Địa hình và thổ nhƣỡng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phân loài nấm ký sinh côn trùng tại khu rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (Trang 28 - 100)

2. Mục tiêu, đối tƣợng, giới hạn nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài

1.2.2.2.Địa hình và thổ nhƣỡng

a. Địa hình

- Địa hình xã Mƣờng Phăng có độ cao tƣ̀ 500 m đến 1.635 m so với mặt nƣớc biển với 2 kiểu địa hình chính sau:

+ Kiểu địa hình núi trung bình : Đây là kiểu địa hình đặc trƣng của xã gồm toàn bộ hệ thống núi đất có độ cao tƣ̀ 968 m đến 1.635 m;

+ Kiểu địa hình thung lũng : Nằm xen với các dãy núi thuộc khu vƣ̣c hồ Pá Khoang; tuy nhiên kiểu địa hình này diện tích không lớn ;

- Địa thế: Địa thế của xã cao về phía Tây , phía Đông Bắc và Đông Nam với nhƣ̃ng dã y núi cao tiếp giáp với huyện Điện Biên Đông , huyện Mƣờng Ẳng và thành phố Điện Biên Phủ có độ dốc từ 300

- 350 với nhƣ̃ng đồi thấp có độ dốc tƣ̀ 200 - 250 tập trung quanh khu vƣ̣c hồ Pá Khoang.

b. Thổ nhƣỡng

Đất đai khu vực xã Mƣờng Phăng đƣợc hình thành và phát triển trên 2 nhóm đá mẹ chính:

+ Nhóm đá mẹ macma axit;

+ Nhóm đá mẹ biến chất; với các loại nhƣ Granit, phiến thạch sét và đá diệp thạch. Qua kết quả khảo sát thực địa và kế thừa tài liệu kết quả điều tra xây dựng bản đồ lập địa của tỉnh Điện Biên xã Mƣờng Phăng có những nhóm đất sau:

- Nhóm đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi trung bình: Phân bố ở độ cao từ 950 m đến 1.600 m so với mặt nƣớc biển, độ dốc bình quân > 250. Đá mẹ chủ yếu là nhóm đá macma axit và đá biến chất, có thành phần cơ giới trung bình hàm lƣợng mùn tƣơng đối dày.

- Nhóm đất thung lũng (do quá trình bồi tụ): Phân bố tập trung chủ yếu ở ven hồ, suối, vùng đồi, thung lũng, có độ cao dƣới 950 m so với mặt nƣớc biển, có độ dốc nhỏ. Dạng đất này có tầng đất từ trung bình đến dày, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến cát pha, đất tơi xốp.

Bảng1-1:Tổng hợp diện tích các loại đất trên địa bàn xã Mƣờng Phăng TT Tên đất hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ %

1 Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit Ha 7.114 77,7

2 Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét Fs 36,6 0,4

3 Đất mùn vàng nhạt trên đá cát Hq 13,1 0,1

4 Đất mùn đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét Hs 262,9 2,9

5 Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit Fa 893,5 9,8

6 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 238,4 2,6

7 Đất hồ 600 6,5

Tổng 9.158,5

`

- Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit (Ha): Diện tích 7.114 ha chiếm 77,7% tổng diện tích tự nhiên, đây là loại đất chính phân bố trên địa bàn xã; đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, tầng đất dầy, hàm lƣợng mùn trong đất tƣơng đối nhiều, thích hợp cho sản xuất nông, lâm nghiệp.

- Đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa): Diện tích 893,5 ha chiếm 9,8% diện tích đất tự nhiên toàn xã. Phân bố chủ yếu ở phía tiếp giáp với thành phố Điện Biên Phủ có độ cao từ 900 - 1.000 m so với mặt nƣớc biển; đất có thành phần cơ giới thịt trung bình hàm lƣợng mùn nhiều.

- Đất thung lũng (D): Diện tích 238,4 ha chiếm 2,6% diện tích đất tự nhiên toàn xã, tập trung ở ven suối Nậm Phăng, đất đƣợc hình thành do sản phẩm dốc tụ, bồi tụ của suối; thành phần cơ giới của đất từ thịt nhẹ, hàm lƣợng mùn lớn, rất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa nƣớc.

- Ngoài ra còn một số loại đất nhƣ: Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét (Fs), đất mùn vàng nhạt phát triển trên đá cát (Hq), đất mùn đỏ vàng trên đá sét. Tuy nhiên những loại đất này chiếm tỷ lệ không lớn và phân bố chủ yếu ở những đỉnh núi cao thuộc khu vực giáp ranh với huyện Điện Biên Đông và thành phố Điện Biên Phủ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phân loài nấm ký sinh côn trùng tại khu rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (Trang 28 - 100)