Hiện trạng môi trường không khí

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng môi trường và xây dựng mô hình xử lý chất thải rắn tại làng nghề khảm trai chuyên mỹ, huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 53 - 90)

Bên cạnh sự ô nhiễm do nước thải gây nên, khí thải, tiếng ồn phát sinh trong các công đoạn mài, cưa trai cũng đang tác động xấu đến môi trường. Bụi, tiếng ồn được phát sinh chủ yếu ở khâu làm nguyên liệu khảm trai, tiếng ồn từ máy cắt, máy mài trai phát ra ở các cơ sở sản xuất. Các công đoạn này đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận, nên người thợ phải làm việc trực tiếp. Bụi cưa, đục lan tỏa trực tiếp vào không khí. Đây là dạng bụi lắng, khi con người hít phải qua đường hô hấp bụi vào phổi sẽ lắng đọng trong phổi mà không quay ngược ra ngoài.

Không chỉ có bụi và tiếng ồn mà các chất độc hại trong không khí cũng là điều đáng lo ngại ở làng nghề này, ở các thôn làm nghề sản xuất đồ gỗ, sơn mài, các hộ còn sử dụng sơn, dầu bóng nên hằng ngày thải ra môi trường lượng khí thải độc lớn, mùi sơn nồng nặc làm cho người lao động cảm thấy khó thở và cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân trong vùng. Hầu hết các hộ sản xuất đều chấp nhận sống chung với ô nhiễm. Để giảm thiểu việc hít thở trực tiếp bụi trai, khí thải từ các khâu phun, đánh bóng hàng hóa, những người thợ trực tiếp làm việc đã khắc phục bằng hình thức đeo khẩu trang, đeo kính, dùng quạt điện thổi bớt mùi hay hạn chế lượng bụi phát tán ra không khí bằng cách căng bạt để hạn chế lượng bụi nhưng vẫn không chắn được bao nhiêu, toàn bộ cây cối xung quanh, mái nhà, sân... đều phủ một lớp bụi trai trắng xóa. Đây cũng chỉ là những biện pháp có tính

Bùi Thị Kim Thúy 54 Trường Đại học Khoa học tự nhiên

chất tạm thời. Về lâu dài để khắc phục tình trạng này cần có những nghiên cứu nhằm đảm bảo sức khỏe cho người dân.

Bảng 3.8 : Bảng chất lƣợng môi trƣờng không khí Thôn Thƣợng Thôn Ngọ Thôn Bối Khê QCVN 05:2009/BTNMT Tiếng ồn (dBA) 77 80 82,5 70(*) Bụi lơ lửng(μg/m3) 700 616 580 300 SO2 (μg/m3) 196 170 215 350 CO (μg/m3) 1925 2541 2182 30.000 NOx (μg/m3 ) 103 65 94 200

(*) Theo QCVN26:2010/BTNMT quy định giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc - Khu vực thông thường (6-21h) mức âm tương đương là 70 dBA.

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy các thông số về chất lượng không khí xung quanh của xã Chuyên Mỹ đều vượt quá tiêu chuẩn đặc biệt hàm lượng bụi lơ lửng ở Chuyên Mỹ cao vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

Do phần lớn các hộ đều sản xuất do đó độ ồn lớn cao hơn quy chuẩn cho phép 7-12 dBA.

Nồng độ các chất SO2, CO, NOx đều trong giới hạn cho phép.

3.3.7. Sức khỏe cộng đồng

Khảo sát thực tế tại các cơ sở sản xuất và tiến hành phỏng vấn 30 hộ dân cư của làng nghề cho thấy an toàn và sức khỏe của người lao động trong làng nghề không được đảm bảo. Toàn bộ các xưởng sản xuất đều nằm xen kẽ trong khu dân cư có quy mô vừa và nhỏ (quy mô hộ gia đình), đối với những xưởng sản xuất lớn thì trung bình có khoảng 20 công nhân, tuy nhiên số lượng các xưởng này trong một thôn không nhiều, công nghệ sản xuất vẫn còn thô sơ, chủ yếu phải sử dụng bằng tay, chưa được cơ giới hóa hoàn toàn. Thời gian làm việc liên tục trung bình môi ngày 12- 16 giờ trong điều kiện diện tích chật hẹp, mức độ ô nhiễm cao.

Bùi Thị Kim Thúy 55 Trường Đại học Khoa học tự nhiên

Trong các nhà xưởng không có sự chuẩn bị nào cho an toàn cháy nổ, mặc dù ở khắp làng đều tiềm tàng những nguy cơ gây cháy nổ do điện, hóa chất, xăng dầu… Trong các nhà khảm, sơn, các loại hóa chất độc hại không được bảo quản đúng quy định.

Theo khảo sát không gian sản xuất của các hộ gia đình trong làng nghề là nhỏ so với yêu cầu sản xuất, sinh hoạt, hầu hết các hộ gia đình đều sử dụng đất thổ cư của mình để xây dựng nhà xưởng, nhà xưởng được xây dựng tạm bợ, không có khu xử lý nước thải riêng. Toàn bộ nước thải sản xuất được đổ trực tiếp ra cùng nước thải sinh hoạt.

Với điều kiện sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, hầu hết công nhân làm việc trong điều kiện thiếu hiểu biết về nghề nghiệp và an toàn lao động. Công nhân thường không được bảo hộ lao động mà trực tiếp tiếp xúc với bụi và hóa chất.

Bảng 3.9: Một số bệnh đƣợc khám chữa tại trạm y tế quý 3 năm 2012

STT Tên bệnh Tổng số mắc bệnh

1 Các bệnh tiêu chảy 26

2 Thủy đậu 4

3 Viêm hô hấp trên 1623 4 Viêm phế quản 198

5 Viêm phổi 66

6 Cảm cúm 114

7 Ngộ độc thực phẩm 20 8 Tai nạn giao thông 11 9 Tai nạn lao động 13

Nguồn: Trạm Y tế xã Chuyên Mỹ

Do phải sử dụng thường xuyên các loại máy đục, mài, cắt… mà không sử dụng phương tiện bảo hộ lao động nên cũng có không ít người bị tai nạn lao động. Thường thấy nhất là việc người lao động làm việc không tập trung nên bị máy đẩy, máy cắt chém vào bàn tay, cắt gãy đốt, ngón tay.

Bùi Thị Kim Thúy 56 Trường Đại học Khoa học tự nhiên

Trước đây Chuyên Mỹ chủ yếu dùng trai ta để làm sản phẩm khảm. Tuy nhiên, gần đây, nguồn nguyên liệu trong nước suy giảm mạnh, giá thành cao, nên các hộ chuyển sang nhập vỏ trai Trung Quốc, vỏ trai Trung Quốc tuy giá thành rẻ, số lượng lớn, màu sắc đẹp nhưng vỏ dày, phải ngâm hoá chất tẩy bóng. Hơn nữa khi mài ra nhiều bụi, mùi rất khét, gây hại nhiều cho sức khỏe. Do làng nghề đã bị ô nhiễm nặng nên số người mắc bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hoá, bệnh ngoài da, khô mắt.. đang gia tăng đáng kể trong đó các loại bệnh về đường hô hấp là laoij bệnh chủ yếu tại xã. Đặc biệt tỷ lệ mắc các bệnh trên ở nhóm người tham gia sản xuất và không sản xuất tương đương nhau.

So sánh giữa các khu vực làng nghề và không làm nghề cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh của các đối tượng khu vực làng nghề cao hơn hẳn so với khu vực làng thuần nông. Điều này cho thấy mức độ ô nhiễm môi trường của các làng nghề đã có ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe cộng đồng dân cư. Song song với các lợi ích về kinh tế là các vấn đề về ô nhiễm môi trường, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân địa phương, do môi trường làm việc tiếp xúc trực tiếp với bụi, hóa chất, nước thải của quá trình khảm trai mà không được bảo hộ an toàn. Bên cạnh những vấn đề bệnh tật do ô nhiễm môi trường làng nghề, các nguy cơ tai nạn thương tích đối với người lao động tại làng nghề cũng rất cần được quan tâm, do người dân làm việc trong môi trường chủ yếu là thủ công, không đảm bảo an toàn lao động. Tuy nhiên khi được hỏi về các phương tiện bảo hộ thì đa số người dân cho rằng không cần thiết vì rất khó để làm việc. Đây cũng là một trong những điều cần quan tâm đối với việc. Chính sự thiếu hiểu biết về an toàn lao động cũng như ý thức về môi trường chưa được nâng cao nên vấn đề sức khỏe cộng đồng còn rất nhiều điều bức xức và cần quan tâm

Đánh giá chung về chất lượng môi trường xã Chuyên Mỹ

Tóm lại hoạt động của các làng khảm trai Chuyên Mỹ đã và đang đem lại hiệu quả về kinh tế và xã hội cho địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Các hoạt động sản xuất ở các làng nghề có lợi ích tích cực về nhiều mặt như tận dụng được lao động nhàn rỗi ở nông thôn, đóng góp hàng hóa cho thị trường tiêu thụ

Bùi Thị Kim Thúy 57 Trường Đại học Khoa học tự nhiên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong nước và xuất khẩu, góp phần nâng cao thu nhập và mức sống cho người dân. Tuy nhiên bên cạnh các lợi ích về kinh tế xã hội thì vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề nói chung và làng nghề khảm trai nói riêng đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sức khỏe của người lao động và nhân dân trong khu vực. Qua quá trình tìm hiểu, phân tích đánh giá có thể thấy nước thải làng nghề đặc biệt tại khu vực sản xuất nguyên liệu khảm trai có chứa nhiều bụi mài nhỏ mịn làm tăng hàm lượng cặn trong nước. Các thông số về tổng N, P, COD đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên làng nghề lại không có hệ thống thu gom riêng biệt cho nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt. Chính vì vậy các chất ô nhiễm được thải chung vào nước thải sinh hoạt rồi đổ ra sông, ao hồ mà không qua xử lý. Đây chính là nguồn gây ô nhiễm lớn cho môi trường nước mặt.

Một đặc thù của sản xuất khảm trai đó là trong quá trình chế tác còn phát sinh lượng bụi lớn. Ngoài ra hơi dung môi trong quá trình sản xuất cũng là một vấn đề cần quan tâm cho chất lượng môi trường không khí của làng nghề. Việc sử sụng nhà ở kết hợp với sản xuất là một đặc điểm của làng nghề truyền thống. Đây cũng là nguyên nhân cho việc tập trung chất ô nhiễm để xử lý gặp nhiều khó khăn. Do hoạt động ở đây chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ vì vậy mọi người thường ít quan tâm đến vấn đề về môi trường.

Kết quả điều tra tại làng nghề đã cho thấy đặc thù nghề nghiệp và các chất thải do sản xuất gây ra đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Qua số liệu báo cáo của trạm y tế xã cho thấy các bệnh hay mắc nhất là viêm hô hấp, viêm phế quản do phải tiếp xúc trực tiếp với các chất ô nhiễm như bụi, hơi dung môi mà không có bảo hộ lao động.

3.4. Hiện trạng và đề xuất mô hình hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn chất thải rắn

3.4.1. Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn

3.4.1.1. Khối lượng rác thải

Tại Chuyên Mỹ, ngoài rác thải sinh hoạt, chất thải rắn còn là vỏ trai, ốc, hến còn thừa sau khi đã sử dụng.

Bùi Thị Kim Thúy 58 Trường Đại học Khoa học tự nhiên

Trung bình mỗi hộ sản xuất một ngày thải 4kg chất thải rắn. Hiện nay toàn xã có 1450 cơ sở sản xuất. Như vậy ước tính trung bình lượng chất thải rắn sản xuất phát sinh là khoảng 5800kg/ngày (5,8 tấn/ngày).

Để tính toán khối lượng rác thải sinh hoạt, qua 5 ngày khảo sát ước tính theo khối lượng xe rác thu được kết quả như sau:

Bảng 3.10 : Khối lƣợng rác sinh hoạt qua 5 ngày khảo sát

Ngày Khối lượng (kg) Ngày 1 2431 Ngày 2 2709 Ngày 3 2773 Ngày 4 2507 Ngày 5 2385 Trung bình 2561 Độ lệch chuẩn 171

Như vậy trung bình khối lượng rác thải sinh hoạt của xã Chuyên Mỹ khoảng 2561 ± 171kg/ngày. Bình quân theo đầu người khoảng 0,26± 0,017 kg/ngày.

3.4.1.2. Mô hình tổ chức thu gom rác tự quản tại Chuyên Mỹ

Ở Chuyên Mỹ các thôn trong xã tự tổ chức thu gom rác với mô hình thu gom đơn giản

Việc thu gom chất thải rắn tại các các thôn được thực hiện theo mô hình người thu gom rác được quản lý và trả lương bởi thôn. Đội thu gom và vận chuyển rác thải sẽ đảm nhận việc thu gom và vận chuyển chất thải rắn từ hộ gia đình tới điểm vận chuyển hoặc bãi rác của thôn. Hoạt động theo mô hình này được thể hiện qua sơ đồ sau:

Rác từ các hộ gia đình

Thu gom vận chuyển bằng xe thô sơ

Bãi rác hoặc nơi vận chuyển

Bùi Thị Kim Thúy 59 Trường Đại học Khoa học tự nhiên

Hình 3.3: Mô hình thôn quản lý thu gom rác thải

Mỗi thôn có một đội vệ sinh (trừ thôn Mỹ Văn), hợp tác xã và trưởng thôn phối hợp làm công tác quản lý đội vệ sinh và thu phí vệ sinh của người dân. Tiền thu phí được dùng vào việc mua sắm và sửa chữa các dụng cụ thu gom, chi trả cho công nhân làm nhiệm vụ thu gom rác. Tiền phí được tính dựa trên tổng mức đầu tư dụng cụ và trả tiền cho công nhân từng đội thu gom rác chia đều cho những hộ gia đình trong thôn, do đó mức phí có thể dao động từ 100.000 – 150.000 đồng/hộ/năm. Việc thu gom của các tổ vệ sinh chịu sự giám sát của hợp tác xã, trưởng thôn và người dân trong thôn. Một tuần thường có 2 – 3 lần thu gom. Cuối năm thường có các cuộc họp nhằm đánh giá hoạt động của tổ vệ sinh.

3.4.1.3. Hoạt động thu gom, vận chuyển

Số lượng nhân công trong tổ thu gom ở mỗi thôn khác nhau. Hầu hết những người này đều có hoàn cảnh khó khăn, không có nghề. Mỗi người trong tổ sẽ được trang bị quần áo lao động, chổi quét, xẻng, cuốc. Trước đây các tổ vệ sinh thường thu gom rác bằng các xe kéo tay nhưng hiện nay hầu hết các thôn đã có xe thu gom 3 bánh. Phí thu gom rác thải Thôn Trả lương Trách nhiệm

Người thu gom

Dịch vụ thu gom Hộ gia đình

Bùi Thị Kim Thúy 60 Trường Đại học Khoa học tự nhiên

Bảng 3.11: Số lƣợng công nhân và xe thu gom các thôn Thôn Số ngƣời Số xe 3 bánh Đồng vinh 4 5 Thượng 2 0 Trung 2 5 Hạ 3 4 Ngọ 4 9 Bối Khê 4 10 Mỹ Văn 0 0

Mỗi hộ gia đình đều có các thùng, xô, chậu hoặc túi đựng rác đặt trước nhà, ngay cạnh đường. Vào ngày thu gom công nhân thu gom sẽ thu gom rác dọc theo đường chính của thôn. Các hộ trong ngõ nhỏ vào ngày thu gom sẽ đem ra đầu ngõ. Khi xe rác đã đầy người công nhân đẩy xe về bãi tập kết rác, chờ ô tô đến chở đi về bãi rác quy định hoặc chở luôn đến bãi rác của thôn.

Rác sau khi được thu gom được chuyển về địa điểm tập kết chờ vận chuyển. Hiện nay chỉ có rác của 4 thôn Bối Khê, Ngọ, Trung, Đồng Vinh là được thu gom vận chuyển đến bãi rác Phú Vinh sau đó được chuyển đi bãi rác ở Sơn Tây. Công ty chịu trách nhiệm vận chuyển rác của thôn là Công ty cổ phần dịch vụ môi trường Thăng Long. Xe vận chuyển của công ty đi từ thôn Bối Khê sau đó qua thôn Ngọ tiếp theo đến thôn Trung. Riêng rác từ thôn Đồng Vinh được vận chuyển bằng xe vận chuyển từ hướng xã Hoàng Long đi qua. Còn lại các thôn vẫn vận chuyển đến bãi rác trong thôn. Các bãi rác nằm giữa khu vực miền bãi, miền đồng, dọc bờ đê có diện tích nhỏ. Khoảng cách của bãi rác thải tới khu dân cư gần nhất là 300m, còn lại cách từ 1 đến 2 km. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với thôn Thượng hình thức thu gom là có một xe công nông nhỏ chạy chậm dọc theo trục đường thôn, một công nhân đi nhặt các túi rác bỏ vào trong xe. Xe đầy thì chạy về bãi rác đổ rồi tiếp tục đi thu gom cho tới hết tuyến quy định. Lịch thu gom 2 lần/tuần, trung bình mỗi lần thu gom khoảng 2-3 xe.

Bùi Thị Kim Thúy 61 Trường Đại học Khoa học tự nhiên

Riêng với một số loại chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất như trai thừa, mạt trai thường được các cơ sở sản xuất tự thu gom sau đó đem bán. Mạt gỗ thường được thu gom tận dụng để đun bếp. Mạt trai được thu mua dùng để đổ nền nhà, trung bình mạt trai được mua với giá 2000đ/ bao. Còn trai thừa thì bán với giá cao hơn 10.000 đ/kg.

Tuy nhiên chất thải rắn không hoàn toàn được thu gom một cách triệt để. Vẫn còn một lượng chất thải không được thu gom mà được thải thẳng ra môi trường mà không qua xử lý. Phần hóa chất trong vỏ trai, ốc, hến qua năm tháng sẽ

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng môi trường và xây dựng mô hình xử lý chất thải rắn tại làng nghề khảm trai chuyên mỹ, huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 53 - 90)