Nhận xét đánh giá từ các công trình nghiên cứu ở Việt Nam và Thê Giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phân loài nấm ký sinh côn trùng tại khu rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (Trang 25 - 27)

2. Mục tiêu, đối tƣợng, giới hạn nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài

1.1.3.Nhận xét đánh giá từ các công trình nghiên cứu ở Việt Nam và Thê Giới

Từ phần tổng quan tài liệu những nghiên cứu về nấm KSCT ở ngoài nƣớc và trong nƣớc cho thấy: Nấm KSCT là một loài nấm có giá trị dƣợc liệu quý, chữa trị đƣợc nhiều loài bệnh nan y nhƣ ung thƣ, kháng khuẩn, chống oxy hóa và các bệnh về yếu sinh lý….. Cùng với các thảo dƣợc khác, việc nghiên cứu về giá trị dƣợc liệu và sử dụng nấm ký sinh côn trùng trong lâm sàng đã mở ra một hƣớng đi mới trong

việc điều trị bệnh cho con ngƣời. Cuộc sống hiện đại ngày nay đã khác rất nhiều so với trƣớc, bên cạnh sự phát triển của kinh tế và khoa học kỹ thuật, y học cũng ngày càng tiến bộ. Nhƣng sự lạm dụng thuốc Tây trong điều trị và sự sử dụng thuốc chƣa đúng cách có thể kéo theo hệ luỵ rất nhiều bệnh xuất hiện nhƣ: Bệnh tiểu đƣờng, bệnh dạ dày, viêm gan, suy thận, đau xƣơng khớp, phong thấp…đặc biệt là ở những ngƣời cao tuổi. Để giảm tránh những tác dụng phụ do điều trị thuốc Tây dài ngày, đặc biệt là việc sử dụng thuốc Tây đối với ngƣời cao tuổi dễ sinh phản ứng phụ hơn do tuổi đã cao, hệ miễn dịch suy giảm và các cơ quan nội tạng cũng suy yếu, ngày càng nhiều sản phẩm đông y và dƣợc thảo đƣợc nghiên cứu để sử dụng điều trị bệnh, bồi bổ sức khoẻ và tăng sinh lực…

Nghiên cứu về thành phần loài, giá trị dƣợc liệu và nuôi trồng thể quả đƣợc tiến hành nghiên cứu với trình độ cao ở nhiều nƣớc trên thế giới và đạt đƣợc kết quả tốt. Thực tế cho thấy tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ, kỹ thuật nuôi trồng loài nấm này đã đạt đƣợc trình độ cao và đƣợc thực hiện trên quy mô công nghiệp. Chỉ tính một trang nuôi trồng loài nấm này tại Kaiping, Quảng Châu, sản lƣợng một năm thu đƣợc 100.000 kg sản phẩm. Sản phẩm nấm KSCT từ nuôi trồng nhân tạo đã có mặt ở nhiều nƣớc trên thế giới kể cả các nƣớc phƣơng Tây và mang lại lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp và ngƣời nuôi trồng nấm. Nhiệt độ không khí 20- 250C, cƣờng độ ánh sáng 500-700 lux là những điều kiện tốt nhất để nuôi trồng thể quả trên giá thể nhân tạo.

Qua các nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy rằng nƣớc ta nằm trong vị trí địa lý có dải phân bố của nấm ký sinh côn trùng. Các nghiên cứu về nấm KSCT đã đƣợc một số nhà khoa học quan tâm, bƣớc đầu đã có những công bố về thành phần loài, về phân bố và đặc điểm sinh thái học, giá trị dƣợc... Nhƣng những nghiên cứu chƣa nhiều, chƣa đánh giá hết hiện trạng về thành phần loài, số lƣợng, phân bố cụ thể, cũng nhƣ tiềm năng giá trị dƣợc liệu của các loài nấm KSCT tại nƣớc ta. Từ đó cũng chƣa đƣa ra đƣợc những khuyến cáo trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng trên các địa phƣơng của nƣớc ta có xuất hiện loài nấm quí này.

Nhằm góp phần giải quyết những vấn đề còn tồn tại nêu trên, đề tài Nghiên cứu thành phần loài nấm ký sinh côn trùng tại khu rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đặt ra là rất cần thiết và có ý nghĩa cả về khoa học lẫn thực tiễn. Trƣớc hết, góp phần xây dựng danh mục nguồn gen các loài nấm ký sinh côn trùng, bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất biện pháp bảo tồn phát triển, sử dựng bền vững nguồn dƣợc liệu quí này ở trong nƣớc. Đây cũng chính là lý do mà tôi lựa chọn đề tài này, để thực hiện trong

khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ khoa học nông nghiệp , chuyên

ngành Lâm học.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phân loài nấm ký sinh côn trùng tại khu rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (Trang 25 - 27)