II. Nhận định về cách thức thực hiện và tính phù hợp của định hướng
1. Kết quả thực hiện Quy hoạch phát triển công nghiệp củatỉnh
1.2. Giai đoạn 2006-2008:
- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2006 là 20.147.809 triệu đồng, năm 2007 là 28.427.859 triệu đồng tăng 1,41 lần, năm 2008 đạt 33.000.000 triệu đồng, tăng 17,7% so với 2007.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2006 (so với năm 2005) tăng 29,95%, năm 2007 (so với 2006) tăng 41,1%, năm 2008 đạt 28,4%.
Bảng 2.6: Gía trị sản xuất ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc năm 2006-2008
Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng giá trị sản xuất năm (theogiá1994) Triệu đồng 20.147.809 28.427.859 33.000.000 Tốc độ tăng trưởng giá trị sảnxuấtngành công nghiệp (%) 29,95% 41,1% 28,4%
Nguồn: Tính toán của Viện nghiên cứu chiến lược phát triển
- Về cơ cấu kinh tế: Năm 2006 ngành công nghiệp xây dựng chiếm 57,46% GDP đến năm 2007 tăng lên 60,78% GDP và năm 2008 đạt 61,8% nền kinh tế toàn tỉnh.
Bảng 2.7: Cơ cấu GDP giai đoạn 2006-2008 (giá thực tế)
Đơn vị 2006 2007 2008 Công nghiệp xây dựng % 57,46 60,78 61,14 Nông lâm nghiệp % 18,59 15,16 15,97 Dịch vụ % 23,95 24,06 22,89 Tổng cộng % 100,00 100,00 100,00
- Về tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp giữa các thành phần kinh tế: Tỷ trọng GTSXCN của khu vực kinh tế trong nước có chiều hướng giảm xuống (từ 19,25% năm 2006 xuống 16,01% năm 2007 và 15,15% năm 2008), còn tỷ trọng GTSXCN của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng lên (từ 80,75% năm 2006 xuống còn 83,99% năm 2007 và 84,85% năm 2008).
- Các doanh nghiệp Nhà nước địa phương, tỷ trọng đóng góp của thành phần kinh tế này chỉ chiếm 4,14% năm 2006 và xuống 2,14% năm 2008 trong tổng GTSXCN toàn tỉnh).
-Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tỷ trọng GTSXCN của thành phần KT này trong GTSXCN toàn tỉnh từ 15,11% năm 2006 đã tăng 13,52% năm 2007 và năm 2008 là 13,01% ).
Bảng 2.8: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh phân theo thành phần kinh tế. 2004 2005 2006 2007 Triệu đồng Tổng số 12.025.86 0 15.504.009 20.147.809 28.427.859 Kinh tế Nhà nước 601.345 618.204 804.482 815.423 Trung ương 318.833 281.155 449.450 486.494 Địa phương 282.512 337.049 355.032 328.929
Kinh tế ngoài Nhà nước 2.003.198 2.505.251 2.653.677 3.589.641
Tập thể 7.157 6.572 24.354 24.369
Tư nhân 1.588.148 2.054.315 2.099.141 2.882.975
Cá thể 407.893 444.364 530.182 682.297
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 9.421.317 12.380.554 16.689.650 24.022.795 Tốc độ phát triển (Năm trước = 100) - %
Tổng số 118,59 128,92 129,95 141,10
Kinh tế Nhà nước 84,18 102,80 130,13 101,36
Trung ương 84,33 88,18 158,86 108,24
Điạ phương 84,01 119,30 105,34 92,65
Kinh tế ngoài Nhà nước 181,62 125,06 105,92 135,27
Tập thể 233,05 91,83 370,57 100,06
Tư nhân 200,53 129,35 102,18 137,34
Cá thể 132,45 108,94 119,31 128,69
Khu vực có vốn đầu tư nước ngòai 113,19 131,41 134,81 143,94
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2007
- Vốn đăng ký của dự án đầu tư nước ngoài: Đến hết năm 2007, trên địa bàn tỉnh có tổng số 500 dự án đầu tư, trong đó có 134 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 1.788 triệu USD và 366 dự án DDI với tổng vốn đăng ký 23.900
tỷ đồng. Riêng trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong năm 2007, số dự án giảm tới 18% nhưng số vốn tăng hơn 6 lần so với năm 2006 và bằng cả 9 năm trước đó cộng lại.
- Năm 2008 thu hút đầu tư trực tiếp vào tỉnh đạt kết quả khá, cả năm đã thu hút được 31 dự án FDI vốn đăng ký 535,3 triệu USD, 93 dự án DDI vốn đăng ký gần 6 nghìn tỷ đồng.
- Công nghiệp Vĩnh Phúc đã giải quyết được nhiều việc làm, từ chỗ lao động công nghiệp chiếm gần 19,48% (2006) lên gần 20,71 % (2007), đến năm 2008 đạt 19,87%, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn
Bảng 2.9: Lao động công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị: người
2004 2005 2006 2007
TỔNG SỐ 55.244 63.882 70.538 88.124
I.Phân theo thành phần kinh tế
1. Khu vực kinh tế trong nước 44.056 48.351 49.232 59.573
- Nhà nước 7.320 6.163 4.028 3.937
+Trung ương quản lý 5.486 5.036 2.919 2.864
+Địa phương quản lý 1.834 1.127 1.109 1.073
- Tập thể 98 119 717 989
- Tư nhân 6.998 10.344 16.162 20.229
- Cá thể 29.640 31.725 28.325 34.418
2. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
11.188 15.531 21.306 28.551
Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2007
Có thể thấy rằng Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong cả nước (từ 16 - 18% trong giai đoạn 2006-2008). Hầu hết các mục tiêu đề ra Vĩnh Phúc đều vượt qua.
Ngành công nghiệp chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
• Cơ cấu GDP của ngành đạt 59,40% trong tổng GDP các ngành (vượt 2,81% so với chỉ tiêu đề ra là 56,59%).
-Quy mô phát triển ngành trong giai đoạn vừa qua lớn.
• Gía trị sản xuất (theo giá cố đinh năm 1994) là 24.287.834 triệu đồng.
• Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất theo phân ngành là 35,525% (vượt 14,525% so với mục tiêu đề ra là 21%);
• Nhịp độ tăng trưởng GDP theo phân ngành đạt 22,78% (vượt 1,59% so với mục tiêu đề ra).
- Cơ cấu phân ngành hợp lý, hướng chuyển dich cơ cấu ngành theo hướng tích cực công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp, khẳng định sự ưu tiên đầu tư vào ngành cho sự phát triển nền kinh tế.
• Tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành đạt 78,25% trong tổng giá trị sản xuất.
• Cơ cấu GDP của ngành đạt 59,40% trong tổng GDP các ngành (vượt 2,81% so với chỉ tiêu đề ra là 56,59%).
• Cơ cấu vốn đạt 55,17% trong tổng vốn đầu tư các ngành (vuợt 3,17% so với mục tiêu đề ra).
• Cơ cấu lao động đạt 40,15% trong tổng lao động các ngành (vượt 5,75% so với mục tiêu đề ra).
Tuy nhiên, theo số liệu thống kê có thể nhận thấy những tháng cuối năm 2008 sản xuất công nghiệp có chững lại và sụt giảm do ảnh hưởng của cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu.
- Tuy kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao (28,4%), giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2008 ước đạt gần 352 triệu USD, tăng 28,4% so cùng kỳ. Song nhịp độ tăng trưởng giảm 12,7% so với năm 2007. Giá trị sản xuất công nghiệp giảm 23,35% so với cùng kỳ năm 2007, trong đó khu vực doanh nghiệp FDI giảm 24,28%.
- Tính ổn định của nền kinh tế chưa cao do phụ thuộc nhiều vào nguồn đầu tư nước ngoài, chủ yếu đầu tư vào ngành công nghiệp. Năm 2008, nguồn vốn đầu tư giảm từ trên 1.170 triệu USD năm 2007 xuống còn trên 500 USD làm ảnh hưởng đến sự phát triển cả nền kinh tế.
- Vai trò của doanh nghiệp trong nước và dân doanh còn hạn chế. Tỷ trọng GTSXCN của khu vực kinh tế trong nước có chiều hướng giảm xuống (từ 19,25% năm 2006 xuống 16,01% năm 2007 và giảm còn 15,15% năm 2008). Các doanh nghiệp Nhà nước địa phương, tỷ trọng đóng góp của thành phần kinh tế này chỉ chiếm 4,14% năm 2006 và xuống 2,14% năm 2008 trong tổng GTSXCN toàn tỉnh). Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tỷ trọng GTSXCN của thành phần kinh tế này trong GTSXCN toàn tỉnh từ 15,11% năm 2006 đã tăng 13,52% năm 2007 và năm 2008 giảm xuống còn 13,01% ).
- Đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng chậm, không đạt yêu cầu. Bồi thường giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn.
Trước tình hình trên tôi cho rằng nên có sự điều chỉnh về mục tiêu và định hướng giải pháp cho những năm tới để phù hợp với diễn biến nền kinh tế thị trường.
Sự điều chỉnh sẽ được thể hiện trong Chương III của chuyên đề.