vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề
Cộng đồng làng nghề là những người trực tiếp tham gia sản xuất, cũng là tác nhân cơ bản nhất gây ô nhiễm môi trường, đồng thời lại là những người phải gánh chịu trực tiếp hậu quả của việc ô nhiễm. Do đó, cộng đồng có vai trò quan trọng và quyết định đối với vấn đề nâng cao năng lực sản xuất và bảo vệ môi trường. Có thể nói ở đây đang tồn tại một mâu thuẫn: Đó là giữa nhận thức về hiện trạng môi trường và hành động nhằm bảo vệ môi trường của cộng đồng.
Cách thức để thực hiện giải pháp:
Cần nâng cao nhận thức của người dân: Qua khảo sát thấy rằng, người dân nhận biết được môi trường đang ô nhiễm, song lại chưa ý thức được đầy đủ những hậu quả của nó nên chưa có những hành động giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Vì vậy, cần tích cực giáo dục môi trường cho cộng đồng.
- Lên kế hoạch và lồng ghép thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường cho cộng đồng làng nghề, với các nội dung chính gồm:
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi ở, nơi sản xuất cũng như đường làng, ngõ xóm.
- Thu gom rác đúng nơi quy định của địa phương, không vứt rác bừa bãi ra các nơi công cộng.
Bùi Thị Kim Thúy 72 Trường Đại học Khoa học tự nhiên
- Vận động người dân tham gia các chương trình sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (nạo vét, khơi thông kênh mương, cống rãnh; dọn vệ sinh đường phố định kỳ;…)
- Việc giáo dục môi trường cho người dân có thể tiến hành đa dạng dưới mọi hình thức:
Tuyên truyền qua chương trình phát thanh của xã, qua các cuộc thi tìm hiểu về sản xuất và môi trường; có thể lồng ghép với các dịp lễ hội (trung thu, tết nguyên đán…); và nên kết hợp giáo dục cho học sinh ngay tại trường học các cấp của xã qua các buổi học ngoại khóa, các cuộc thi viết, thi thuyết trình;
Đội ngũ đi đầu trong chương trình giáo dục này chính là đội ngũ quản lý môi trường, đội ngũ thanh thiếu niên của xã, và phối hợp với tất cả các ban ngành khác. (Hội phụ nữ, cựu chiến binh, hợp tác xã, hội người cao tuổi…).
Muốn có được sự tham gia hiệu quả của cộng đồng thì một trong những điều quan trọng là cần thấu hiểu được những tâm tư, nguyện vọng, những tồn tại trong nhận thức của cộng đồng cũng như những bức xúc của họ để có được kế hoạch hoạt động phù hợp. Muốn vậy, hàng năm nên bộ phận chuyên trách tiến hành khảo sát, điều tra lấy ý kiến trong nhân dân về những điều đã làm được và chưa làm được về việc cải thiện, bảo vệ môi trường gắn với sản xuất.
Qua thực tế, mỗi năm cần tiến hành tổng kết lại toàn bộ các chương trình hoạt động và có chính sách khen thưởng, kỷ luật đối với những đơn vị, cá nhân có thành tích hoặc vi phạm quy chế, đồng thời có những bài học kinh nghiệm nghiêm túc cho năm sau. Những người chịu trách nhiệm nếu hoàn thành tốt hoặc không hoàn thành nhiệm vụ tùy theo mức độ cũng nên có hình thức xử lý phù hợp để nâng cao tinh thần trách nhiệm.
Hoàn thiện thể chế, tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề: Chú trọng đến các chính sách phát triển bền vững làng nghề, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật riêng cho vấn đề BVMT làng nghề, xây dựng các quy định về vệ sinh môi trường tại các làng nghề, xây dựng Tiêu chí
Bùi Thị Kim Thúy 73 Trường Đại học Khoa học tự nhiên
làng nghề xanh và các chính sách liên quan
Xây dựng Tiêu chí “Làng nghề xanh” nhằm xếp loại các làng nghề theo hướng BVMT, phát triển bền vững. Cần cứ trên kết quả xếp loại Làng nghề xanh, các sản phẩm của làng nghề đạt Tiêu chí sè được gán “Nhãn xanh”. Xây dựng chính, sách ưu tiên trong cấp vốn, lưu thông hàng hoá đối với những “Làng nghề xanh" và sản phẩm được gán “Nhãn xanh”. Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế phổ biến thông tin cho cộng đồng về các kết quả xếp hạng “Làng nghề xanh”, cũng như quảng bá cho các sản phẩm được gán “Nhãn xanh” trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, đài, báo, trang web, tờ rơi. Đây là chương trình nhằm khuyến khích các làng nghề ở Việt Nam nói chung cũng như xã Chuyên Mỹ nói riêng cần quan tâm đến vấn đề môi trường hơn, hướng tới phát triển bền vững làng nghề.