0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Luận giải về sự cần thiết đặt ra các nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỌC CỦA TẬP ĐOÀN GIỐNG CHÈ TẠI PHÚ HỘ PHỤC VỤ CÔNG TÁC CHỌN TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP LAI HỮU TÍNH (Trang 33 -35 )

Tất cả những cây trồng hay dạng dại ta dùng trong chọn tạo giống nhƣ lai tạo, chọn lựa, bồi dƣỡng hay gây đột biến đƣợc gọi là vật liệu khởi đầu.

Muốn tạo giống đƣợc nhanh, tốt phải nắm vững lý thuyết di truyền, các khoa học liên quan, thủ thuật chọn giống, việc thu thập, sử dụng vật liệu khởi đầu là những vấn đề không thể thiếu đƣợc.

Sự thành công của chọn giống phụ thuộc vào số lƣợng, chất lƣợng của vật liệu khởi đầu. Vì vậy các cơ quan chọn giống coi công tác vật liệu khởi đầu là hang đầu.

Nghiên cứu vật liệu khởi đầu trƣớc tiên phải hiểu những đặc trƣng, đặc tính liên quan tới sinh trƣởng, năng suất, chất lƣợng, khả năng chống chịu. Càng nghiên cứu kỹ vật liệu khởi đầu càng giúp ta sử dụng vật liệu khởi đầu đúng mục đích và sẽ nhanh cho kết quả chọn tạo nhƣ mong muốn.

Chính vì lý do trên mà nội dung thứ nhất tôi tiến hành nghiên cứu là:

Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh trưởng, năng suất và chất lượng của các giống chè trong tập đoàn. Để từ đó lựa chọn đƣợc các giống bố mẹ có những đặc trƣng, đặc tính tốt phục vụ cho công tác lai tạo.

Trong chọn tạo giống chè bằng phƣơng pháp lai tạo, chúng ta đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Song trong lựa chọn bố mẹ chúng ta mới chỉ dựa vào chỉ tiêu định tính là lựa chọn bố mẹ có chất lƣợng chè xanh, chè Olong cao đem lai với giống sinh trƣởng khỏe, chống chịu tốt, mà chúng ta chƣa đi sâu nghiên cứu các đặc điểm sinh sản của các giống để làm cơ sở cho quá trình lai hữu tính ở chè. Vì vậy hiệu quả của lai hoa, thụ phấn, chọn tạo các dòng, giống chè mới còn hạn chế, chƣa chọn tạo đƣợc các giống đột phá về chất lƣợng. Để định hƣớng và rút ngắn thời gian chọn tạo giống bằng phƣơng pháp lai tạo tôi tiến hành nghiên cứu nội dung thứ hai là: Nghiên cứu đặc điểm nở hoa, tính hữu dục, sức sống của hạt phấn và sức sống của nhụy hoa của các giống chè trong tập đoàn.

Sau khi đã lựa chọn đƣợc các cây bố mẹ có các đặc trƣng, đặc tính tốt trong vƣờn tập đoàn và có các đặc điểm sinh sản phù hợp với nhau thì chúng ta cần phải tiến hành lai để xác định khả năng kết hợp của các cặp lai cũng nhƣ tạo ra các con lai xem có mang các tính trạng tốt của bố mẹ mà chúng ta mong muốn hay không. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu nội dung thứ ba là:

Nghiên cứu khả năng kết hợp (tỷ lệ đậu quả) của các tổ hợp lai giữa chè Trung Quốc, Nhật Bản và chè Việt Nam.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỌC CỦA TẬP ĐOÀN GIỐNG CHÈ TẠI PHÚ HỘ PHỤC VỤ CÔNG TÁC CHỌN TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP LAI HỮU TÍNH (Trang 33 -35 )

×