Dịch vụ ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Hạ Long (Trang 25 - 27)

6. Bố cục của luận văn

1.1.5. Dịch vụ ngân hàng

Dịch vụ là những hoạt động và kết quả mà một bên (người bán) có thể cung cấp cho bên kia (người mua) và chủ yếu là vô hình không mang tính sở hữu. Dịch vụ có thể gắn liền hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất.

Ngân hàng là loại hình tổ chức chuyên nghiệp trong lĩnh vực tạo lập và cung cấp các dịch vụ quản lý cho công chúng, đồng thời nó cũng thực hiện nhiều vai trò khác nhau trong nền kinh tế. Thành công của các ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực về việc xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ một cách có hiệu quả và bán chúng lại tại một mức giá cạnh tranh.

Có nhiều cách phân loại dịch vụ của ngân hàng thương mại, song có một số cách phân loại chính như sau:

(1) Phân loại dựa theo tiêu thức đặc trưng dịch vụ cung ứng

Nhận tiền gửi: ngân hàng nhận tiền gửi của các cá nhân và tổ chức dưới

dạng tiền gửi thanh toán, tiết kiệm, giấy tờ có giá.

Cho vay: ngân hàng đưa ra các khoản vay cho cá nhân phục vụ nhu cầu chi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảo lãnh: Bảo lãnh là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ khách hàng mình. Ngân hàng bảo lãnh cho khách hàng của mình mua chịu hàng hoá, trang thiết bị, phát hành chứng khoán…Do ngân hàng nắm giữ tiền gửi của khách hàng và có uy tín nên được đối tác của khách hàng tin cậy.

Cho thuê: Là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng thuê theo những thoả thuận nhất định. Sau thời gian nhất định, khách hàng phải trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng.

Chiết khấu thương phiếu: Ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng tương

ứng với giá trị của thương phiếu để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn. Ngân hàng hưởng phần thu nhập tính theo lãi suất chiết khấu thương phiếu.

Thanh toán: Ngân hàng thực hiện lệnh chi trả cho khách hàng khi có yêu

cầu. Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt.

Các dịch vụ khác: ngân hàng ngoài các dịch vụ trên còn phát triển các dịch

vụ khác như dịch vụ tư vấn (giải đáp các thắc mắc và đưa ra lời khuyên cho khách hàng), uỷ thác, dịch vụ ngân hàng tiện ích... Dịch vụ này ở các ngân hàng thương mại nước ta hầu như chưa phát triển, song sẽ phát triển trong những năm tới.

(2) Phân loại theo tiêu thức nhóm khách hàng

Thực tế cho thấy các khách hàng trên thị trường ngân hàng không đồng nhất về nhu cầu về dịch vụ. Khách hàng của thị trường Ngân hàng được phân thành hai loại chính:

Khách hàng cá nhân: tập hợp các khách hàng giao dịch là cá nhân, hộ gia đình. Khách hàng công ty: tập hợp các khách hàng là công ty, doanh nghiệp.

Cách phân chia theo đối tượng khách hàng sẽ giúp ngân hàng quản lý và đưa ra chính sách với mỗi khách hàng phù hợp hơn, để từ đó phát triển dịch vụ cho mỗi nhóm khách hàng một cách tốt nhất.

Việc phân loại dịch vụ ngân hàng theo hai hướng trên cũng chỉ là tương đối. Trên thực tế ngân hàng thường kết hợp cả phân loại theo nhóm khách hàng và đặc trưng sản phẩm dịch vụ trong cùng ma trận gọi là ma trận khách hàng - dịch vụ.

Bảng 1.1. Ma trận khách hàng - dịch vụ trong ngân hàng

Tiêu thức Tiền gửi Cho vay Thanh toán

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tiêu dùng tín dụng

Doanh nghiệp

Chủ yếu là tiền gửi thanh toán

Chủ yếu là cho vay sản

xuất kinh doanh, bảo lãnh L/C, nhờ thu

Nguồn: Lê Hoàng Nga (2010)

Mỗi ô của ma trận có thể được xem là một đoạn thị trường với các đặc tính cụ thể về dịch vụ và khách hàng.

Trong các ngân hàng thương mại, khách hàng cá nhân sẽ sẽ vay vốn (tín dụng) hoặc sử dụng các sản phẩm dịch vụ được cung cấp từ các ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Hạ Long (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)