Nhận xét về khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phân loài nấm ký sinh côn trùng tại khu rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (Trang 37 - 100)

2. Mục tiêu, đối tƣợng, giới hạn nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài

1.2.4.Nhận xét về khu vực nghiên cứu

Thông qua nhƣ̃ng đặc điểm cơ bản của khu vƣ̣c Khu rừng DTLS&CQMT Mƣờng Phăng ở trên có thể thấy rằng:

- Khu rừng DTLS&CQMT Mƣờng Phăng là một khu rừng di tích lịch sử và hệ sinh thái rừng - hồ còn tƣơng đối nguyên vẹn, với quần thể sinh vật đa dạng và tài nguyên rừng phong phú . Các điều kiện tự nhiên và các nhân tố sinh thái của khu vƣ̣c phù hợp với sự sinh trƣởng , phát triển của nhiều loài sinh vật khác nhau , trong đó có các loài nấm . Đây là nhƣ̃ng kho dƣ̃ liệu và cơ sở quan trọng cho công tác bảo tồn, nghiên cƣ́u về tài nguyên rƣ̀ng.

- Dân số sống trong khu vƣ̣c bao gồm nhiều dân tộc khác nhau , mỗi dân tộc có một bản sắc văn hoá riêng trong quản lý và sử dụng tài nguyên rƣ̀ng . Trong đó có những phong tục truyền thống tích cƣ̣c , cần phải đƣợc bảo tồn và phát huy . Với nhƣ̃ng giá trị văn hóa đặc sắc , các nghề truyền thống riêng có của các dân tộc thiểu số trong khu vƣ̣c sẽ là một trong những tiềm năng của du lịch di tích lịch sử , sinh thái và nhân văn của khu vƣ̣c.

- Đời sống của ngƣời dân trong khu bảo tồn còn phụ thuộc khá lớn vào nông lâm nghiệp, do đó tạo nên áp lƣ̣c khá lớn vào rƣ̀ng . Vì vậy, để giải quyết vấn đề bảo tồn, phát triển rừng và đảm bảo cải thiện cuộc sống cho ngƣời dân là việc làm cấp thiết của chính quyền địa phƣơng và Ban quản lý khu rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trƣờng.

- Trong khu vƣ̣c các xã thuộc địa phận khu rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trƣờng, có sự hoạt động của Nhà máy thủy điện , cộng với diện tích đất lâm nghiệp lớn, khu bảo tồn di tích lịch sử và hệ sinh thái đa dạng . Đây là nhƣ̃ng điều kiện thuận lợi trong việc định hƣớng phát triển kinh tế , sản xuất hàng hóa , dịch vụ, thƣơng mại và du lịch . Qua đó góp phần giúp cho nhân dân trong vùng xóa đói , giảm nghèo bền vững.

CHƢƠNG 2

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu, đối tƣợng, giới hạn nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài

- Mục tiêu của đề tài

+ Xác định đƣợc thành phần loài , một số đặc điểm sinh học cơ bản nấm KSCT tại Khu rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trƣờng Mƣờng Phăng huyện Điên Biên, tỉnh Điên Biên.

+ Đề xuất biện pháp bảo tồn phát triển, sử dụng bền vững nguồn đƣợc liệu quí trên địa bàn Khu rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trƣờng Mƣờng Phăng huyện Điên Biên, tỉnh Điên Biên.

- Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các loại nấm KSCT tại khu rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trƣờng Mƣờng Phăng huyện Điên Biên, tỉnh Điên Biên.

- Giới hạn nghiên cứu

+ Về địa điểm: Đề tài chỉ nghiên cứu trên địa phận Khu rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trƣờng Mƣờng Phăng huyện Điên Biên, tỉnh Điên Biên.

+ Về đối tƣợng nghiên cứu: Thành phần các loại nấm KSCT tại khu rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trƣờng Mƣờng Phăng huyện Điên Biên, tỉnh Điên Biên. Nghiên cứu đặc điểm sinh học trong nuôi cấy thuần khiết chỉ tiến hành với loài nấm có giá trị dƣợc liệu cao Cordycepsnutans.

+ Về nội dung nghiên cứu: Chỉ tập trung nghiên cứu về thành phần loài, đặc điểm sinh học, sinh thái loài nấm KSCT và đề xuất một số biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn nấm này.

- Ý nghĩa của đề tài

KSCT trên địa bàn Khu rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trƣờng Mƣờng Phăng huyện Điên Biên, tỉnh Điên Biên.

+ Ý nghĩa thực tiễn: Bổ sung vào danh mục nguồn gen các loài nấm KSCT tại

nƣớc ta; đề xuất biện pháp bảo tồn phát triển, sử dụng bền vững nguồn dƣợc liệu quí trong nƣớc; tìm ra hƣớng đi mới trong việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng, của đồng bào dân tộc thiểu số sống ven Khu rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trƣờng Mƣờng Phăng.

2.2. Nội dung nghiên cứu

Để đạt đƣợc các mục tiêu nêu trên, đề tài đặt ra các nội dung nghiên cứu sau đây.

2.2.1. Điều tra thu mẫu và giám định nấm KSCT tại Khu rừng DTLS&CQMT Mƣờng Phăng

2.2.2. Đánh giá đa dạng sinh học các loài nấm KSCT tại Khu rừng DTLS&CQMT Mƣờng Phăng

- Đa dạng về thành phần loài, tần xuất xuất hiện; - Đa dạng về phân bố;

- Đa dạng về ký chủ;

- Đa dạng về giá trị dƣợc liệu.

2.2.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài nấm phổ biến nhất trong vùng

- Phân lập và đặc điểm của hệ sợi trong nuôi cấy thuần khiết; - Ảnh hƣởng của nhiêt độ không khí đến sự sinh trƣởng của hệ sợi; - Ảnh hƣởng của độ ẩm không khí đến sự sinh trƣởng của hệ sợi; - Ảnh hƣởng của pH môi trƣờng đến sự sinh trƣởng của hệ sợi;

- Ảnh hƣởng của môi trƣờng dinh dƣỡng đến sự sinh trƣởng của hệ sợi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.4. Đề xuất hƣớng bảo tồn, khai thác, sử dụng và phát triển một số loài nấm quý 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Quan điểm và cách tiếp cận trong nghiên cứu

- Ngành nấm nói chung, các loài nấm KSCT nói riêng rất đa dạng và phong phú, vì vậy đề tài lấy quan điểm lịch sử và thực tiễn áp dụng trong nghiên cứu. Việc kế thừa các tài liệu nghiên cứu đã đƣợc công bố có một tầm quan trọng đặc biệt, để tiết kiệm và tránh sự chồng chéo trong nghiên cứu.

- Căn cứ vào mục tiêu đặt ra, thông qua nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và giá trị sử dụng của các loài nấm KSCT trong khu vực, làm cơ sở cho việc đƣa ra những giải pháp quản lý, khai thác. Chú trọng đến việc đề ra hƣớng bảo vệ, sử dụng và khai thác một số loài nấm quí. Nhƣng vẫn đảm bảo giá trị đa dạng sinh học, quản lý bảo vệ đƣợc nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có mà vẫn đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân địa phƣơng trong sự phát triển theo hƣớng có lợi. Đặt vấn đề ƣu tiên sử dụng bền vững nguồn dƣợc liệu quí trong khu vực nghiên cứu là nguyên tắc quan trọng khi đƣa ra các giải pháp quản lý.

- Đa dạng các loài nấm KSCT là sự thích ứng giữa các loài nấm với điều kiện ngoại cảnh, đa dạng côn trùng và tác động của con ngƣời. Vì vậy nghiên cứu phải dựa vào sinh cảnh hiện có, các đặc điểm sinh vật học của loài và những thay đổi về sinh thái môi trƣờng để xem xét.

2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu chung

Đề tài áp dụng phƣơng pháp kế thừa về số liệu, phƣơng pháp điều tra, các nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của nấm KSCT; giám định và phân lập nấm trong phòng thí nghiệm; tổng hợp, sử lý số liệu, vẽ biểu đồ trên phần mềm Exel.

2.3.3. Công tác chuẩn bị

- Thu thập số liệu chung về vị trí địa lý , điều kiện tự nhiên , kinh tế - xã hội các xã nằm trong phạm vi khu vực nghiên cứu ; các tài liệu, báo cáo, các nghiên cứu khoa học.... về Khu rừng DTLS&CQMT Mƣờng Phăng; các tài liệu về nấm KSCT và những vấn đề có liên quan đến lĩnh vƣ̣c nghiên cƣ́u.

- Chuẩn bị bản đồ, máy ảnh, máy định vị và các dụng cụ phục vụ cho đ iều tra và thu hái nấm.

- Nắm và phân loại các trạng thái , loại hình rừng hiện có trong khu vực nghiên cƣ́u.

- Xác định hệ thống tuyến , địa điểm điều tra , trên cơ sở các tài liệu về đặc điểm sinh vật học , sinh thái học của nấm nhƣ : Mùa vụ sinh trƣởng ; vị trí nấm thƣờng mọc, độ cao, độ ẩm, độ tàn che…

2.3.4. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

2.3.4.1. Điều tra thu mẫu và giám định nấm KSCT tại Khu rừng DTLS&CQMT Mƣờng Phăng huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

- Điều tra ngoại nghiệp: Điều tra đƣợc tiến hành định kỳ vào các tháng từ 5 -8, tập trung vào các tháng mùa mƣa . Khảo sát thu mẫu đƣợc thực hiện trên các tuyến điều tra ngoài thực địa qua các dạng địa hình , các dạng thực bì trong khu vực nghiên cứu. Các tuyến điều tra đƣợc thiết kế đi men theo rìa suối, dọc theo khe, suối cạn và đƣờng mòn hoặc theo dông núi từ dƣới thấp lên cao và ngƣợc lại . Trên tuyến điều tra cứ 20m - 30m tiến hành 1 điểm điều tra , hoặc phát hiện địa điểm có điều kiện thuận lợi cho nấm KSCT phát triển thì tiến hành khoanh vùng và điều tra tỷ mỷ. Tại các điểm điều tra tiến hành điều tra kỹ phía dƣới thân cây đổ, dƣới lớp lá mục và các khoảng đất trống trong rừng. Phát hiện đƣợc mẫu nấm tiến hành đào thu mẫu nấm kể cả côn trùng bị ký sinh còn dính; đánh số hiệu, chụp ảnh , đo đếm kích thƣớc, mô tả đặc điểm hình thái của nấm , côn trùng bị ký sinh và các đặc điểm của địa điểm thu mẫu…. Các thông tin đƣợc ghi vào biểu sau:

Biểu ghi chép mẫu nấm thu hái ngoài tự nhiên

Người thu hái:...

Ngày thu hái:...Nơi hái:...

Điểm điều tra số………

Địa hình (độ cao, hướng phơi, độ dốc):....

Tuyến điều tra số:……….

Sinh cảnh địa điểm: Loại rừng, loài cây chính, ven đƣờng, khe suối...

TT Tên nấm

thu hái

Số hiệu

Đặc điểm hình thái Sinh thái

Côn trùng bị ký sinh Thân nấm Kích thƣớc, mầu sắc thể quả Giá thể mọc (trên đất, trên cây…) Hình thái mọc (mọc cụm, đám, rải rác, mọc tán xạ) Hình dạng Kích thƣớc

Mẫu nấm sau khi thu hái , đƣợc bọc trong giấy khô , mềm, tránh không làm tổn thƣơng đến nấm và đƣa về phòng thí nghiệm để giám định, nghiên cứu đặc điểm giải phẫu, bào tử và phân lập thuần khiết nấm.

- Mô tả và giám định mẫu nấm thu hái

Giám định mẫu dựa trên đặc điểm hình thái, giải phẫu, đối chiếu, so sánh với chuyên khảo về Cordyceps của Gi-Ho Sung et al. (2007), Sung Jae Mo (2000), Mao X.L.(2000) và Tsuguo Hongo và Masana Izawa (1994). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.4.2. Đánh giá đa dạng sinh học các loài nấm KSCT tại Khu rừng DTLS&CQMT Mƣờng Phăng

- Đa dạng về thành phần loài, tần suất xuất hiện: Các loài nấm thu đƣợc trong khu vực điều tra đƣợc phân tích đánh giá theo % số loài thuộc các chi nấm. Tần suất

xuất hiện của loài nấm KSCT đƣợc chia làm 3 cấp: rất phổ biến (ký hiệu +++), khá phổ biến (ký hiệu ++) và ít phổ biến (ký hiệu +), đƣợc tính toán thông qua độ bắt gặp. Độ bắt gặp (Pi) đƣợc xác định bằng tỷ lệ % của loài nấm KSCT đó xuất hiện, theo công thức tính nhƣ sau

Pi N x100

M

 ; Trong đó:

Pi = Độ bắt gặp loài i;

N = Số lƣợng mẫu của loài nấm KSCT i cần tính; M = Tổng số lƣợng mẫu nấm thu đƣợc;

Căn cứ vào giá trị của Pi để phân thành 3 cấp độ bắt gặp nhƣ sau: + Loài ít phổ biến : Pi < 10% ký hiệu là +

+ Loài khá phổ biến: 10%  Pi 30% ký hiệu là ++ + Loài rất phổ biến : Pi > 30% ký hiệu là +++

Từ số liệu thu đƣợc, lập bảng biểu thống kê và vẽ các biểu đồ minh hoạ kết quả nghiên cứu.

- Đa dạng về phân bố: Phân bố của các loài nấm đƣợc thống kê theo đai độ cao, loại hình rừng, độ tàn che và thời gian phát sinh trong năm đối với các loài nấm KSCT.

- Đa dạng về ký chủ: Do côn trùng bị nấm ký sinh có thể ở giai đoạn sâu non, nhộng và sâu trƣởng thành và thƣờng bị biến dạng về hình thái nên việc giám định thƣờng gặp nhiều khó khăn. Căn cứ vào đặc điểm hình thái của các loài côn trùng bị nấm ký sinh, đối chiếu với các chuyên khảo về các loài côn trùng thuộc bộ Cánh vảy (Lepidoptera), bộ Cánh cứng (Coleoptera), Bộ cánh đều (Homoptera), bộ cánh Thẳng (Orthoptera) và Bộ Cánh không đều (Hemiptera)…. Xác định côn trùng bị ký sinh đến bộ (order), trong trƣờng hợp mẫu còn nguyên vẹn có thể xác định đến giống (genus) hoặc đến loài (species).

- Đa dạng về giá trị dƣợc liệu: Giá trị sử dụng và giá trị dƣợc liệu của nấm trên cơ sở tổng quan tài liệu của các tác giả Mao X.L., 2000 ….

2.3.4.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài nấm - Trang thiết bị, vật tƣ để nghiên cƣ́u

+ Dụng cụ để phân lập: Đèn cồn, que cấy nấm, hộp petri, ống nghiệm, bông, băng cuốn hộp Petri, dao, bút ghi thủy tinh…

+ Máy móc để nghiên cƣ́u : Tủ cấy nấm, tủ định ôn, tủ lạnh, tủ sấy, bếp điện, nồi hấp, máy ảnh, kính hiển vi….

- Phân lập thuần khiết nấm: Phân lập thuần khiết nấm từ thể quả thu đƣợc trên môi trƣờng phân lập nấm KSCT là môi trƣờng PDA (Potato Dextrose Agar). Môi trƣờng sau khi pha xong đƣợc hấp khử trùng ở 121oC trong thời gian 20 phút sau đó đƣợc đổ vào các hộp lồng vô trùng. Chọn mô nấm tƣơi mới, non không bị sâu bệnh. Dùng cồn 70% rửa bề mặt nấm, tách lấy mô nấm bên trong thể quả cấy vào môi trƣờng dinh dƣỡng; sau khi cấy xong cất giữ mẫu trong tủ định ôn ở nhiệt độ 25o

C. Chọn sợi nấm không bị tạp nhiễm mọc ra từ mô nấm cấy truyền sang môi trƣờng dinh dƣỡng mới. Sau khi tách sợi nấm khoảng 2- 3 lần, sợi nấm không bị nhiễm khuẩn, nấm tạp, và sợi nấm mọc đồng nhất thì ta đƣợc sợi nấm thuần khiết.

- Nghiên cứu ảnh hƣởng của nhiệt độ không khí đến sự sinh trƣởng của hệ sợi nấm

Môi trƣờng thí nghiệm là PDA. Môi trƣờng đƣợc hấp khử trùng ở nhiệt độ 121°C, áp suất tƣơng đƣơng với 1 atm trong 30 phút, đổ các môi trƣờng vào 5 hộp lồng đã đƣợc khử trùng dày 3 -5 mm. Sau ít nhất là 2 giờ thạch khô, cứng rồi cấy vào chính giữa mỗi hộp lồng một điểm giống nấm đúng bằng que cấy, băng hộp lồng lại và để trong tủ định ôn có nhiệt độ khác nhau: 150C, 200C, 250C, 300C và 350C. Tiến hành theo dõi chụp ảnh, mô tả các đặc điểm của hệ sợi và đo tốc độ sinh trƣởng của hệ sợi nấm, tiến hành đo lần đầu tiên sau 5 ngày bắt đầu cấy, tiếp sau đó là đo sau 10 ngày và đo sau 15 ngày.

- Nghiên cứu ảnh hƣởng của độ ẩm không khí đến sự sinh trƣởng của hệ sợi nấm

Thí nghiệm đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp của Booth C. Tạo độ ẩm không khí khác nhau trong bình kín thông qua nồng độ NaCl, cụ thể là pha NaCl với nồng độ nhƣ sau:

NaCl (g/1lít H2O) 0 8 16 24 32 40

RH (%) 100 95 90 85 80 75

Dung dịch pha xong đổ vào bình hút ẩm loại lớn, đậy nắp lại để ở phòng thí nghiệm trong tối có nhiệt độ không khí khoảng 23 - 27°C. Sau 48 giờ trong các bình hút ẩm khác nhau sẽ có độ ẩm không khí khác nhau, phụ thuộc nồng độ NaCl. Khi nồng độ NaCl càng lớn thì tạo độ ẩm khômg khí càng lớn. Môi trƣờng thạch khoai tây sau khi hấp khử trùng, đƣợc đổ vào các hộp lồng đã đƣợc khử trùng thông qua hấp sấy và đổ một lớp môi trƣờng PDA dày 3- 5 mm. Cấy giống nấm đã đƣợc phân lập vào chính giữa hộp lồng với lƣợng bằng nhau bằng que cấy. Đặt các hộp lồng vào các bình hút ẩm có độ ẩm không khí khác nhau đó với mỗi bình làm 5 hộp lồng. Tiến hành theo dõi chụp ảnh, mô tả các đặc điểm của hệ sợi và đo tốc độ sinh trƣởng của hệ sợi nấm, tiến hành đo lần đầu tiên sau 5 ngày bắt đầu cấy, tiếp sau đó là đo sau 10 ngày và đo sau 15 ngày.

- Nghiên cứu ảnh hƣởng của pH môi trƣờng đến sự sinh trƣởng của hệ sợi nấm

Phƣơng pháp đƣợc tiến hành nhƣ sau: môi trƣờng gốc nuôi cấy nấm là PDA. Môi trƣờng gốc có pH = 6, dùng HCl 10% để điều chỉnh mức pH của môi trƣờng là 4,0; 5,0, dùng NaOH để điều chỉnh pH môi trƣờng theo các mức 7,0; 8,0. Sau đó

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phân loài nấm ký sinh côn trùng tại khu rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (Trang 37 - 100)