0
Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Dự báo cơ hội, thách thức đến năm 2020

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020 (Trang 64 -68 )

I. Lập luận cho phương án chiến lược của sự phát triển công nghiệp

2. Dự báo cơ hội, thách thức đến năm 2020

2.1 Cơ hội

• Việt Nam ra nhập WTO và trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới, Chính phủ Mỹ đã ký ban hành Luật PNTR về quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn đối với Việt Nam. Như vậy, những rào cản về kinh tế quốc tế đối với Việt Nam đã được giải quyết, Việt Nam được bình đẳng với các quốc gia khác về thương mại. Đây là cơ hội lớn của đất nước của Vĩnh Phúc để phát triển trong tươnglai.

Hệ thống giao thông liên tỉnh đang được nâng cấp và mở rộng như quốc lộ 2; tuyến đường hành lang Xuyên Á Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; đường vành đai IV, vành đai V sẽ được xây dựng. Vĩnh Phúc sẽ thuận lợi hơn trong giao lưu kinh tế với các tỉnh cũng như quốc tế

• Nhà nước quyết tâm phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao với một giải pháp ưu tiên đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các vùng kinh tế trọng điểm. Vĩnh Phúc ra nhập vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sẽ có cơ hội được hưởng cơ chế phối hợp của vùng để hợp tác, liên kết phát triển.

• Trong những năm tới, thủ đô Hà Nội sẽ phát triển mạnh về phía Bắc (hình thành khu đô thị mới Bắc Thăng Long, khu công nghiệp Thăng Long, Sóc Sơn...). Đây là cơ hội để Vĩnh Phúc tiếp nhận sự ảnh hưởng về vốn, khoa học công nghệ trong quá trình xây dựng và là địa bàn “vệ tinh” để sản xuất bổ trợ cho các khu công nghiệp và các loại hình dịch vụ.

lý năng động, sáng tạo, nhậy bén đang tạo ra sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

2.2. Những thách thức:

• Hội nhập kinh tế (thực hiện AFTA và ra nhập WTO) nền kinh tế của tỉnh có nguồn thu chủ yếu dựa vào thuế đóng góp của một số doanh nghiệp nước ngoài đóng trên địa bàn (FDI) trong khi kinh tế nội địa còn non trẻ, sẽ tác động tiêu cực đến nguồn thu ngân sách của tỉnh. Cơ cấu kinh tế của tỉnh, đặc biệt là cơ cấu công nghiệp chứa đựng nhiều yếu tố kém bền vững. Vì vậy khi các yếu tố thị trường (vốn, sản phẩm, dịch vụ, lao động...) thay đổi theo hướng tiêu cực thì đều tác động đến hiệu quả kinh tế công nghiệp của tỉnh.

• Sự chênh lệch về trình độ dân trí và phân hoá xã hội có xu hướng ngày càng tăng do phân bố sản xuất (tập trung vào những vùng thuận lợi) nên dẫn đến sự phát triển chênh lệch giữa các vùng.

• Sức ép về việc làm ngày càng tăng do tỷ lệ lao động trong nông nghiệp, nông thôn lớn (xấp xỉ 60%) trong khi diện tích canh tác bị thu hẹp. Số lượng lao động ngoại tỉnh đang đổ về các khu công nghiệp trong tỉnh, không chỉ làm khó khăn việc giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh, mà còn tạo sức ép lớn về quản lý xã hội, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Những cơ hội và thách thức mới đan xen trên con đường phát triển, Vĩnh Phúc đang tập trung tận dụng những cơ hội, đồng thời từng bước hạn chế, khắc phục những khó khăn thách thức để vươn tới mục tiêu đã đặt ra.

SWOT

Các điểm mạnh (S) Các điểm yếu (W)

1.VP nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, có các đầu mối giao thông quan trọng.

2.Đảng bộ và chính quyền tỉnh ưu tiên hàng đầu cho phát triển công nghiệp.

3.VP là tỉnh thuộc vùng KTTĐBB

1.VP xuất phát là tỉnh thuần nông dẫn đến thiếu vốn và khoa học công nghệ.

2. Lực lượng lao động đa số chưa được đào tạo nghề. 3. Tài nguyên khoáng sản ít. Các cơ hội (O) Các kết hợp chiến lược SO Các kết hợp chiến lược WO

1.Việt Nam ra nhập WTO, đã ký ban hành Luật PNTR, là cơ hội lớn của cả nước trong đó có VP.

2.Hệ thống giao thông liên tỉnh đang được nâng cấp và mở rộng.

3.Nhà nước ưu tiên đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các vùng KTTĐBB trong đó có VP. 4. Hà Nội phát triển về phía Bắc, là cơ hội để VP tiếp nhận ảnh hưởng về vốn, khoa học công nghệ. 5. Những cơ chế chính sách mới tạo ra sức hút đối với các nhà đầu tư.

S1,S2,S3,S4,S5+O1,02,03,04,05: Tìm kiếm, thâm nhập thị trường nước ngoài, thu hút đầu tư nước ngòai.

S4,S5,S6+O4,O5: Thâm nhập, phát triển thị trường trong tỉnh, tạo môi trường đầu tư cho các daonh nghiệp trong tỉnh.

S5+O1,O4,O5: Giải quyết việc làm dư thừa, phát triển nguồn nhân lực.

W1,W7+O1,O3,O4,O5: Khắc phục vấn đề về vốn và chuyển giao công nghệ. W2,W6+O1,O3,O5: Vấn đề lao động được khắc phục thông qua các chính sách và việc đầu tư các dự án vào tỉnh.

W3+O3,O5: Đầu tư phát triển các sản phẩm phục vụ công nghiệp chế biến, không phải nhập từ bên ngoài.

W4,W5+O3,O4: Tận dụng sự đầu tư giúp đỡ của tỉnh để phát triển cơ sở hạ tầng.

Các nguy cơ (T) 1.Thực hiện AFTA và ra nhập WTO giảm nguồn thu ngân sách củatỉnh. 2.Cơ cấu công nghiệp chứa đựng nhiều yếu tố kém bền vững. 3. Sự chênh lệch về trình độ dân trí và phân hoá xã hội.

4. Sức ép về việc làm do số lượng lao động ngoại tỉnh đổ về khu công nghiệp trong tỉnh lớn.

Các kết hợp chiến lược ST

S1,S2,S3,S4,S5,S6+T1,T2,T3: Phát triển nội lực để hạn chế sự phụ thuộc bên ngoài và chênh lệch trình độ.

S2,S3+O4: Tận dụng sự quan tâm của Nhà nước, sự ưu đãi các chính sách để thu hút nươc ngòai, phát huy nội lực, giảm gánh nặng việc làm.

Các kết hợp chiến lược WT

W2,W7+T1: Mở rộng quy mô sản xuất, hướng ra thị trường xuất khẩu.

W1,W7+T2,T3,T4: Phát huy nội lực phục vụ thị trường trong nước(sản xuất các hang hóa thiết yếu).

( VP: Vĩnh Phúc)

3. Đánh giá các mục tiêu phát triển Công nghiệp được xác định trongQuy hoạch tổng thể của tỉnh.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020 (Trang 64 -68 )

×