớt việc thải bỏ chất thải rắn. Cần phải có các biện pháp nhằm khuyến khích người dân giảm thiểu chất thải rắn thải ra hàng ngày. Ví dụ, phát cho mỗi hộ gia đình 2 thùng chứa rác loại 5 lít, 1 thùng là chứa chất thải rắn hữu cơ và một thùng là các loại chất thải rắn khác. Chi phí để mua thùng rác được thu vào phí hàng tháng, tần suất thu gom là 2 ngày một lần và nếu hộ gia đình nào thải quá nhiều chất thải rắn hoặc bỏ chất thải rắn không đúng quy định thì sẽ bị phạt tiền hoặc bị ghi vào sổ theo dõi của thôn. Những gia đình vi phạm quá nhiều

Bùi Thị Kim Thúy 66 Trường Đại học Khoa học tự nhiên

lần thì không được xét là gia đình văn hóa hoặc các chính sách đãi ngộ của nhà nước như vay vốn.

- Công nhân trực tiếp làm việc trong các khâu thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn phải được xếp ở ngành lao động nặng và độc hại, từ đó chế độ tiền lương, phụ cấp độc hại, bảo hộ lao động phải được xây dựng cho phù hợp.

- Đặt thùng rác công cộng tại đầu một số con hẻm có nhiều hộ gia đình sinh sống nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo cảnh quan đẹp trong thôn xóm.

3.5.3.2. Đề xuất mô hình phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải

Do hầu như lượng rác thải sản xuất được tận thu để sử dụng vào các mục đích khác nên trong luận văn này tôi tập trung hướng đề xuất thu gom vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt của xã Chuyên Mỹ.

Với điều kiện khu vực nông thôn nếu phân thành nhiều loại thì người dân khó chấp nhận nên tôi đề xuất phân thành 3 loại: ni lông, các chất có thể tái sử dụng được như thủy tinh, kim loại, các loại nhựa và các chất thải còn lại. Thông thường loại rác thải có thể tái sử dụng được như thủy tinh, kim loại thường được hộ gia đình hoặc người thu gom gom lại để bán. Còn với 2 loại rác thải còn lại tôi đề xuất mô hình thu gom và xử lý như sau:

Hình 3.4: Đề xuất mô hình thu gom xử lý rác thải 1

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng môi trường và xây dựng mô hình xử lý chất thải rắn tại làng nghề khảm trai chuyên mỹ, huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 57 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)