0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Nghiên cứu tính hữu dục, bất dục của các giống chè nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỌC CỦA TẬP ĐOÀN GIỐNG CHÈ TẠI PHÚ HỘ PHỤC VỤ CÔNG TÁC CHỌN TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP LAI HỮU TÍNH (Trang 71 -72 )

- Thành phần cơ giới búp:

17 Cù Dề Phùng Xanh vàng phớt tím 1,30 6,81 Nhiều

3.2.3. Nghiên cứu tính hữu dục, bất dục của các giống chè nghiên cứu

Bất dục đực là hiện tƣợng cây trồng sản sinh ra các hạt phấn bất dục (hạt phấn không có sức sống, không thể nảy mầm và thụ tinh trên núm nhụy cái). Những bộ phận cái (noãn) vẫn phát triển bình thƣờng và có khả năng thụ tinh nhờ phấn chéo.

Nghiên cứu cơ sở tế bào của hiện tƣợng bất dục đực, đa số các tác giả cho rằng hiện tƣợng bất dục phấn xảy ra ở giai đoạn đơn phân sớm. Theo kết quả nghiên cứu của Trƣờng đào tạo giáo viên Hồ nam, Trung Quốc thì có ba cơ chế khác nhau tạo ra bất dục không hạt phấn:

- Do sự phát triển không bình thƣờng trong giai đoạn phân bào giảm nhiễm hình thành giao tử. Quá trình này sẽ tự tạo ra tế bào mẹ hạt phấn không bình thƣờng và qua phân bào nguyên nhiễm sẽ tạo ra các tế bào nhỏ, bẹt không đều nhau. Các tế bào này càng nhỏ dần rồi tự tiêu biến.

- Do sự phát triển không bình thƣờng của tế bào mẹ hạt phấn: tế bào mẹ hạt phấn phát triển để hình thành các giao tử rất khác nhau về hình dạng và kích thƣớc. Kết quả tạo nên hai tế bào hình lƣỡi liềm gắn với nhau ở cuối kỳ phân bào. Chúng không thể tạo thể tứ (terad) nhƣng vẫn trải qua phân bào nguyên nhiễm rồi trở nên nhỏ bé dần cho đến khi tự tiêu biến.

- Do quá trình phát triển không bình thƣờng diễn ra sau giai đoạn terad. Trƣờng hợp này, một vài tế bào mẹ hạt phấn tạo ra các giao tử thể bốn nhƣng phát triển theo hƣớng hình thành phiến bẹt và nhỏ dần đến khi tự tiêu biến. Những tế bào mẹ hạt phấn khác bƣớc vào giai đoạn hai nhƣng có hình dạng nhăn nheo, tế bào chất tiêu biến và chỉ còn lại các kích cỡ khác nhau.

Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về cơ chế gây nên bất dục song các nhà nghiên cứu đều thống nhất phân thành các kiểu bất dục đực sau:

- Bất dục đực tế bào chất (Cytoplasmic Male Sterlity- CMS) - Bất dục đực do xử lý hoá chất

- Bất dục đực nhân (Nuclear Male Sterity- NMS)

Các nghiên cứu tính bất dục đực của hạt phấn đối với cây chè chƣa nhiều, trong thời gian qua chúng tôi đã tiến hành theo dõi tỷ lệ bất dục đực và hữu dục của một số giống chè (đại diện cho các biến chủng) thu đƣợc kết quả dƣới bảng 3.12 sau:

Bảng 3.12. Tính hữu dục, bất dục của các giống chè nghiên cứu

STT Tên Giống Tỷ lệ bất dục % Tỉ lệ hữu dục (%) Mức độ bắt màu Hình dạng hạt phấn

1 Hồ nam 1 0 100 Đen đậm Tròn tam giác

2 Hồ nam 2 0 100 Đen đậm Tròn lục lăng

3 Okumidori 0 100 Đen đậm Tròn lục lăng

4 Saemidory 0 100 Đen đậm Tròn lục lăng

5 LV 2000 0 100 Đen đậm Tròn tam giác

6 Keo Am Tích 0 100 Đen đậm Tròn lục lăng

7 Nhật Bản 5 0 100 Đen đậm Tròn lục lăng

8 TRI 777 0 100 Đen đậm Tròn tam giác

9 Trung Du 0 100 Đen đậm Tròn tam giác

10 Kim Tuyên 0 100 Đen đậm Tròn tam giác

11 Bát Tiên 0 100 Đen đậm Tròn tam giác

12 PH1 0 100 Đen đậm Tròn tam giác

13 Tứ Quý Xuân 0 100 Đen đậm Tròn tam giác

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỌC CỦA TẬP ĐOÀN GIỐNG CHÈ TẠI PHÚ HỘ PHỤC VỤ CÔNG TÁC CHỌN TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP LAI HỮU TÍNH (Trang 71 -72 )

×