Thời gian sinh trưởng búp của các giống chè nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm nông học của tập đoàn giống chè tại Phú Hộ phục vụ công tác chọn tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính (Trang 55 - 57)

- Thành phần cơ giới búp:

3.1.4.Thời gian sinh trưởng búp của các giống chè nghiên cứu

17 Cù Dề Phùng Xanh vàng phớt tím 1,30 6,81 Nhiều

3.1.4.Thời gian sinh trưởng búp của các giống chè nghiên cứu

Búp chè hoạt động sinh trƣởng theo một quy luật nhất định và hình thành nên các đợt sinh trƣởng theo thứ tự thời gian. Thời gian của mỗi đợt sinh trƣởng phụ thuộc vào giống, chế độ dinh dƣỡng và điều kiện khí hậu. Trên một cành chè nếu để sinh trƣởng tự nhiên, một năm có 4 - 5 đợt sinh trƣởng, nếu hái búp liên tục thì có 6 - 7 đợt và trong điều kiện thâm canh có thể đạt 8 - 9 đợt sinh trƣởng. Thời gian hình thành một đợt sinh trƣởng dài hay ngắn tùy thuộc vào giống, tuổi cây chè, điều kiện thời tiết khí hậu và các biện pháp kỹ thuật. Thời gian của các đợt sinh trƣởng ảnh hƣởng lớn đến năng suất của giống. Những giống có thời gian bắt đầu sinh trƣởng búp sớm, số đợt sinh trƣởng tự nhiên trong năm nhiều là 1 trong những biểu hiện của giống cho năng suất cao.

Khi búp chè có đủ 5 lá thật(vụ xuân), 4 lá thật(vụ hè) ta tiến hành hái búp 1 tôm + 3 lá, chừa 2 lá vụ xuân và chừa 1 lá vụ hè. Quá trình hình thành lá nhanh hay chậm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ đặc điểm của giống, điều kiện thời tiết khí hậu, chế độ canh tác. Trong đó đặc điểm giống là yếu tố cơ bản. Những giống chè khác nhau có thời gian hình thành lá khác nhau, các lá ở trên búp cũng có thời gian sinh trƣởng dài ngắn khác nhau. Trong vụ xuân để cho thu hoạch chè, cành chè phải có 1 tôm 5 lá, do khả năng sinh

trƣởng, phát triển, tăng trƣởng búp của các giống chè khác nhau nên thời gian hình thành các lá cũng có sự sai khác rõ rệt giữa các giống chè với nhau.

Theo dõi đặc điểm đợt sinh trƣởng và thời gian sinh trƣởng của các giống chè tham gia vào các tổ hợp lai chúng tôi thu đƣợc kết quả trong bảng dƣới sau.

Bảng 3.5. Thời gian sinh trưởng búp của các giống chè nghiên cứu

TT Tên giống Thời gian hoàn thành búp tôm 5 lá – vụ xuân(ngày)

Thời gian hoàn thành búp tôm 4 lá – vụ hè(ngày) 1 Hồ nam 1 55,62 32,21 2 Hồ nam 2 54,98 32,02 3 Okumidori 54,81 31,78 4 Saemidory 55,13 31,67 5 Long Vân 2000 58,24 34,81 6 Keo Am Tích 57,92 35,06 7 Nhật Bản 5 55,18 31,44 8 TRI 777 56,37 31,96 9 Trung Du 50,26 28,71 10 Kim Tuyên 58,51 35,45 11 Bát Tiên 58,23 34,92 12 PH1 47,88 28,35 13 Tứ Quý Xuân 59,24 35,28 14 OL TT 58,92 34,82 15 Chất Tiền 55,38 31,20 16 Thanh Ba 1 54,82 30,98 17 Cù Dề Phùng 53,92 30,72 Prob <0.05 <0.05 LSD 0,05 0,82 0,63 CV % 11,28 10,82

Qua theo dõi, quan trắc các giống chè, từ kết quả prob <0,005 và LSD 0.05 bảng 3.5 trên ta thấy các giống chè khác nhau có thời gian hoàn thành búp tôm 5 lá ở vụ xuân và búp tôm 4 lá ở vụ hè là khác nhau. Các giống PH1, Trung du có thời gian hoàn thành búp ngắn khoảng 47 – 50 ngày vào vụ xuân và 28 ngày vụ hè. Các giống chè Chất Tiền, Thanh Ba 1, Cù Dề Phùng, Hồ nam 2, Okumidori, Nhật Bản 5… có sức sinh trƣởng trung bình, thời gian hoàn thành búp tôm 5 lá từ 53-55 ngày ở vụ xuân và búp tôm 4 lá từ 30 -32 ngày ở vụ Hè. Các giống còn lại nhƣ Olong Thanh Tâm, Long Vân 2000, Keo Am Tích, Kim Tuyên, Bát Tiên có sức sinh trƣởng kém hơn, thời gian hoàn thành búp tôm 5 lá 58 ngày ở vụ xuân và búp 4 lá khoảng 35 ngày.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm nông học của tập đoàn giống chè tại Phú Hộ phục vụ công tác chọn tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính (Trang 55 - 57)