Quan điểm và phưong pháp xác định định hướng phát triển cấp

Một phần của tài liệu định hướng phát triển công nghiệp vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 26 - 29)

1. Phương pháp luận về quan điểm xác định định hướng phát triển ngành Công nghiệp cấp tỉnh.

1.1. Quan điểm, mục tiêu cho phát triển ngành.

Quan điểm phải thể hiện được:

• Nội dung quan điểm phát triển của ngành phù hợp với quan điểm phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân;

• Quan điểm thể hiện sự chọn lựa những mũi nhọn và vấn đề ưu tiên cho ngành;

• Thể hiện quan điểm hội nhập trong cơ chế thị trường. Mục tiêu thể hiện được:

• Mục tiêu tùy theo vào từng ngành, song phải thể hiện được sự phát triển bền vững, trước tiên là mục tiêu hiệu quả, mục tiêu đáp ứng những nhu cầu xã hội và đảm bảo ổn định môi trường;

• Mục tiêu cụ thể bao gồm các chỉ tiêu về số lượng và nhịp độ tăng trưởng, doanh thu, xuất khẩu, lao động, đầu tư…của ngành.

1.2. Dự báo các yếu tố tác động phát triển ngành.

- Dự báo khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào cho phát triển ngành như nguyên, nhiên, vật liệu, điện, nước…

- Dự báo về khả năng đổi mới công nghệ của ngành:

• Thế hệ công nghệ.

• Khả năng cung cấp công nghệ hiện đại cho ngành. - Dự báo nhu cầu đầu tư.

- Dự báo về khả năng cung cấp vốn đầu tư:

• Dự báo về quy mô các nguồn vốn đầu tư từ Nhà nước, tư nhân cũng như từ nước ngoài.

• Phân bổ vốn theo phân ngành, theo vùng.

- Dự báo nhu cầu lao động cho ngành theo các trình độ đào tạo. - Dự báo về khả năng thu hút lao động:

• Trình độ lao động theo phân ngành.

• Khả năng cung cấp lao động theo phân ngành và trình độ đào tạo.

1.3. Luận chứng về các phương án phát triển.

Các phương án phát triển cần phải thể hiện được:

• Khả năng phát triển theo hướng hiện đại hóa trong điều kiện hội nhập.

• Xác định rõ vai trò của Nhà nước trong quản lý ngành.

• Nêu bật được khả năng cạnh tranh của ngành trong cơ chế thị trường.

• Hiệu quả kinh tế ngành. Các vấn đề cần xem xét, tính toán:

• Cần đưa ra 2-3 phương án để lựa chọn, các phương án đi liền với các điều kiện ở mức độ thấp /trung bình /cao.

• Các phương án cần thể hiện được các chỉ tiêu về nhịp độ tăng trưởng của giá trị sản xuất, GDP, doanh thu, xuất khẩu.

• Các phương án phát triển thể hiện được nhu cầu về vốn đầu tư theo các nguồn, nhu cầu về lao động theo trình độ đào tạo.

• Lựa chọn phương án hợp lý cho quy hoạch.

Trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu trên cần rút ra những kết luận sau:

• Về tăng trưởng kinh tế ngành trong giai đoạn quy hoạch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Về phân ngành, cơ cấu ngành, cơ cấu vùng.

• Lựa chọn phương án quy hoạch.

• Chọn các sản phẩm mũi nhọn (cơ sở và quy mô).

2. Phương pháp xác định định hướng phát triển cấp tỉnh

Trong phương pháp này, cơ quan lập Quy hoạch cùng bàn bạc, thảo luận, kiến nghị với các Sở, Ban ngành của tỉnh để đi đến thống nhất các quyết định liên quan đến việc lập Quy hoạch.

b. Phương pháp so sánh:

Yêu cầu là phải so sánh, đối chiếu với sự phát triển các ngành trong khu vực và trên thế giới.

c. Phương pháp dự báo:

Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế, dự báo tỷ lệ gia tăng dân số, dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và vốn đầu tư…( Như đã nêu ở trên).

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH VĨNH

PHÚC GIAI ĐOẠN 2001-2008

Một phần của tài liệu định hướng phát triển công nghiệp vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 26 - 29)