0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Địa điểm: thí nghiệm đƣợc bố trí tại viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp miền núi phía Bắc.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỌC CỦA TẬP ĐOÀN GIỐNG CHÈ TẠI PHÚ HỘ PHỤC VỤ CÔNG TÁC CHỌN TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP LAI HỮU TÍNH (Trang 36 -39 )

Lâm Nghiệp miền núi phía Bắc.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Nội dung 1: Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh trƣởng, năng suất và chất lƣợng của các giống chè trong tập đoàn.

- Nội dung 2: Nghiên cứu đặc điểm nở hoa, tính hữu dục, sức sống của hạt phấn và sức sống của nhụy hoa của các giống chè trong tập đoàn.

- Nội dung 3: Nghiên cứu khả năng kết hợp (tỷ lệ đậu quả) của các tổ hợp lai giữa chè Trung Quốc, Nhật Bản và chè Việt Nam.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu cho nội dung 1

Thí nghiệm đƣợc tiến hành trên 17 giống, mỗi giống đo 9 cây tƣơng ứng với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại đo 3 cây. Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

1 2 10 5 8 13 3 1 12 6 13 14 9 16 14 8 4

7 9 17 3 11 5 17 2 11 4 10 16 6 17 1 7 2

14 15 6 13 9 15 10 7 8 5 16 3 12 11 4 15 12

2.4.1.1. Nghiên cứu các chỉ tiêu hình thái

- Hình thái thân cành: + Độ cao phân cành(cm):

Đo từ cổ rễ cách mặt đất 1cm đến điểm phân cành đầu tiên. + Góc độ phân cành cấp 1(độ):

Góc phân cành cấp 1 là góc tạo bởi cành cấp 1 và thân chính của cây chè. Lấy mỗi giống đo 3 cây ngẫu nhiên. Dùng thƣớc đo độ để đo góc tạo bởi cành cấp 1 trên cây với trục thẳng đứng của thân chính.

- Cấu tạo, hình thái lá:

+ Chiều dài và chiều rộng lá (cm):

Mỗi ô lấy 3 cây, mỗi mỗi cây lấy 30 lá để đo chiều dài và chiều rộng lá. Không lấy lá cá, lá dị hình để đo.

Chiều dài lá: Đo từ đầu lá đến gốc lá sát với cuống theo chiều dọc của gân chính

Chiều rộng lá: Đo vị trí rộng nhất theo chiều ngang của lá

Chiều dài, chiều rộng lá là giá trị trung bình của 90 lá mỗi giống.

+ Diện tích lá (cm2 /lá):

Diện tích lá = Chiều dài lá X chiều rộng lá X 0.7

Diện tích lá trung bình là giá trị trung bình của 90 lá mỗi giống.

+ Tỷ lệ dài lá/ rộng lá:

< 2.5: Lá hình trứng

2.6 – 3.0: Hình trứng thuôn > 3.0: Hình thuôn mũi mác

+ Màu sắc lá:

2.4.1.2. Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng

Chọn cây đại diện theo phƣơng pháp ngẫu nhiên. Mỗi giống chọn 3 cây, với 3 lần nhắc là 9 cây theo dõi. Các chỉ tiêu theo dõi gồm:

- Chiều cao cây(cm):

Các giống chè trong vƣờn tập đoàn không tiến hành đốn hàng năm nên chiều cao cây đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trƣởng cao nhất của cây. Chiều cao của giống là trung bình chiều cao của các cây theo dõi.

Phƣơng pháp đo: Đo điểm rộng nhất và hẹp nhất của tán chè sau đó lấy giá trị trung bình.

- Đường kính gốc (cm):

Đo bằng thƣớc panme cách mặt đất 5cm

- Chiều dài búp (cm):

Chiều dài búp là chiều dài từ điểm giữa lá 2 và lá 3 đến đỉnh sinh trƣởng búp.

Mỗi giống thí nghiệm lấy 150 g mẫu. Đo chiều dài 15 búp đƣợc lấy ngẫu nhiên, thực hiện 03 lần nhắc. Chiều dài búp là bình quân chiều dài một búp của 03 lần nhắc lại.

2.4.1.3. Nghiên cứu các chỉ tiêu về năng suất chè - Mật độ búp ( số búp/m2):

Dùng khung vuông kích thƣớc 25 x 25 cm đếm số búp đủ tiêu chuẩn hái (tại 5 điểm theo đƣờng chéo góc của ô thí nghiệm).

- Khối lượng búp một tôm hai lá, một tôm ba lá (g/búp):

+ Thời điểm theo dõi: Khi hái búp.

+ Cách theo dõi: Hái mỗi điểm theo dõi 30 búp một tôm hai lá (hoặc một tôm ba lá), chia làm 3 lần cân, mỗi lần 10 búp, tính giá trị trung bình.

- Năng suất tươi trong mỗi lứa hái (kg/ha):

Cân toàn bộ búp chè hái đƣợc, tính trung bình năng suất 03 lần nhắc lại là năng suất bình quân ở mỗi lứa hái ở mỗi công thức.

- Số lứa hái/năm (lứa):

- Năng suất lý thuyết(tấn/ha):

NSlý thuyết = Số búp/m2 X Diện tích tán X Khối lƣợng 1 búp X mật độ cây/ha

2.4.1.4. Nghiên cứu các chỉ tiêu chất lượng nguyên liệu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỌC CỦA TẬP ĐOÀN GIỐNG CHÈ TẠI PHÚ HỘ PHỤC VỤ CÔNG TÁC CHỌN TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP LAI HỮU TÍNH (Trang 36 -39 )

×