Các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm nông học của tập đoàn giống chè tại Phú Hộ phục vụ công tác chọn tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính (Trang 25 - 33)

1.2.2.1. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của cây chè

Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của các giống chè ở Việt Nam cũng đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm.

a. Nghiên cứu sinh trưởng của búp chè

Nghiên cứu số đợt sinh trƣởng của búp chè trong điều kiện có đốn hái và điều kiện tự nhiên Lê Tất Khƣơng [5] cho rằng tùy điều kiện tự nhiên mà các giống chè sinh trƣởng khác nhau nhƣng giữa các giống ít có sự sai khác về số đợt sinh trƣởng, số đợt sinh trƣởng tự nhiên của các giống biến động từ 3.4 – 3.6 đợt/năm. Tuy nhiên trong điều kiện có đốn, hái của các giống sẽ có sựu

sai khác đáng kể về số đợt sinh trƣởng và biến động từ 5.5 – 6.5 đợt/năm tùy thuộc vào điều kiện và phƣơng thức thu hái.

Nghiên cứu về khả năng sinh trƣởng của các giống chè nhập nội tại Thái Nguyên, Lê Tất Khƣơng [3] kết luận: Trong điều kiện không đốn hái, 7 giống có số đợt sinh trƣởng cao hơn giống đối chứng (trung du) từ 0,1-0,4 đợt (cao nhất là giống PT95 4,2 đợt), 2 giống có số đợt sinh trƣởng thấp hơn đối chứng, thấp nhất là giống Hoa Nhật Kim 3,6 đợt.

Nghiên cứu về mối tƣơng quan giữa năng suất chè với một số chỉ tiêu sinh học, Nguyễn Thị Ngọc Bình (2002) [2] kết luận: Năng suất của các giống chè tƣơng quan thuận, chặt với số lƣợng búp (r = 0,8901) và hệ số diện tích lá (r = 0,7128), tƣơng quan thuận nhƣng không chặt với khối lƣợng búp (r = 0,1022) và diện tích lá( r = 0,1009)

Khi theo dõi một số giống chè nhập nội trồng tại Phú Hộ - Phú Thọ, Hoàng Minh Tuấn (2004) kết luận: Nhìn chung các giống chè trong thí nghiệm đều sinh trƣởng mạnh từ giữa tháng 3 hàng năm. Trong đó giống Long Vân 2000 là gống sinh trƣởng nhanhvaf sớm kết thúc đợt sinh trƣởng.

b. Nghiên cứu về hoa và quả chè

Cây chè sau khi trồng tùy điều kiện sinh trƣởng mà có khả năng ra hoa, đậu quả khác nhau. Nếu cây trồng bằng hạt thƣờng sau 2 năm sẽ có hoa và quả lần thứ nhất, cây trồng bằng cành giâm sẽ có quả sớm hơn.

Theo Nguyễn Ngọc kính [6] hoa chè là hoa lƣỡng tính, đài hoa có 5-7 cánh. Trong một hoa có rất nhiều nhị đực (từ 200-400), noãn sào thƣợng có 3- 4 ô. Phƣơng thức thụ phấn của cây chè chủ yếu là thụ phấn khac hoa, tự thụ phấn chỉ đạt 2-3%. Khả năng ra nụ, ra hoa của cây chè thƣờng rất lớn nhƣng tỷ lệ đậu quả lại rất thấp khoảng 12%.

Khi nghiên cứu số lƣợng nụ, hoa và khă năng ra quả của các giống trong điều kiện Thái Nguyên, Lê Tất Khƣơng [4] cho rằng: trongđiều kiện sinh

c. Nghiên cứu rễ, thân và cành chè

Mỗi giống chè có những đặc điểm và khă năng phân cành khác nhau, có giống phân cành thấp (thân bịu, nửa bịu) có giống phân cành cao hơn(thân gỗ, bán gỗ). Khả năng phân cành của mỗi giống có ảnh hƣởng đến sinh trƣởng chiều cao, độ rộng tán, mật độ cành, mật độ búp của tán chè, qua đó có ảnh hƣởng trực tiếp tới năng suất, chất lƣợng chè.

Trần Thanh và cộng sự cho rằng đặc điểm phân cành của caaychef là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng cho năng suất của giống. Những giống có độ cao phân cành thấp, số cành cấp 1 nhiều, cành lớn sẽ có bộ khung tán to, khỏe, có khă năng cho năng suất cao.

Vũ Công Quỳ [11] khi nghiên cứu tƣơng quan giữa hình thái và năng suất ở một số vùng chè đã kết luận: Đặc điểm hình thái của những giống chè năng suất cao: Lá có khối lƣợng lớn, mỏng, nhiều búp gốc độ phân cành cấp 1 lớn, mô dậu kém phát triển, tán rộng…

Nguyễn Văn Tạo và cộng sự (2004) khi nghiên cứu đặc điểm sinh học của cành chè PH1 sinh trƣởng tự nhiên cho rằng: Hàngnăm đợt sinh trƣởng đầu tiên xuất hiện vào ngày 19/1 và kết thúc vào cuối tháng 3. Các đợt sinh trƣởng 1 và 5 do điều kiện thời tiết khô lạnh nên kéo dài từ 61-79 ngày.

Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của tập đoàn giống chè tại Phú Hộ thời kỳ kiến thiết cơ bản tác giả Nguyễn Hữu La [7] đã khẳng định: Chiều cao cây có tƣơng quan thuận rất chặt với chiều rộng tán chè (r= 0,72) và số cành cấp 1 ( r = 0,75), tƣơng quan chặt với diện tích lá ( r = 0,58), nhƣng không có tƣơng quan thuận với chiều dài đốt cành, trọng lƣợng búp và mật độ búp.

Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc điểm hình thái, điều kiện ngoại cảnh với năng suất chè, Chu Xuân Ái(1988) [1] cho rằng: Năng suất chè có mối tƣơng quan thuận chặt chẽ với mật độ búp và diện tích lá. Những giống có mật độ búp cao, diện tích lá lớn cho năng suất cao. Gống có chiều rộng lá lớn có năng suất cao hơn những giống có chiều dài lá lớn.

Nghiên cứu giữa bộ rễ và tán cây, Nguyễn Đình Vinh dẫn theo Varonsop (2002) [19] cho rằng: Vào cuối thang 3 đầu tháng 4 rễ bắt đầu sinh trƣởng và chỉ sau khi hình thành nên một đợt sinh trƣởng rễ nhất định, bộ phận trên mặt đất mới bắt đầu sinh trƣởng. Về mùa thu, sau khi kết thúc đợt sinh trƣởng của phần trên mặt đất, bộ rễ chè mới bắt đầu sinh trƣởng. Sinh trƣởng của bộ rễ mạnh hay yếu sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến sinh trƣởng búp chè ở vụ Xuân năm sau.

d. nghiên cứu về lá chè

Nguyễn Đình Nghĩa [8] khi theo dõi về mà sắc lá của các giống chè rút ra kết luận: Những cây chè có sản lƣợng cao thƣờng là những cây lá xanh đậm, bóng láng, dầy. Những giống chè có tỷ lệ chiều dài lá/ chiều rộng lá(d/r) bằng 2,2 sẽ có sản lƣợng cao hơn những giống có tỷ lệ d/r <2,2. Sản lƣợng búp mù xòe và tỷ lệ búp có tôm giảm nhanh ở giống có tỷ lệ d/r >2,2. Giống có dạng lá bầu dục (có d/r <2,2) sản lƣợng cao hơn giống có dạng lá hình mũi mác. Giống chè Trung du có diện tích lá nhỏ thƣờng cho năng suất thấp, búp nhanh mù xòe.

Nghiên cứu cấu trúc lá chè, Nguyễn Văn Toàn, Trịnh Văn Loan [17] cho rằng: Những giống chè có sản lƣợng búp cao thƣờng có góc lá từ 40-600

, khoảng cách giữa 2 lá lớn. Nghiên cứu tƣơng quan về khoảng cách giữa 2 lá của các giống chè với sản lƣợng búp chè các tác giả cho rằng: Khoảng cách giữa hai lá có tƣơng quan thuận với sản lƣợng búp chè.

Nghiên cứu kích thƣớc lá của các giống chè khác nhau, Nguyễn Văn Toàn, Trịnh Văn Loan [17], Lê Tất Khƣơng [3] đều cho rằng: Các giống chè khác nhau có kích thƣớc lá khác nhau, do vậy các giống khác nhau sẽ có khả năng cho năng suất khác nhau.

Nghiên cứu quan hệ giữa hệ số diện tích lá và khả năng cho năng suất của các giống theo Nguyễn Văn Toàn [15], đặc điểm giống chè có năng suất

cao ít nhất phải có hệ số diện tích lá lớn (tạo ra số búp nhiều) và kích thƣớc lá lớn (có khối lƣợng búp lớn)

Theo Vũ Văn Vụ, Trần Văn Lài [18] cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp ở thực vật chủ yếu là lá. Đặc điểm hình thái cũng nhƣ cấu tạo giải phẫu của là ảnh hƣởng trực tiếp đến quang hợp. Đối với cây chè vấn đề tăng hiệu suất quang hợp cho cây thông qua chọn tạo giống có vai trò quan trọng đặc biệt, vì lá chè vừa là sản phẩm thu hoạch vừa là bộ máy quang hợp.

Nghiên cứu hệ số diện tích lá và quan hệ giữa hệ số diện tích lá với năng suất và các yếu tô cấu thành năng suất, Đỗ Văn Ngọc [14] cho biết hệ số diện tích lá có tƣơng quan thuận với tổng số búp/tán chè(r=0,69). Khi nghiên cứu hệ số diện tích lá của các giống chè tác giả chỉ rõ những giống chè có năng suất cao thƣờng có hệ số diện tích lá từ 4 – 6.

1.2.2.2. Những kết quả về chọn tạo giống chè ở Việt Nam

Nghiên cứu chọn tạo giống chè ở Việt Nam đã có từ lâu, song đƣợc tập trung tiến hành từ năm 1918 (khi đã thành lập trại thí nghiệm chè Phú Hộ). Công tác thu thập giống chè phục vụ nghiên cứu đã đƣợc chu ý và thành tựu rõ nhất thể hiện sau khi thành lập Viện Nghiên cứu chè (1988). Các giống phong phú gồm có cả 4 biến chủng: Trung Quốc lá to, Trung Quốc lá nhỏ, Shan và Asaminca. Trong đó đặc biệt là tập đoàn giống chè Shan, đây là loài bản địa của Việt Nam, có năng suất cao (Shan Mộc Châu đạt năng suất bình quân 15 tấn/ha, cá biệt có nƣơng chè ở Phong Thổ Lai Châu đạt 30 tấn/ha) và có chất lƣợng rất tốt. Chè Shan ở Phong Thổ Lai Châu, chè Shan Mộc Châu, chè Shan Suối Giàng, chè Shan Cao Bồ, Shan Lũng Phìn có chất lƣợng ngon nổi tiếng. Song những vùng chè này chủ yếu trồng giống chè Shan hỗn hợp trồng bằng hạt chƣa đƣợc chọn lọc lai tạo, do đó chƣa phát huy đƣợc tiềm năng.

Tập đoàn chè Trung Quốc và Nhật Bản nhập vào Việt Nam trong những năm qua lên tới hàng chục loại, trong đó có nhiều giống trển vọng, đặc

biệt chất lƣợng cao, chế biến nhiều mặt hàng có giá trị và thu lợi nhuận lớn, song chƣa đƣợc khảo nghiệm đánh giá để mở rộng ra sản xuất.

Năm 1920 – 1925 Dupasquier chọn giống với vật liệu khởi đầu là giống Trung Du Bắc Kì. Năm 1945, ông đã chọn ra 2 dòng C9 và E1…

Năm 1950 – 1954 Guinard đã triển khai chƣơng trình chọn lọc dòng tại trung tâm nghiên cứu Bảo Lộc.

Năm 1954 đến nay, quá trình chọn tạo giống chè có thể chia gia các ra các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Từ năm 1961 – 1969 là thời kì thu thập và chọn lọc cá thể Giai đoạn 2: Từ năm 1969 -1975 vừa thu thập giống vừa chọn lọc hỗn hợp.

Giai đoạn sau năm 1975 đến nay: Tiến hành đồng thời các biện pháp chọn giống(chọn lọc cá thể từ tập đoàn thu thập, lai tạo và gây đột biến).

Thời gian từ năm 1975 – 1990, do chủ yếu sản xuất chè đen để xuất sang thị trƣờng chuyền thống Đông Âu vì vậy chọn tạo giống chè chủ yếu theo chỉ tiêu năng suất. Điển hình là tạo ra giống PH1, cho năng suất 25 tấn/ha trong điều kiện thí nghiệm và sản xuất đại trà đạt 15 – 17 tấn /ha[13].

Từ năm 1990 trở lại đây định hƣớng giống chè có sự thay đổi, yêu cầu về giống chất lƣợng đƣợc coi trọng. Hai giống chè LDP1, LDP2 tạo ra thời kỳ này đƣợc chọn lọc từ đời F1 của tổ hợp lai giữa giống chè PH1(năng suất cao) với giống Đại Bạch Trà (chất lƣợng chè xanh tốt nhƣng năng suất thấp). Giống chè LDP1, LDP2 có năng xuất và chất lƣợng khá. Năng suất chè tuổi 12 cho năng suất 15 – 18 tấn/ha, chất lƣợng chè xanh đạt loại khá (>15,2 điểm). Chất lƣợng chè đen đạt loại khá, đáp ứng đƣợc yêu cầu xuất khẩu. Cả hai giống LDP1 và LDP2 đều đƣợc công nhận là giống khảo nghiệm năm 1993. Năm 2002 LDP1 đƣợc công nhận là giống quốc gia và năm 2007 LDP2 cũng đƣợc công nhận là giống quốc gia.

Theo Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Văn Niệm [17], để chọn ra giống LDP1, LDP2 các tổ hợp lai ban đầu đã đƣợc xác định theo hƣớng giống năng suất cao đem lai với giống có chất lƣợng chè xanh cao ngoài ra chƣa đề cập đến các tiêu chí khác. Mục tiêu của phƣơng pháp chọn tạo này là chọn ra các dạng hình trung gian vừa có năng suất cao vừa có chất lƣợng tốt, vì vậy đã chọn ra đƣợc 2 giống chè LDP1 và LDP2. Hiện nay 2 giống chè này chiếm khoảng 25% diện tích chè toàn quốc và đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của sản xuất chè. Ƣu điểm nổi bật của 2 giống chè này là năng suất khá cao và vừa chế biến đƣợc chè xanh, vừa chế biến đƣợc chè đen, xong chất lƣợng sản phẩm chƣa đạt mức độ chất lƣợng cao.

Trong những năm 2000 – 2005, nhằm khắc phục tình trạng thiếu các giống chè chất lƣợng cao, song song với việc chọn tạo giống chè trong nƣớc chúng ta đã đẩy mạnh công tác nhập nội giống từ nƣớc ngoài. Từ năm 2000- 2005, bằng nhiều con đƣờng khác nhau ngành chè Việt Năm đã nhập 30 giống chè từ các nƣớc trồng chè trong khu vực. Viện nghiên cứu chè (nay là viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc) đã tiến hành khảo nghiệm đánh giá giống. Năm 2003, hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT đã công nhận tạm thời 7 giống nhập nội đó là các giống Hùng Đỉnh Bạch, Phúc Vân Tiên, Keo Am Tích, Kim Tuyên, Thúy Ngọc, Bát Tiên và PT95. Trong các giống nhập nội có 1 số giống bƣớc đầu tỏ ra phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam. Song bên cạnh đó có nhiều giống sinh trƣởng yếu, khả năng kháng sâu bệnh kém, một số giống sinh trƣởng tƣơng đối khỏe song chất lƣợng chất lƣợng lại không cao. Hiện nay có 3 giống đã đƣợc công nhận chính thức đó là: Kim Tuyên, Thúy Ngọc và Phúc Vân Tiên. 4 giống còn lại sinh trƣởng yếu và mức độ sâu hại nhiều.

Một số giống nhập nội từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan theo lý lịch giống có hàm lƣợng axit amin cao, chất lƣợng sản phẩm rất cao và kết quả đánh giá ở Việt Nam cũng cho chất lƣợng rất cao nhƣ: Thiết Bảo Trà, Long

Vân 2000(Trung Quốc); Ô Long Thanh Tâm, Tứ Quí (Đài Loan); Kanaya Midory, Meryoku (Nhật Bản). Song sinh trƣởng của các giống chè này ở miền Bắc rất yếu tỷ lệ chết nhiều [10].

Các giống Kim Tuyên, Thúy Ngọc, Phúc Vân Tiên có ƣu điểm là chất lƣợng chè xanh, chè ô long vào loại khá đến tốt trong điều kiện khí hậu miền Bắc [10]. Tuy nhiên so với các giống chè Việt Nam thì chúng sinh trƣởng yếu hơn, mặt khác trong điều kiện vùng thấp chúng chỉ cho chất lƣợng tốt vào vụ đông xuân còn vụ hè thu là thời vụ chè chính thì chƣa thể hiện ƣu thế nhiều o với các giống chè Viêt Nam.

Viện khoa học kĩ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc hiện đang lƣu giữ và phát triển tập đoàn giống chè gồm 173 giống đƣợc thu thập từ các nƣớc trồng chè trên thế giới và các vùng chè của Việt Nam. Trong đó có 70 giống chè nhập nội từ Trung Quốc, 15 giống nhập nội từ Nhật Bản, 7 giống nhập nội từ Đài Loan. Các giống chè này đang là nguồn quan trọng phục vụ cho công tác chọn tạo giống chè mới, chất lƣợng cao ở Việt Nam.

Các tác giả Nguyễn Thị Minh Phƣơng, Nguyễn Văn Toàn, Đỗ Văn Ngọc và các cộng tác viên[5] trong những năm 2006 – 2008 đã tập chung vào chọn tạo giống chè bằng phƣơng pháp lai hữu tính mục tiêu là chọn ra các giống chè có chất lƣợng tốt phù hợp với chế biến chè xanh và chè ô long. Kết quả đã chọn ra dòng PH8 và PH9 (bố là giống chè Kim Tuyên và mẹ là giống TRI 777) sinh trƣởng khỏe, chế biến chè xanh đạt chất lƣợng khá đến tốt. PH8 còn có thể chế biến chè OLong. Ngoài kết quả là chọn ra dòng PH8, PH9 các tác giả đã thu đƣợc trên 2000 cá thể F1 trên cơ sở lai giữa các giống có chất lƣợng với giống năng xuất cao và chống chịu tốt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm nông học của tập đoàn giống chè tại Phú Hộ phục vụ công tác chọn tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)