8. Cấu trúc của luận văn
3.4.1. Mục đích của khảo nghiệm
Khảo nghiệm và đi đến kết luận về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động Hội sinh viên.
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm
100 cán bộ quản, giá viên, sinh viên phụ trách công tác Hội sinh viên.
3.4.3. Quá trình tiến hành khảo nghiệm
Bƣớc 1: Chuẩn bị khảo nghiệm
- Xác định các mục tiêu khảo nghiệm - Biên soạn phiếu điều tra
Bƣớc 2: Tiến hành khảo nghiệm
- Phát phiếu điều tra cho CBQL, SV trong Hội sinh viên và tiến hành trƣng cầu ý kiến theo phiếu điều tra.
- Thu phiếu điều tra.
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
Sau quá trình khảo nghiệm lấy ý kiến của CBQL và sinh viên trong Hội sinh viên ta thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 3.1: Đánh giá của CBQL, GV, SV phụ trách HSV về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động HSV
Stt Các biện pháp Mức độ cấp thiết (%) Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết 1
Xây dựng quy chế tổ chức hoạt động của Hội sinh viên trƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam
100 0 0
2 Tăng cƣờng cơ chế phối hợp các lực
lƣợng trong quản lý Hội sinh viên 90,0 10,0 0 3 Lập kế hoạch công tác quản lý hoạt động
Hội sinh viên 93,0 7,0 0
4 Tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch
hoạt động Hội sinh viên 95,0 5,0 0 5 Tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá công tác
quản lý hoạt động Hội sinh viên 95,0 5,0 0 6 Tổ chức bồi dƣỡng nâng cao năng lực
cho cán bộ quản lý Hội sinh viên 95,0 5,0 0 7
Chỉ đạo Liên chi Hội đa dạng hóa các hình thức hoạt động của Hội, thu hút sinh viên tham gia
90,0 10 0
Qua bảng trên ta thấy CBQL, GV, Sv đánh giá rất cao về tính cấp thiết của biện pháp. Có những biện pháp đƣợc 100% mọi ngƣời đánh giá là rất cần thiết, nhƣ biện pháp xây dựng những quy chế cụ thể về quản lý Hoạt động Hội sinh viên. Biện pháp tăng cƣờng cơ chế phối hợp các lực lƣợng trong quản lý hoạt động Hội sinh viên và chỉ đạo Liên chi Hội đa dạng hóa các hình thức hoạt động của Hội, thu hút sinh viên tham gia đƣợc 90% đánh giá là rất cấp thiết, 10% đánh giá là cần thiết.
Biện pháp Lập kế hoạch công tác quản lý hoạt động Hội sinh viên đƣợc 93% mọi ngƣời đánh giá là rất cấp thiết, 7% đánh giá cần thiết. Biện pháp Tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch quản lý hoạt động Hội sinh viên và biện pháp tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá công tác quản lý Hội sinh viên đƣợc 95% mọi ngƣời đánh giá là rất cấp thiết, 5% đánh giá là cần thiết. Nhƣ vậy không có CBQL, GV, SV nào đánh giá biện pháp trên là không cấp thiết
Bảng 3.2: Đánh giá của CBQL, GV và sinh viên phụ trách công tác HSV về sự phù hợp của các biện pháp Stt Các biện pháp Mức độ phù hợp (%) Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp 1 Xây dựng những quy chế tổ chức hoạt động về quản lý hoạt động Hội sinh viên
100 0,0 0
2 Tăng cƣờng cơ chế phối hợp các lực
lƣợng trong quản lý Hội sinh viên 100 0,0 0 3 Lập kế hoạch công tác quản lý hoạt
động Hội sinh viên 95,0 5,0 0
4 Tổ chức thực hiện có hiệu quả kế
hoạch hoạt động Hội sinh viên 90,0 10,0 0 5
Tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá công tác quản lý hoạt động Hội sinh viên
93 7,0 0
6 Tổ chức bồi dƣỡng nâng cao năng lực
cho cán bộ quản lý Hội sinh viên 95,0 5,0 0 7
Chỉ đạo Liên chi Hội đa dạng hóa các hình thức hoạt động của Hội, thu hút sinh viên tham gia
90,0 10 0
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Các biện pháp đƣợc mọi ngƣời đánh giá rất cao. Biện pháp xây dựng quy chế tổ chức hoạt động Hội sinh viên trƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam , biện pháp tăng cƣờng cơ chế phối
hợp các lực lƣợng trong quản lý hoạt động Hội sinh viên đƣợc 100% mọi ngƣời đánh giá là phù hợp. Biện pháp lập kế hoạch công tác quản lý hoạt động HSV đƣợc 95% đánh giá là rất phù hợp, 5% đánh giá là phù hợp. Biện pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch quản lý hoạt động HSV đƣợc 90% đánh giá là rất phù hợp, 10% đánh giá là phù hợp. Biện pháp tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá công tác quản lý HSV đƣợc 93% mọi ngƣời đánh giá là rất phù hợp, 7% đánh giá là phù hợp. Nhƣ vậy không có biện pháp nào đánh giá là không phù hợp. Tổ chức bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý Hội sinh viên đƣợc 95% đánh giá là phù hợp, 5% đánh giá là không phù hợp. Chỉ đạo Liên chi hội đa dạng hóa các hình thức hoạt động thu hút sinh viên tham gia và tăng cƣờng kiểm tra đánh giá công tác quản lý Hội sinh viên đều đƣợc mọi ngƣời đánh giá phù hợp là 90%, không phù hợp là 10%.
Bảng 3.3: Đánh giá của CBQL, GV, SV phụ trách công tác HSV về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động Hội sinh viên
Stt Các biện pháp Mức độ khả thi(%) Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết
1 Xây dựng những quy chế tổ chức hoạt
động về quản lý hoạt động Hội sinh viên 100 0 0 Tăng cƣờng cơ chế phối hợp các lực
lƣợng trong quản lý Hội sinh viên 100 10,0 0 3 Lập kế hoạch công tác quản lý hoạt
động Hội sinh viên 100 7,0 0
4 Tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch
hoạt động Hội sinh viên 90 5,0 0
5 Tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá công tác
quản lý hoạt động Hội sinh viên 90 5,0 0 6 Tổ chức bồi dƣỡng nâng cao năng lực
cho cán bộ quản lý Hội sinh viên 95,0 5,0 0 7
Chỉ đạo Liên chi Hội đa dạng hóa các hình thức hoạt động của Hội, thu hút sinh viên tham gia
Qua bảng kết quả trên ta thấy:các biện pháp đƣợc đánh giá về mức độ khả thi là rất cao. Biện pháp xây dựng quy chế tổ chức hoạt động của Hội sinh viên trƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam; tăng cƣờng cơ chế phối hợp các lực lƣợng quản lý Hội sinh viên và lập kế hoạch công tác quản lý hoạt động Hội sinh viên đƣợc 100% mọi ngƣời đánh giá là rất khả thi. Biện pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch hoạt động HSV và biện pháp tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá công tác quản lý HSV đƣợc 90% mọi ngƣời đánh giá là rất khả thi, 10% đánh giá khả thi. Nhƣ vậy không có biện pháp nào đánh giá là không khả thi.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Dựa trên cơ sở về lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã nghiên cứu xây dựng 7 biện pháp quản lý hoạt động Hội sinh viên. Các biện pháp đƣợc xây dựng với mục đích có thể vận dụng đẽ dàng vào công tác Hội sinh viên ở trƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nay. Các biện pháp đƣợc đề xuất là những định hƣớng giúp cho CBQL, GV phụ trách công tác Đoàn - Hội tùy những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau nhằm thực hiện tốt mục đích công tác Đoàn - Hội trong nhà trƣờng hiện nay.
Các biện pháp đã đƣợc khảo nghiệm trên cơ sở lấy ý kiến của CBQL, GV, SV làm công tác Đoàn - Hội trong nhà trƣờng. Các biện pháp đƣợc mọi ngƣời đánh giá rất cao tính cấp thiết, tính phù hợp và tính khả thi.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Quản lý hoạt động HSV là vấn đề khó khăn và phức tạp và là vấn đề cần đƣợc nhà trƣờng. Tăng cƣờng công tác quản lý hoạt động HSV sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện đối với SV.
Ngày nay, việc học theo học chế tín chỉ, đây là loại học chế tiên tiến đƣợc áp dụng trên các trƣờng tiên tiến trên thế giới. Theo học chế này, ngƣời học linh hoạt trong quá trình lựa chọn chƣơng trình học cho phù hợp với bản thân, do đó lớp học theo niên chế bị phá vỡ. Quá trình quản lý sinh viên cũng gặp nhiều bất cập nếu áp dụng theo phƣơng pháp cũ, mỗi sinh viên có một thời khóa biểu riêng, thời gian biểu riêng; theo đó vấn đề nắm bắt tình hình, diễn biến sinh viên, tổ chức các hoạt động ngoại khóa gặp nhiều khó khăn.
Hội sinh viên là một lực lƣợng đông đảo và nhiệt huyết, các em hoạt động trên cơ sở tự nguyện và phát triển rộng rãi. Hội là những ngƣời thƣờng xuyên gần gũi với sinh viên nhất, nắm bắt tình hình sinh viên một cách nhanh nhất. Hội chính là một trong những chợ thủ đắc lực giúp BGH Nhà trƣờng, phòng CTSV trong việc quản lý sinh viên cũng nhƣ các hoạt động nhằm phát triển các kỹ năng mềm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Muốn vậy, các hoạt động của đoàn thanh niên - HSV cũng phải thay đổi hình thức, sao cho cuốn hút hơn, tác dụng hơn; cách thức tổ chức đoàn thể cũng cần phải thay đổi. Đây cũng là một vấn đề cần đƣợc quan tâm từ phía BGH nhà trƣờng, Thành đoàn, Trung ƣơng hội.
Qua khảo nghiệm trên cơ sở lấy ý kiến giáo viên, các biện pháp đã đƣợc các giáo viên đánh giá rất cao về tính cấp thiết, tính khả thi. Nếu đƣợc áp dụng vào thực tiễn một cách linh hoạt sẽ đem lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo trong Nhà trƣờng.
Xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trƣờng việc tìm ra các biện pháp quản lý hoạt động HSV có tính hệ thống và mang tính khả thi cao có giá trị to lớn đối với công tác quản lý SV của nhà trƣờng nói riêng và công tác đào tạo
của nhà trƣờng nói chung. Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động Hội sinh viên tại trƣờng Đại học Hàng Hải VN” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Luận văn đã hệ thống tri thức lí luận về quản lý, quản lý nhà trƣờng và SV, về biện pháp quản lý SV cũng nhƣ các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý SV . Đồng thời, luận văn cũng xác định đƣợc các nguyên tắc xác định các biện pháp quản lý hoạt động HSV. Việc nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống về lý luận đã giúp chúng tôi có cơ sở khoa học để tìm hiểu thực trạng hoạt động HSV và công tác quản lý HSV của nhà trƣờng.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn điều tra xem xét tại trƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam, luận văn đã đề xuất 5 biện pháp để quản lý hoạt động Hội SV của nhà trƣờng. Năm biện pháp đó là:
- Biện pháp 1:Xây dựng quy chế tổ chức hoạt động của Hội sinh viên trƣờng Đại học hàng hải Việt Nam.
- Biện pháp 2: Tăng cƣờng cơ chế phối hợp các lực lƣợng trong quản lý Hội sinh viên
- Biện pháp 3: Lập kế hoạch công tác quản lý hoạt động Hội sinh viên. - Biện pháp 4: Tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch hoạt động Hội sinh viên - Biện pháp 5: Tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá công tác quản lý Hội SV. - Biện pháp 6: Tổ chức bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý Hội sinh viên.
- Biện pháp 7: Chỉ đạo Liên chi hội đa dạng hóa các hình thức hoạt động của Hội, thu hút sinh viên tham gia.
Đây là 7 biện pháp mang tính hệ thống, đồng bộ tuân theo quy trình quản lý giáo dục với tính khả thi cao. Hy vọng năm biện pháp này sẽ đƣợc áp dụng tại nhà trƣờng trong năm học tới.
2. Kiến nghị
Để giúp HSV phát triển và hoạt động một cách có hiệu quả chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau.
* Về phía BGH nhà trường
- Thƣờng xuyên đào tạo nguồn cán bộ ƣu tú phục vụ cho công tác Đoàn - Hội. - Tạo điều kiện cho các em sinh viên tiếp xúc rộng rãi nhƣ các hoạt động tình nguyện, các hoạt động nhân đạo - đền ơn đáp nghĩa, các câu lạc bộ học thuật, các câu lạc bộ tƣ vấn, giới thiệu việc làm, thông qua những hoạt động này giúp các em phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội.
- Nhà trƣờng có những chính sách hỗ trợ về kinh tế cho cán bộ làm công tác hội để họ yên tâm, tập trung cho công tác Hội.
* Đối với cán bộ công nhân viên và giáo viên
- Tích cực tham gia vào các công tác Đoàn - Hội để từ đó có thể nắm bắt đƣợc tâm lý và tình hình sinh viên. Mặt khác, tào ra sự hòa đồng giữa giáo viên với sinh viên.
- Giúp BGH quản lý công tác sinh viên trong giờ lên lớp. Giúp HSV tuyên truyền các phong trào, nội dung của HSV tới SV.
* Đối với sinh viên
- Sinh viên cần nhận thức đúng đắn trong quá trình học tập, tránh có những định hƣớng sai với mục đích học tập của mình.
- Tích cực tham gia các hoạt động của HSV không những giúp các em có một nơi vui chơi giải trí bổ ích mà còn giúp các em phát triển hoàn thiện các kỹ năng xã hội và có những định hƣớng đúng đắn trong quá trình học tập, không rơi vào các tệ nạn xã hội.
- Luôn có tinh thần học hỏi, trao dồi kiến thức trong quá trình học tập, thực hành. Đồng thời phải biết tự phấn đấu, tự rèn luyện, phát huy hết năng lực của bản thân để đạt đƣợc những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, năng lực mà xã hội đòi hỏi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hồng. Giáo dục Việt Nam hƣớng tới tƣơng lai - vấn đề và giải pháp. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2004.
2. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Quốc Chí, Khoa học tổ chức và quản lý. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1999.
3. Đặng Quốc Bảo, Hoạt động quản lý và sự vận dụng vào quản lý nhà trƣờng phổ thông.Tài liệu dành cho học viên cao học quản lý giáo dục, Khoa Sƣ phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và đào tạo, Tìm hiểu Luật Giáo dục 2005. Nhà xuất bản Giáo dục.
5. Bộ Giáo dục và đào tạo, Công văn số 10101 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc hƣớng dẫn thực hiện công tác HSSV năm học 2008 - 2009 ngày 30/10/2008.
6. Bộ Giáo dục và đào tạo, Quy chế công tác HSSV ngoại trú trong các
trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Hà Nội, 2002.
7. Bộ Giáo dục và đào tạo, Quy chế HSSV các trƣờng đại học, cao
đẳng và trung học chuyên nghiệp hệ chính quy. Hà Nội, 2007.
8. Bộ Giáo dục và đào tạo, Quy định về công tác giáo dục phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống cho HSSV trong các trƣờng đại học, học viện, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp (ban hành kèm theo Quyết định số 50 ngày 29/8/2007 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và đào tạo).
9. Các Mác và Ph.Ăng Ghen toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993.
10. Công an quận Cầu Giấy, Báo cáo tình hình kết quả công tác phối hợp đảm bảo ANTT các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy các quý 1,2 năm 2008.
11. Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Cơ sở khoa học quản lý.
Tài liệu dành cho học viên cao học quản lý giáo dục, Khoa Sƣ phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996/2004
PHỤ LỤC 1 (Mẫu phiếu số 1)
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN SINH VIÊN
Các em thân mến!
Để hiểu rõ về lợi ích của các hoạt động của HSV mang lại, các em vui lòng hợp tác với chúng tôi bằng cách trả lời câu hởi hoạc đánh dấu X vào các lựa chọn mà các em cho là đúng nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
Xin các em vui lòng cho biết một số thông tin vè bản thân: