I. Lập luận cho phương án chiến lược của sự phát triển công nghiệp
1. Đánh giá tiềm năng và hạn chế trong phát triển công nghiệp tính
nay.
1.1 Đánh giá về tiềm năng.
a. Trước hết Vĩnh Phúc là tỉnh có tiềm năng về con người và lao động:
- Theo điều tra năm 2005, tỉnh Vĩnh Phúc dân số có 1.160.9 người, trong đó số người trong độ tuổi có khả năng lao động là 739.190 người (chiếm 63,2% dân số), hàng năm số người đến tuổi lao động được bổ sung vào nguồn là 200.000 người/năm. Một lợi thế khác là lao động của Vĩnh Phúc chủ yếu là lao động trẻ, có trình độ văn hoá, chịu khó, tiếp cận nhanh kỹ thuật mới, sáng tạo trong lao động.
- Qua khảo sát năm 2006, Vĩnh Phúc cán bộ trình độ trên đại học có khoảng 500 người (gấp 3,56 lần so với năm 2000); cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng khoảng 20.740 người (gấp 1,41 lần so với năm 2000); công nhân lành nghề từ bậc 3 trở lên cũng tăng 3,5 lần so với năm 2000... lực lượng lao động có trình độ trên đang ngày càng tăng lên.
b. Tiềm năng về điều kiện tự nhiên và đất đai:
- Là tỉnh thuộc vùng đồng bằng lại liền kề với thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng lan toả của tam giác tăng trưởng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) và là một trong tám tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vĩnh Phúc có vị trí thuận lợi về mặt giao
lưu, tiếp cận thông tin và quan hệ kinh tế với “bên ngoài” cũng như có lợi thế lớn từ sự hỗ trợ chung.
- Ngoài vị trí thuận lợi tỉnh Vĩnh Phúc còn có địa hình đất đai tiềm năng bền vững cho sự phát triển. Với tổng diện tích tự nhiên là 1.372,23km2 bao gồm đủ cả 3 vùng sinh thái là vùng núi, vùng trung du và vùng đồng bằng. Vĩnh Phúc còn một lượng đất lớn chưa được khai thác, sử dụng khoảng 16.000ha (chiếm 11% tổng diện tích) rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp và đô thị.
- Đối với vùng trung du và miền núi do quỹ đất lớn nên một mặt phát triển mạnh công nghiệp, du lịch ở vùng này, mặt khác sẽ phát triển nông nghiệp đa canh, phát triển chăn nuôi gia súc lớn; phát triển cây công nghiệp. Đối với vùng trung du gồm Vĩnh Yên, Phúc Yên, Trung tâm huyện Bình Xuyên, Mê Linh. Đây là vùng trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh, được coi là vùng động lực, vùng kinh tế trọng điểm. Hướng phát triển trong thời gian tới là công nghiệp, dịch vụ, văn hoá, thể thao, giải trí, trung tâm đào tạo... mặt khác, vùng này còn phát triển nông nghiệp hàng hoá chất lượng cao. - Vùng đồng bằng chủ yếu tập trung phát triển mạnh cây lương thực tập trung, đảm bảo an ninh lương thực; phát triển các làng nghề thủ công.
c. Tiềm năng về hạ tầng cơ sở:
Vĩnh Phúc là tỉnh có hệ thống giao thông đa dạng bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thuỷ, rất thuận lợi cho việc giao lưu giữa các vùng.
- Về đường bộ: Có đường quốc lộ có đường số 2A (Hà Nội - Lào Cai), quốc lộ 2C Vĩnh Yên đi Tuyên Quang, quốc lộ số 2B Vĩnh Yên đi Tam Đảo và quốc lộ số 23 chạy qua tỉnh, với tổng chiều dài là 125km. Ngoài ra hệ thống đường tỉnh lộ có tổng chiều dài là 250km, rất thuận lợi cho việc đi lại giữa các vùng.
- Về đường thuỷ: chủ yếu là 2 tuyến Sông Hồng và Sông Lô nằn bao quanh tỉnh về phía Nam và phía Tây. Ngoài ra, hệ thống sông, suối nhỏ đan xen trên địa bàn tỉnh chủ yếu là cung cấp nước tưới cho nông nghiệp.
- Về đường sắt: có 41km đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua 6/9 huyệnthị. Vĩnh Phúc còn gần cụm cảng hàng không - Sân bay Quốc tế Nội Bài. Cùng với giao thông thuận tiện. Vĩnh Phúc còn có hạ tầng kỹ thuật khá phát triển:
- Về điện lực: Tính đến năm 2006, 100% số xã, phường trong tỉnh đã có điện lưới quốc gia với tổng dung lượng diện toàn tỉnh lên 468KVA, đáp ứng yêu cầu về điện trong quá trình phát triển của tỉnh trong những năm tới. - Về cấp nước: Vĩnh Phúc có 2 nhà máy nước lớn đang được mở rộng và xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Đan Mạch và Italia. Nhà máy nước Vĩnh Yên công xuất sau khi mở rộng sẽ đạt 116.000m3/ngày - đêm; nhà máy nước Phúc Yên sau khi hoàn thành sẽ có công xuất 106.000m3/ngày - đêm. Trữ lượng nước ngầm ở các địa phương trong tỉnh đủ để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn.
- Hệ thống thông tin liên lạc đã được hoàn thiện với 28 bưu cục.
Những tiềm năng về hạ tầng cơ sở trên đã tạo ra một lợi thế quan trọng cho sự phát triển và mời gọi đầu tư của Vĩnh Phúc.
d. Tiềm năng về phát triển du lịch:
Vĩnh Phúc có tiềm năng to lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Tại đây có một quần thể danh lam thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng: rừng quốc gia Tam Đảo, thác Bản Long, hồ Bò Lạc, hồ Đại Lải, hồ Làng Hà, nhiều lễ hội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc và rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang nặng dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh như danh thắng Tây Thiên, tháp Bình Sơn, đền Hai Bà Trưng, đền thờ Trần Nguyên Hãn, di chỉ Đồng Đậu.
Những năm qua nền kinh tế của Vĩnh Phúc có bước phát triển nhanh, ngoài những yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên, con người và lao động, cơ sở hạ tầng... thì một yếu tố đặc biệt quan trọng khác để đẩy nhanh quá trình phát triển, đó là đã có nhiều chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn.
Để có sự phát triển bền vững và giữ được tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, tỉnh Vĩnh Phúc đang tập trung cao độ các nguồn lực để đầu tư hoàn thành các công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu và triển khai nhiều dự án tạo mọi điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho các nhà đầu tư, tạo cơ hội thành công của họ trên đất Vĩnh Phúc. Những chính sách trên cũng có thể coi là tiềm năng của Vĩnh Phúc cho sự phát triển trong tương lai.
Một vấn đề quan trọng khác là Vĩnh Phúc quyết tâm giữ một phong cách làm việc tốt đẹp, đó chính là phong cách thân thiện đối với các nhà đầu tư. Vĩnh Phúc luôn coi thành công và khó khăn của các nhà đầu tư là thành công và khó khăn của chính mình nên đã và sẽ cùng chia sẻ với các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bảng 3.1: Đánh giá một số yếu tố có lợi thế so sánh của Vĩnh Phúc so với các tỉnh có điều kiện tương tự
Chỉ tiêu VĩnhPhúc NinhBắc HưngYên Hà Tây
1.Gần kề với Hà Nôi ***** ***** ***** *****
2.Ra cảng hàng không ***** **** *** ****
3.Ra cảng biển **** ***** ***** ***
4.Qũy đất dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ ***** **** **** *** 5.Các vấn đề nông dân, nông thôn ***** ***** **** *** 6.Tiềm năng du lịch ***** ***** **** *****
Trong đó ***** là điểm cao nhất; * là điểm thấp nhất
1.2. Hạn chế
• Vĩnh Phúc xuất phát là tỉnh nông nghiệp thuần nông với 80% dân số sống ở nông thôn. Điểm xuất phát kinh tế xã hội thấp, thiếu vốn là một trong những trở ngại đối với phát triển công nghiệp.
• Đội ngũ cán bộ còn yếu và thiếu. Lực lượng lao động dồi dào nhưng chất lượng thấp, đa số chưa được đào tạo nghề.
• Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng còn nghèo nàn. Các sản phẩm chăn nuôi và trồng trọt phục vụ cho công nghiệp chế biến chưa nhiều, các vùng chuyên canh trồng nguyên liệu đang trong quá trình hình thành. Nhân dân chưa quen với sản xuất nguyên liệu hàng hoá.
• Kết cấu hạ tầng tuy đã được củng cố nhưng vẫn còn yếu và không đồng bộ, hệ thống giao thông chưa được nâng cấp và mở rộng kịp với tốc độ phát triển của công nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung.
• Sự phát triển kinh tế của các vùng (huyện, xã) không đều do điều kiện địa lý và lợi thế so sánh từng vùng. Các huyện Mê Linh, Phúc Yên, Bình Xuyên, thị xã Vĩnh Yên phát triển mạnh hơn các huyện khác.
• Áp lực giải quyết công ăn việc làm cho người dân rất lớn, xuất phát chủ yếu từ đòi hỏi việc làm do chuyển đổi đất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp.
• Công nghiệp quốc doanh địa phương và tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm. Phần lớn các doanh nghiệp nhà nước địa phương đang gặp khó khăn do trình độ công nghệ và trang thiết bị lạc hậu, khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường thấp.