Mục tiêu phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc trong Quy hoạch

Một phần của tài liệu định hướng phát triển công nghiệp vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 36 - 38)

I. Giới thiệu khái quát về Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh

2.Mục tiêu phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc trong Quy hoạch

triển công nghiệp giai đoạn 2001-2010

2.1. Quan điểm phát triển

- Tập trung phát triển mạnh công nghiệp và coi công nghiệp là nền tảng, là hướng đi cơ bản lâu dài của nền kinh tế nhằm tạo ra sự tăng trưởng kinh tế cao, giải quyết được nhiều việc làm mới, tăng thu ngân sách, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn.

- Phát triển công nghiệp phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh, của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Vùng thủ đô và của cả nước đến năm 2010 và định hướng đến 2020. Trước mắt tập trung phát triển công nghiệp ở các vùng có lợi thế so sánh để tạo hạt nhân, động lực để thúc đẩy các vùng khác phát triển.

- Phát triển công nghiệp theo hướng lựa chọn công nghệ trung bình và tiên tiến, có cơ cấu hợp lý, trên cơ sở lựa chọn các ngành công nghiệp có công nghệ cao với các ngành có công nghệ trung bình, sử dụng nhiều lao động, chú ý tạo điều kiện để phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp nền tảng có sức cạnh tranh cao như ngành ô tô, xe máy... Đồng thời phát triển các sản phẩm nền tảng và sản phẩm tiềm năng. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút các

nguồn lực của mọi thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển công nghiệp, trong đó phải hết sức coi trọng nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

- Phát triển công nghiệp phải đảm bảo tính bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ tốt môi trường.

2.2. Mục tiêu phát triển

• Duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân GTSX (giá 1994) ngành công nghiệp ở mức 22,78%/năm giai đoạn (2001 - 2005); 21,00% giai đoạn (2006 – 2010) và 21,88% cho cả thời kỳ (2001 – 2010).

• Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP (giá 1994) của ngành công nghiệp giai đoạn (2001 - 2005) là 22,01%; giai đoạn (2006 – 2010) là 21,19% và cả thời kỳ (2001 – 2010) là 21,59%.

• Cơ cấu ngành công nghiệp trong GDP (giá hiện hành) sẽ tăng từ 34,88% năm 2000 lên 47,39% năm 2005 và 56,59% năm 2010.

• Giá trị sản xuất ngành công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất của nền kinh tế tỉnh năm 2005 là 74,75% và năm 2010 là 80,25%.

• Cơ cấu vốn đạt 41,76% trong tổng vốn đầu tư các ngành (2001-2005); 55,17% ( 2006-2010).

• Cơ cấu lao động đạt 25,67% (2001-2005); 34,4% trong tổng lao động các ngành (2006-2010).

• Tổng số vốn đầu tư cho ngành trong giai đoạn (2001-2005) đạt trên 1.000 triệu USD và trên 13 tỷ đồng; trong giai đoạn 2006-2010 đạt trên 1.200 triệu USD và 16 tỷ đồng.

• Cơ cấu vốn đầu tư theo các thành phần kinh tế là: Đầu tư trong nước 18,22% và đầu tư từ nước ngoài đạt 81,78% (2001-2005)

• Đến năm 2010 cần có 4.500 – 5.000 ha đất phát triển công nghiệp với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, chất lượng cao.

Một phần của tài liệu định hướng phát triển công nghiệp vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 36 - 38)