Đặc điểm hình thái thân cành của các giống chè nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm nông học của tập đoàn giống chè tại Phú Hộ phục vụ công tác chọn tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính (Trang 49 - 51)

- Thành phần cơ giới búp:

3.1.2.Đặc điểm hình thái thân cành của các giống chè nghiên cứu

Cây chè sinh trƣởng trong điều kiện tự nhiên là đơn trục, nghĩa là chỉ có một thân chính, trên đó phân ra các cấp cành. Từ thân chính, cành chè đƣợc phân ra nhiều cấp: cành cấp 1, cấp 2, cấp 3…. Số cành cấp 1 quyết định đến sự phát triển của bộ khung, tán chè. Ảnh hƣởng trực tiếp đến mật độ búp. Nếu thân cây chè sinh trƣởng kém, số cành cấp 1 ít giảm số búp trên cây, giảm diện tích tán ảnh hƣởng xấu tới năng suất. Nếu thân cây chè sinh trƣởng mạnh, nhiều cành cấp 1 tạo bộ tán rộng và dày sẽ cho năng suất cao khi nƣơng chè bƣớc vào giai đoạn kinh doanh.

Do đặc điểm sinh trƣởng và do hình dạng phân cành khác nhau, ngƣời ta chia thân chè ra làm ba loại: thân gỗ, thân nhỡ (thân bán gỗ) và thân bụi.

- Thân gỗ là loại hình cây cao, to, có thân chính rõ rệt, vị trí phân cành cao.

- Thân nhỡ hay thân bán gỗ là loại hình trung gian, có thân chính tƣơng đối rõ rệt, vị trí phân cành thƣờng cao khoảng 20 - 30 cm ở phía trên cổ rễ.

- Đặc điểm của thân bụi là cây không có thân chính rõ rệt, tán cây rộng thấp, phân cành nhiều, vị trí phân cành cấp 1 thấp ngay gần cổ rễ. Trong sản xuất thƣờng gặp loại chè thân bụi. Vì sự phân cành của thân bụi khác nhau nên tạo cho cây chè có các dạng tán: tán đứng thẳng, tán trung gian và tán ngang.

Thân chè tính từ cổ rễ, nó giữ cho cây đứng thẳng nhờ bộ rễ cây và là cơ quan vận chuyển các chất dinh dƣỡng khoáng, nƣớc từ bộ rễ lên cành, lá và vận chuyển các sản phẩm quang hợp( Enzym, Hyđrocácbon) từ bộ lá xuống đất trong toàn bộ cây. Thân sinh trƣởng càng mạnh thì khả năng vận chuyển và hấp thu các chất dinh dƣỡng càng mạnh. Đây là điều kiện tăng khả năng phân cành, tạo tán. Cành chè đƣợc cung cấp chất dinh dƣỡng sẽ tăng sức sinh trƣởng của các mầm dẫn đến tăng mật độ búp. Từ đó góp phần tăng năng suất búp hái. Nếu thân sinh trƣởng kém, số lƣợng cành ít, giảm diện tích bề mặt tán, qua đó mật độ búp và trọng lƣợng búp giảm, ảnh hƣởng xấu tới năng suất.

Thân và cành chè tạo nên khung tán của cây chè. Với số lƣợng càng thích hợp và cân đối ở trên tán, cây chè cho sản lƣợng cao. Vƣợt quá giới hạn đó, sản lƣợng không tăng và phẩm cấp giảm xuống do búp mù nhiều. Tƣơng quan giữa mật độ cành và sản lƣợng búp là một tƣơng quan không chặt. Theo Bakhơtatje, hệ số tƣơng quan giữa mật độ cành với sản lƣợng là r = 0,071.

Theo dõi, đánh giá dạng thân, sức sinh trƣởng, chiều cao cây của các giống chè tham gia vào các tổ hợp lai chúng tôi thu đƣợc bảng số liệu 3.3 dƣới đây.

Bảng 3.3: Đặc điểm hình thái thân cành của các giống chè nghiên cứu

TT Tên giống dạng cây sức sinh trƣởng Chiều cao cây (cm) Rộng tán ( cm ) ĐKT (cm) CC1 (cm) Độ cao phân cành (cm) 1 Hồ nam 1 Thân bụi TB 144 92,6 3,06 8,7 0

2 Hồ nam 2 Thân bụi TB 152 97 3,16 9,5 0

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm nông học của tập đoàn giống chè tại Phú Hộ phục vụ công tác chọn tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính (Trang 49 - 51)