Nhân tố ngoài nước

Một phần của tài liệu định hướng phát triển công nghiệp vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 34 - 36)

I. Giới thiệu khái quát về Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh

1.2.Nhân tố ngoài nước

1. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển Công nghiệp trên địa

1.2.Nhân tố ngoài nước

1.2.1. Xu hướng phát triển quan hệ kinh tế thế giới

Xu hướng phát triển kinh tế của các nước đang phát triển là hướng ra thị trường thế giới và xuất khẩu trực tiếp. Những nước này đẩy mạnh xuất khẩu dựa theo lợi thế của họ về tài nguyên và lao động dồi dào, giá nhân công tương đối rẻ. Xu hướng này tỏ ra có hiệu quả rõ rệt.

Muốn đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng xuất khẩu đòi hỏi:

• Các chế độ chính sách phải được bình đẳng cho mọi người và mọi thành phần kinh tế.

• Cung cấp thông tin đầy đủ cho các cơ sở sản xuất và xuất khẩu, quảng cáo sản phẩm ở thị trường ngoài nước.

• Phải có sự trợ giúp của nhà nước và các cấp chính quyền qua các chính sách về xuất nhập khẩu, ngân hàng, tín dụng...

Xu hướng chung phát triển kinh tế thế giới là hợp tác đẩy mạnh xuất khẩu và toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan ngày càng có nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có cạnh tranh.

Ở Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới theo cơ chế thị trường, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể và đang đi vào thế ổn định và phát triển. Nhưng để có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế thì kinh tế của Việt Nam còn phải phát triển mạnh hơn nữa.

1.2.2 Sự chuyển dịch nguồn vốn

Toàn cầu hoá là hợp tác, liên kết liên doanh sản xuất, mở rộng thị trường để cùng nhau phát triển, tất yếu sẽ dẫn đến chuyển dịch nguồn vốn từ các nước giầu sang các nước nghèo, từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển để cùng nhau liên doanh sản xuất.

Vì vậy chúng ta phải chủ động hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện để chúng ta tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực, nguồn vốn, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

1.2.3 Xu hướng phát triển khoa học công nghệ thế giới

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển tạo điều kiện cho các nước phát triển kinh tế nhanh chóng. Với cuộc cách mạng này lợi thế đang thuộc về các nước có công nghệ mạnh và cùng tạo điều kiện cho các nước đi

sau có thể lựa chọn con đường công nghiệp hoá, lựa chọn công nghệ áp dụng cho mình sao cho có hiệu quả nhất, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về công nghệ so với các nước đi trước.

Trên thực tế công nghệ được các nước phát triển chuyển giao cho các nước đi sau thường không phải là hiện đại nhất vì họ không muốn tạo ra đối thủ cạnh tranh, mặt khác bản thân các nước đi sau thường bị hạn chế bởi trình độ tiếp thu.

Một phần của tài liệu định hướng phát triển công nghiệp vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 34 - 36)