Xuất hƣớng bảo tồn, phát triển và khai thác, sử dụng một số loài nấm quý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phân loài nấm ký sinh côn trùng tại khu rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (Trang 89 - 91)

2. Mục tiêu, đối tƣợng, giới hạn nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài

3.4.xuất hƣớng bảo tồn, phát triển và khai thác, sử dụng một số loài nấm quý

Từ tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học trong nƣớc, cũng nhƣ trên thế giới và kết quả nghiên cứu ở trên cho ta thấy rằng: Các loài nấm KSCT có mối quan hệ chặt chẽ với môi trƣờng sinh thái rừng, nhất là rừng tự nhiên. Một khi hệ sinh thái rừng thay đổi hay mất đi sẽ làm ảnh hƣởng sâu sắc đến số lƣợng, thành phần loài nấm KSCT hoặc thậm chí có thể làm cho chúng bị tuyệt chủng.

Tài nguyên thiên nhiên của huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên nói chung, hệ sinh thái rừng Khu rừng DTLS&CQMT Mƣờng Phăng nói riêng vốn rất đa dạng và phong phú. Nhƣng do những chính sách định hƣớng chƣa đầy đủ của nhà nƣớc về rừng trong những năm 70, 80 của thế kỷ trƣớc; cộng với đời sống của cộng đồng dân cƣ ven rừng quá khó khăn, việc mƣu sinh hàng ngày chủ yếu dựa vào rừng; hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều hạn chế; tình trạng khai thác, tàn phá tài nguyên rừng diễn ra một cách ồ ạt và rộng khắp tại các địa phƣơng, dẫn tới tài nguyên rừng suy giảm một cách nghiêm trọng. Cho đến những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trƣớc, nhờ sự quan tâm của Nhà nƣớc và các tổ chức quốc tế đã đầu tƣ nhiều chƣơng trình, dự án lâm nghiệp cho khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc tỉnh Điện Biên nhƣ: PAM, 327, 661 …; cùng với công tác quản lý, bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng của tỉnh đƣợc triển khai đồng bộ, đã giúp phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nâng độ che phủ rừng trên địa bàn Điện Biên từ hơn 25% năm 1999 lên gần 39,39% năm 2011.

Việc triển khai thực hiện tốt các chƣơng trình dự án về lâm nghiệp và các chính sách đầu tƣ của nhà nƣớc nhƣ: chƣơng trình 135, chính sách trợ giá trợ cƣớc, chính sách 134, chính sách Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn....đƣợc triển khai thực hiện tốt. Qua đó đã tạo điều kiện tăng cƣờng cơ sở hạ tầng cho miền núi, cải thiện cuộc sống của đồng bào dân tộc và góp phần đáng kể

cho việc cải thiện môi trƣờng sinh thái ở địa phƣơng, tạo ra sự phát triển mạnh mẽ cho vùng, từ đó giúp giảm sự phụ thuộc vào rừng.

Tuy nhiên, theo kết quả đã phân tích ở trên (Chƣơng II), thì điều kiện kinh tế và đời sống của đồng bào quanh khu vực Khu rừng DTLS&CQMT Mƣờng Phăng vẫn còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sống của đa số các hộ dân trong vùng phụ thuộc vào nông , lâm nghiệp. Những hoạt động nhƣ khai thác gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ, chăn thả gia súc và phát nƣơng làm rẫy vẫn tiếp diễn trong khu gây ảnh hƣởng không nhỏ tới tài nguyên rừng, cảnh quan khu rừng di tích và cảnh quan. Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội, tài nguyên rừng hiện có và thực trạng công tác tác bảo tồn, phát triển tài nguyên rừng của khu vực Khu rừng DTLS&CQMT Mƣờng Phăng. Tác giả xin đề xuất một số hƣớng bảo tồn, phát triển và khai thác, sử dụng một số loài nấm KSCT quý trên địa bàn nhƣ sau:

3.4.1. Nguyên tắc quản lý và bảo tồn

- Cần đánh giá chính xác và đầy đủ thực trạng của công tác quản lý và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có; những khó khăn vƣớng mắc cần tháo gỡ; các nguy cơ đe dọa đối với nguồn tài nguyên rừng, đặc biệt là động, thực vật rừng và các loài nấm quý.

- Xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, các cấp có thẩm quyền trong việc quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học. Cần có chính sách cụ thể và thiết thực đảm bảo hài hòa lợi ích giữa cơ quan quản lý và cộng đồng dân cƣ tại địa phƣơng, đáp ứng mục tiêu nhiệm vụ bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên khu bảo tồn.

- Bảo tồn, phát triển loài nấm KSCT trên cơ sở bảo tồn, phát triển chung nguồn tài nguyên rừng của Khu; công tác bảo tồn và khai thác đƣợc thực hiện theo mục tiêu chung là tạo điều kiện để các loài nấm KSCT ngày càng phát triển về số lƣợng, chất lƣợng, từ đó góp phần tạo ra sự đa dạng, cân bằng trong hệ sinh thái rừng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phân loài nấm ký sinh côn trùng tại khu rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (Trang 89 - 91)