Đánh giá các mục tiêu phát triển Công nghiệp được xác định

Một phần của tài liệu định hướng phát triển công nghiệp vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 68 - 73)

I. Lập luận cho phương án chiến lược của sự phát triển công nghiệp

3.Đánh giá các mục tiêu phát triển Công nghiệp được xác định

Bước sang năm 2009, theo dự báo việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và mục tiêu phát triển công nghiệp nói riêng sẽ gặp khó khăn thách thức lớn hơn: cơn bão khủng hoảng tài chính sẽ ảnh hưởng mạnh hơn đến nền kinh tế thế giới và trong nước, tác động mạnh đến kết quả thu hút đầu tư, xuất khẩu và kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh; giá cả thị trường quốc tế, trong nước còn biến động; thiên tai, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lườn... Trước tình hình đó, việc thay đổi mục tiêu cho phù hợp với diễn biến nền kinh tế nên được xem xét và điều chỉnh.

Do Bản Quy hoạch chỉ sửa đổi 5 năm 1 lần nên việc điều chỉnh mục tiêu định hướng phát triển bây giờ là không có. Vì vây, trong chuyên đề này

tôi xin đưa ra một số kiến nghị điều chỉnh mục tiêu định hướng cho các năm 2009-2010.

Mục tiêu phát triển Công nghiệp trong bản quy hoạch của tỉnh :

• Duy trì tốc độ tăng trưởng GTSX ngành công nghiệp thời kỳ 2011- 2020 ở mức 14,24% (giai đoạn 2011-2015 là 15,50% và giai đoạn 2016-2020 là 13,00%).

• Tỷ trọng GTSX (giá 1994) ngành công nghiệp trong tổng GTSX của nền kinh tế tỉnh năm 2015 là 80,21% và năm 2020 là 78,38%.

Bảng 3.2: Mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp Vĩnh Phúc thời kỳ 2011-2020 Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020 Giá trị sản xuất Công nghệp (giá 1994, triệu đồng) 14.891.000 38.623.419 79.389.056 146.269.189 Tốc độ tăng trưởng GTSX (%) 22,78 21,00 15,50 13,00 => Điều chỉnh :

Tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2009-2010 trên 10%, trong đó công nghiệp 10,6 - 11%, dịch vụ 13 - 13,5% và nông nghiệp 3%;

Mục tiêu phát triển Công nghiệp trong bản quy hoạch của tỉnh :

• Tốc độ tăng trưởng GDP ngành công nghiệp thời kỳ 2011-2020 là 13,64% (giai đoạn 2011-2015 là 14,29% và giai đoạn 2016-2020 là 13,00%).

=> Điều chỉnh : tốc độ tăng trưởng GDP ngành công nghiệp thời kỳ 2009- 2010 nằm trong khoảng 12% - 13%

Mục tiêu phát triển Công nghiệp trong bản quy hoạch của tỉnh :

Đơn vị: Triệu đồng TT Ngành công nghiệp 2001-2005 2006-2010 2001-2010 1 Công nghiệp cơ khí 4.381.692 10.010.885 14.392.577 4 Công nghiệp điện tử ,

tin học 198.370 1.517.823

1.716.193 2 Công nghiệp khai thác

và sản xuất vật liệu xây dựng

1.057.460 1.826.302 2.883.762 3 Công nghiệp dệt may,

da giầy 323.738 1.197.823

1.521.561 5 Công nghiệp chế biến

nông lâm sản, thực phẩm, đồ uống

235.189 1.155.879 1.391.068 6 Công nghiệp dược phẩm

và hoá chất tiêu dùng 132.054 466.900 598.954

7 Công nghiệp khác 27.679 99.387 127.066

Tổng cộng 6.356.182 16.274.999 22.631.181

=> Điều chỉnh :

- Dự kiến vốn đầu tư cho ngành công nghiệp của tỉnh đạt 12- 13,5 nghìn tỷ đồng; Thu hút đầu tư FDI khoảng 500 triệu USD.

Mục tiêu phát triển Công nghiệp trong bản quy hoạch của tỉnh:

Bảng 3.4: Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc thời kỳ 2011-2020

=> Điều chỉnh :

Cơ cấu kinh tế trong 2009-2010 bình quân: công nghiệp 58,0%, dịch vụ 26%, nông nghiệp 16%.

Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ cấu GDP (%):

Nông lâm ngư nghiệp 21,35 12,81 9,10 6,10 Công nghiệp xây dựng 50,44 58,44 59,99 60,55 Thương mại dịch vụ 28,21 28,75 30,91 33,35 Tốc độ tăng trưởng

GDP (%):

14,36 16,42 14,65

Mục tiêu phát triển CN trong bản quy hoạch của tỉnh

Bảng 3.5: Số lao động làm việc trong ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2001 – 2010 Đơn vị Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Tổng số lao động làm

việc trong ngành công nghiệp

Người 32.823 81.674 249.249

=> Điều chỉnh :

Sức sản xuất của các doanh nghiệp giảm sút, không tiêu thụ được hàng hóa nên việc giảm bớt nhân công là tất yếu.

Dự kiến thời kỳ 2009-2010 số lao động làm việc trong ngành công nghiệp vào khoảng trên 160.000-200.000 người.

Nhận định chung:

Như đã nhận xét ở phần trên, việc dự báo mục tiêu phát triển theo phương pháp cũ mang tính dập khuôn và không linh hoạt trong khi thị trường luôn biến đổi nên không thể lường hết được mọi thứ phát sinh. Do đó mục tiêu định hướng phát triển trong bản quy hoạch đã vượt quá khả năng thực hiện của tỉnh. Từ thực tế trên có thể nhận thấy rằng không nên xác định quá chi tiết mục tiêu mà để thị trường tự quyết định, vấn đề của tỉnh chỉ nên xác định định hướng lớn mà thôi.

Một phần của tài liệu định hướng phát triển công nghiệp vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 68 - 73)