II. Nhận định về cách thức thực hiện và tính phù hợp của định hướng
2. Đánh giá về tính phù hợp của định hướng Quy hoạch với thực tế
ra.
Năm 1997, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập trong điều kiện còn rất nghèo và nhiều khó khăn: thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ 140USD/năm, thu ngân
sách khoảng 100 tỉ đồng; cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp với tỷ trọng chiếm trên 52%, công nghiệp chỉ chiếm khoảng 12%; hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật thấp kém...
Hơn 10 năm qua, Đảng bộ Vĩnh Phúc đã quán triệt và vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối của Đảng và thông qua bản Quy hoạch phát triển công nghiệp năm 2001-2020 vào tình hình cụ thể của địa phương; đồng thời tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế, vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được những thành tựu quan trọng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực:
- Kinh tế liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao: Bình quân 10 năm (1997 - 2007) tăng 17,5%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 33,1%; dịch vụ tăng 15,3%; nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,4%. Bình quân 3 năm (2006 - 2008) tăng 19,14% (mục tiêu đề ra là 14% -14,5%). Năm 2007 là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất, đạt gần 22%. Năm 2008, trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế cả nước, Vĩnh Phúc vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 17,77%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, đến nay công nghiệp - dịch vụ chiếm 83%; nông nghiệp còn 15,7%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 3 năm (2006 - 2008) đạt 32.000 tỉ đồng, tăng bình quân 25,6%/năm.
- Cùng những thành tựu về phát triển kinh tế, các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội bảo đảm. Kết cấu hạ tầng được đầu tư theo hướng hiện đại. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao. Bình quân mỗi năm tỉnh giải quyết việc làm cho 24,3 nghìn lao động. Tỷ lệ hộ nghèo còn 10,4%, bình quân giảm 2,68%/năm. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi còn 18,7%, giảm 5,7% so với năm 2005. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến nay đạt 42,9%.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, sự phát triển của tỉnh vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, thách thức khiến diễn biến nền kinh tế không đạt được như định hướng đã đề ra:
- Chất lượng tăng trưởng, khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm còn thấp, nhất là các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước. Cơ cấu ngành, lĩnh vực và các thành phần kinh tế còn mất cân đối. Lĩnh vực dịch vụ phát triển chậm, chất lượng còn thấp, chưa tương xứng với phát triển công nghiệp. Hệ thống kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập; nhu cầu đầu tư cho hạ tầng rất lớn song khả năng đáp ứng của ngân sách còn hạn chế.
- Vĩnh Phúc là tỉnh bình quân đất canh tác thấp (khoảng 400m2/người), do đó lao động dư thừa ở khu vực nông nghiệp, ảnh hưởng không chỉ đến chuyển dịch cơ cấu lao động mà còn đến việc giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân.
- Chênh lệch phát triển giữa các vùng, về thu nhập giữa khu vực đô thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư có xu hướng ngày càng tăng. Tình trạng ô nhiễm môi trường có xu hướng tăng. Tai nạn giao thông, tội phạm, tệ nạn xã hội chưa được kiềm chế có hiệu quả.
Nhiệm vụ trong những năm tới
- Để trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015 và xây dựng Vĩnh Phúc thành thành phố vào những năm 20, trong những năm tới, Vĩnh Phúc cần tiếp tục tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, theo hướng ổn định, bền vững, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
- Đi đôi với phát triển kinh tế, chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh giảm nghèo, giải quyết việc làm, kiềm chế và đẩy lùi tội phạm, tệ nạn xã hội. Tăng cường
củng cố quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững.
- Tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Nâng cao năng lực lãnh đạo, xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
- Năm 2009 sẽ là năm có nhiều khó khăn đối với Vĩnh Phúc. Cả 3 nhân tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế là: xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng đều bị suy giảm; điều đó dẫn tới quy mô sản xuất sẽ bị thu hẹp, thu ngân sách giảm, lao động sẽ bị dư thừa, tình trạng thất nghiệp gia tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, đời sống của nhân dân và ảnh hưởng đến ổn định xã hội. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Vĩnh Phúc là rất nặng nề. Năm 2009 tỉnh xác định là năm: Tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển bền vững.