Nhân tố trong nước

Một phần của tài liệu định hướng phát triển công nghiệp vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 29 - 34)

I. Giới thiệu khái quát về Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh

1.1.Nhân tố trong nước

1. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển Công nghiệp trên địa

1.1.Nhân tố trong nước

1.1.1 Đường lối phát triển kinh tế xã hội và các mục tiêu của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX

- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9 đã xác định đường lối phát triển kinh tế xã hội của nước ta là: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực của dân tộc gắn với tận dụng mọi nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi liền với từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh.

1.1.2 Mục tiêu và quan điểm phát triển kinh tế xã hội cả nước đến 2010

Mục tiêu: Mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ 2001 - 2010 là: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tập trung xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng với công nghệ cao, sản

xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị và trang bị lại kỹ thuật công nghệ tiên tiến cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu quốc phòng, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp...

Để thực hiện mục tiêu chiến lược nêu trên, phải đạt mục tiêu như sau: - Mức phấn đấu trong chiến lược 10 năm và kế hoạch 5 năm (2001 - 2005) là:

• GDP tăng bình quân hàng năm tối thiểu 7% trong 5 năm 2001- 2005, đến năm 2010 ít nhất gấp đôi năm 2000, (bình quân hàng năm từ 2001- 2010 tăng 7,2%). Tích lũy nội bộ nền kinh tế năm 2005 đạt 27% GDP, năm 2010 đạt trên 30%, xuất khẩu trong 5 năm 2001 - 2005 tăng bình quân hàng năm 13% - 15%, tính chung 10 năm tăng gấp trên hai lần nhịp độ tăng GDP. Tỷ lệ lao động nông nghiệp từ 61,3% hiện nay giảm xuống 56 - 57% năm 2005 và còn khoảng 50% năm 2010...

• Năng lực khoa học - công nghệ trong nước đủ sức ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiếp cận được trình độ thế giới và tự phát triển được trên một số lĩnh vực nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới. Phát triển mạnh công nghệ phần mềm phục vụ tốt yêu cầu trong nước và trở thành lĩnh vực xuất khẩu quan trọng...

- Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước được tăng cường, doanh nghiệp Nhà nước được đổi mới, phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả, chi phối được các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Kinh tế hợp tác, kinh tế cá thể - tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đều phát triển nhanh.

Quan điểm:

(1) Phát triển nhanh và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Tăng nhanh năng lực khoa học và công nghệ trong nước, đẩy mạnh giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, phục vụ tốt yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Phát triển kinh tế phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường.

(2) Xây dựng nền tảng cho một nước công nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm. Xây dựng tiềm lực kinh tế và cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Nâng cao trình độ và chất lượng phát triển nông nghiệp, phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp.

(3) Đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tạo động lực phát huy cao độ mọi nguồn lực. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước là chủ đạo. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút tốt hơn và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài.

(4) Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

1.1.3 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 bằng khoảng 1,3 lần và giai đoạn 2011-2020 bằng khoảng 1,25 lần mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước. Tăng tỷ trọng đóng góp trong GDP cuả cả nước từ 21% năm 2005 lên khoảng 23-24% vào năm 2010 và khoảng 28-29% vào năm 2020.

- Tăng giá trị xuất khẩu bình quân đầu người/năm từ 447 Đôla Mỹ năm 2005 lên 1.200 Đôla Mỹ năm 2010 và 9200 Đôla Mỹ năm 2020.

- Tăng mức đóng góp của Vùng trong thu ngân sách của cả nước từ 23% năm 2005 lên 26% năm 2010 và 29% năm 2020.

- Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ đạt bình quân 20-25%/năm, đi đầu trong tiến trình hiện đại hoá, có tỷ lệ công nghệ tiên tiến đạt khoảng 45%. Đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 55% vào năm 2010.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 1,5% năm 2010 và dưới 0,5% năm 2020 và giảm tỷ lệ lao động không có việc làm đến năm 2010 xuống khoảng 6,5% và tiếp tục kiểm soát ở mức an toàn cho phép là 4%.

- Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống 1% vào năm 2010 và xuống dưới 0,8% vào năm 2020. Bảo đảm kỷ cương, trật tự an toàn xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, bảo đảm bền vững môi trường cả ở đô thị và nông thôn trong vùng.

1.1.4. Mục tiêu và quan điểm phát triển công nghiệp cả nước đến 2010

- Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh được thị trường về tiêu dùng thiết yếu ở trong nước và

đẩy mạnh xuất khẩu như chế biến nông - lâm - thuỷ sản, may mặc, da giầy, điện tử, một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng.

- Phát triển có chọn lọc, phù hợp với điều kiện về vốn, công nghệ, thị trường, phát huy tác dụng nhanh một số cơ sở thuộc ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất như dầu khí, luyện kim, hoá chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựn,... Chú trọng phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, phát triển công nghiệp sản xuất phần mềm thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Mục tiêu chung là phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, có lực lượng sản xuất phát triển trung bình trong khu vực, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phân phối tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện, an ninh quốc phòng được giữ vững, đất nước từng bước đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

1.1.5. Lợi thế tiềm năng của tỉnh

- Vĩnh Phúc nằm ở vị trí địa lý rất thuận lợi, nằm liền kề với hướng phát triển của thủ đô Hà Nội, nằm sát trục tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nằm trong vùng phát triển của đồng bằng sông Hồng, có các đầu mối giao thông quan trọng (đường sắt, đường không, đường bộ và đường thuỷ). Vị trí địa lý của tỉnh rất thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp.

- Đảng bộ và chính quyền tỉnh rất quan tâm và đề ra nhiệm vụ rõ ràng, ưu tiên hàng đầu cho phát triển công nghiệp. Muốn làm giầu thì phải phát triển công nghiệp, đó là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong chỉ đạo điều hành của các cấp, các ngành.

- Việc Vĩnh Phúc được Chính phủ đưa vào một trong tám tỉnh năng động phát triển kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Vùng Thủ đô

đã nâng cao vị thế của tỉnh ở Bắc Bộ và cả nước. Điều này đã mở ra điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư, hợp tác phát triển với các tỉnh bạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tỉnh có quỹ đất phù hợp cho phát triển các khu cụm công nghiệp tập trung, thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo nên các cực phát triển mạnh kinh tế của tỉnh.

- Trên địa bàn tỉnh có đủ cơ sở hạ tầng giao thông: đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường không và lực lượng lao động dồi dào, nhất là lực lượng trẻ có sức khoẻ có văn hoá có thể đào tạo nhanh về chuyên môn, có khả năng tiếp thu công nghệ mới.

- Nội lực của tỉnh đã được khơi dậy thể hiện qua sự tăng nhanh số lượng các doanh nghiệp công nghiệp trong nước và tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước trong cơ cấu công nghiệp ngày một tăng (từ 10,04% năm 2000 lên 21,75% năm 2004). Các doanh nghiệp này đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển công nghiệp của tỉnh.

Một phần của tài liệu định hướng phát triển công nghiệp vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 29 - 34)