Về công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phân loài nấm ký sinh côn trùng tại khu rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (Trang 91 - 94)

2. Mục tiêu, đối tƣợng, giới hạn nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài

3.4.2.1. Về công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng

- Giải pháp phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân

+ Qui hoạch sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai hiện có của các xã thuộc khu vực Khu bảo tồn, đi đôi với lựa chọn giống cây trồng vật nuôi phù hợp và áp dụng khoa học kỹ thuật để khai thác tiềm năng thế mạnh của các loại đất đai; tăng cƣờng công tác giao đất, giao rừng, lựa chọn cây trồng rừng thích hợp, có giá trị cao, thông qua phát triển sản xuất lâm nghiệp để giải quyết việc làm cho nguồn lao động dôi dƣ, qua đó góp phần cải thiện thu nhập cho các hộ dân.

+ Tranh thủ và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của các dự án, chính sách để phát triển xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở. Trong đó chú trọng phát triển hệ thống thủy lợi, đảm bảo nƣớc tƣới tiêu, nâng cao hiệu suất sử dụng đất nông nghiệp.

+ Tăng cƣờng đào tạo nghề, khuyến khích ngƣời lao động học tập, nâng cao trình độ tay nghề, đẩy mạnh các hoạt động giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động; thực hiện tốt các chính sách ƣu đãi tín dụng trong tạo lập, chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động; tăng cƣờng các hoạt động tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật nhƣ: Kỹ thuật thâm canh lúa nƣớc, kỹ thuật canh tác nông lâm kết hợp bền vững trên đất dốc, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại, kỹ thuật chăn nuôi lợn, trâu bò, các loại gia cầm, thú y, kỹ thuật nuôi ong, kỹ thuật gây trồng một số loài cây bản địa.

+ Dân số sống trong khu vƣ̣c bao gồm nhiều dân tộc khác nhau , mỗi dân tộc có một bản sắc văn hoá riêng trong quản lý và sử dụng tài nguyên rƣ̀ng . Trong đó có những phong tục truyền thống tích cực , cần phải đƣợc bảo tồn và phát huy . Với nhƣ̃ng giá trị văn hóa đặc sắc , các nghề truyền thống riêng có của các dân tộc thiểu số trong khu vƣ̣c sẽ là một trong những tiềm năng của du lịch sinh thái và nhân văn của khu vực.

+ Tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, bảo tồn, phát triển giá trị văn hóa và ngành nghề, lễ hội văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn và khu vực lân cận; thu hút ngƣời dân trong khu vực tham gia phát triển du lịch sinh thái, tạo ra nguồn thu nhập thay thế cho cộng đồng dân cƣ vốn sống phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, qua đó làm giảm áp lực vào rừng.

- Giải pháp về đào tạo, giáo dục và tuyên truyền

+ Tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ Ban quản lý, nhằm đảm bảo mỗi cán bộ viên chức có trình độ chuyên môn, am hiểu sâu về lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học; có khả năng nghiên cứu khoa học độc lập, nhậy bén linh hoạt trong tiếp cận những kiến thức mới về khoa học công nghệ; có kỹ năng, phƣơng pháp tốt trong vận động, tuyên truyền quần chúng, nhân dân.

+ Tăng cƣờng công tác vận động, tuyên truyền về giá trị của việc bảo tồn đa dạng sinh học tài nguyên rừng, bao gồm cả các loài nấm KSCT trong khu vực bảo tồn, bằng nhiều hình thức cho nhiều đối tƣợng tham gia; nâng cao nhận thức của ngƣời dân về quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, trong đó cần giải thích, tuyên truyền rõ về giá trị dƣợc liệu, kinh tế và đa dạng sinh học của các loài nấm KSCT trong khu vực.

- Giải pháp quản lý, bảo vệ

+ Tăng cƣờng lực lƣợng và công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng; thƣờng xuyên giám sát, ngăn chặn các hoạt động khai thác gỗ, săn bắn trái phép và buôn bán sử dụng động vật hoang dã trên địa bàn; xử phạt nghiêm minh những trƣờng hợp vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng; kịp thời khen thƣởng những tổ chức, cá nhân, đơn vị thực hiện tốt.

+ Thƣờng xuyên tuần tra canh gác, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tác động tiêu cực tới rừng; có những biện pháp ngăn chặn, nghiêm cấm mọi sự phá hoại của con ngƣời, gia súc, sâu bệnh và nạn lửa rừng; coi trọng công tác phòng chống cháy rừng, dự báo và phòng trừ sâu bệnh hại, tuyên truyền và vận động nhân dân tham

+ Tăng cƣờng sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ phát triển tài nguyên rừng; nâng cao vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của chính quyền địa phƣơng từ cấp thôn, bản đến xã trong công tác quản lý bảo vệ rừng; tạo mọi điều kiện để các tổ chức xã hội của thôn, xã tham gia tích cực vào công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

- Giải pháp kỹ thuật

+ Tiến hành điều tra, giám định để đánh giá toàn diện hiện trạng các loài nấm ký sinh côn trùng trên địa bàn; thu thập, nghiên cứu các thông tin về đặc điểm sinh thái học của các loài chủ yếu và các loài nấm quý, có giá trị cao, trong đó cần làm rõ: Loại hình rừng, sinh cảnh, điều kiện sống, phát sinh của cả loài nấm và côn trùng ký chủ; lựa chọn các biện pháp kỹ thuật thích hợp để tạo điều kiện cho các loài nấm KSCT phát triển.

+ Bảo vệ, giữ gìn hiện trạng và phát triển rừng tự nhiên ở đai cao từ 700 – 1.400m, đảm bảo tàn che của rừng luôn lớn hơn 0,5. Nhằm tạo môi trƣờng thích hợp nhất cho các loài nấm KSCT sinh trƣởng và phát triển.

+ Tăng cƣờng mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức nƣớc ngoài trong việc bảo tồn da dạng sinh học; khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc đầu tƣ cho công tác bảo tồn tài nguyên rừng nói chung và các loài nấm KSCT nói riêng.

- Giải pháp lƣu giữ nguồn gen và nghiên cứu nuôi trồng trên giá thể nhân tạo

Phân lập thuần khiết nấm là một khâu quan trọng trong quá trình nghiên cứu về ngành nấm nói chung và loài nấm KSCT nói riêng, nó có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn. Thông qua quá trình phân lập thuần khiết nấm, giúp cho công tác lƣu giữ nguồn gen và tạo sự chủ động trong việc nghiên cứu về các loài nấm này.

Trên môi trƣờng PDA, hệ sợi nấm sinh trƣởng và phát triển tốt, khi điều kiện nhiệt độ không khí thay đổi và có ánh sáng tán xạ, nấm hình thành thể quả trên giá thể nhân tạo (Hình 14). Đây là cở sở bƣớc đầu cho việc nhân nuôi nấm KSCT Cordyceps nutans trên giá thể nhân tạo.

Hình 14: Thể quả nấm Cordyceps nutans hình thành trên giá thể nhân tạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phân loài nấm ký sinh côn trùng tại khu rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)