Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế bảo vệ môi trường tại cục thuế tỉnh Thái Nguyên (Trang 66 - 69)

5. Bố cục của Luận văn

3.1.1. điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi hành chính

Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lƣu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km².

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lƣơng. Tổng số gồm 180 xã, phƣờng, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã, phƣờng ở đồng bằng và trung du.

Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 80 km và cảng Hải Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lƣu thông qua hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đƣờng quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đƣờng sông Đa Phúc - Hải Phòng; đƣờng sắt Thái Nguyên - Hà Nội - Lạng Sơn.

Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu ngƣời, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao. Ngoài ra, Thái Nguyên đƣợc cả nƣớc biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với 7 Trƣờng Đại học, 11 trƣờng Cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo đƣợc khoảng gần 100.000 lao động.

3.1.1.2. Tình hình đất đai

Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 356.282 ha. Cơ cấu đất đai gồm các loại sau:

- Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200 m, hình thành do sự phong hóa trên các đá Macma, đá biến chất và trầm tích. Đất núi thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh nhƣng cũng thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây lƣơng thực cho nhân dân vùng cao.

- Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kếtphiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa nông và lâm nghiệp. Đất đồi tại một số vùng nhƣ Đại Từ, Phú Lƣơng... ở từ độ cao 150 m đến 200 m có độ dốc từ 50 đến 200 phù hợp đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây chè (trà) (một đặc sản của Thái Nguyên)

- Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân bố dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ thủy văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán...) khó khăn cho việc canh tác.

Trong tổng quỹ đất 356.282 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha (chiếm 69,22% diện tích đất tự nhiên) và đất chƣa sử dụng là 109.669 ha (chiếm 30,78% diện tích tự nhiên). Trong đất chƣa sử dụng có 1.714 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp.

3.1.1.3. Tài nguyên khoáng sản

- Tài nguyên rừng

Hiện nay, Thái Nguyên có 206.999 ha đất lâm nghiệp, trong đó 146.639 ha đất có rừng, chiếm 41,4% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, diện tích đất rừng tự nhiên là 102.190 ha, rừng trồng 44,449 ha. Bên cạnh đó, diện tích đất chƣa sử dụng của tỉnh chiếm 17%, trong đó đất rừng phòng hộ 64.553,6 ha, rừng đặc dụng 32.216,4 ha, rừng sản xuất: 110.299,6 ha vừa có tiềm năng phát triển ngành lâm nghiệp, vừa là nhiệm vụ để Thái Nguyên nhanh chóng tiến hành các biện pháp để phủ xanh đất trống đồi trọc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tài nguyên khoáng sản

Nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dƣơng, Thái Nguyên còn có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú, hiện có khoảng 34 loại hình khoáng sản phân bố tập trung ở các vùng lớn nhƣ Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, Trại Cau (Đồng Hỷ), Thần Sa (Võ Nhai)… Khoáng sản ở Thái Nguyên có thể chia ra làm 4 nhóm: nhóm nguyên liệu cháy, bao gồm: than mỡ (trên 15 triệu tấn), than đá (trên 90 triệu tấn); nhóm khoáng sản kim loại, bao gồm kim loại đen (sắt có 47 mỏ và điểm quặng; titan có 18 mỏ và điểm quặng), kim loại màu (thiếc, vonfram, chì, kẽm, vàng, đồng,…); nhóm khoáng sản phi kim loại, bao gồm pyrits, barit, phốtphorit…tổng trữ lƣợng khoảng 60.000 tấn; nhóm khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm đá xây dựng, đất sét, đá sỏi… với trữ lƣợng lớn, khoảng 84,6 triệu tấn. Sự phong phú về tài nguyên khoáng sản trong đó gồm nhiều loại có ý nghĩa trong cả nƣớc nhƣ sắt, than (đặc biệt là than mỡ) đã tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Đây là thế mạnh đƣa Thái Nguyên trở thành trung tâm công nghiệp luyện kim lớn của cả nƣớc.

Thái Nguyên hiện có khoảng 250 điểm mỏ và khai khoáng đƣợc coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tuy nhiên, khai khoáng cũng gây ra những hệ lụy không nhỏ về môi trƣờng và xã hội nhƣ ô nhiễm nguồn nƣớc, ô nhiễm không khí, tình trạng sụt lún đất xảy ra tại một số khu vực ảnh hƣởng tới sản xuất và đời sống của ngƣời dân, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn tồn tại…

Trong năm 2013, UBND tỉnh Thái Nguyên triển khai chỉ đạo của Trung ƣơng về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng; Luật đất đai sửa đổi và các văn bản pháp luật liên quan, tỉnh đã quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên, khoáng sản theo quy hoạch, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm, nhất là tại các làng nghề, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm nặng và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về môi trƣờng. Xây dựng kế hoạch, phân công cụ thể lãnh đạo, cán bộ các cơ quan chuyên môn thực hiện công tác kiểm tra, đôn đốc, hƣớng dẫn các huyện, thành phố, thị xã và các nông,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ lâm trƣờng thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu theo đúng quy định. Tính đến ngày 10/11/2013, trên địa bàn tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đƣợc 227.829,58 ha, đạt 63,95% diện tích. Dự ƣớc hết năm 2013, diện tích cấp giấy chứng nhận trên toàn tỉnh đạt trên 88% diện tích cần cấp, vƣợt kế hoạch đề ra.

3.1.1.4. Điều kiện khí hậu thuỷ văn

Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Mùa đông đƣợc chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai; Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lƣơng và phía nam huyện Võ Nhai; Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tƣơng đối đều cho các tháng trong năm. Nhìn chung, khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.

Với lƣợng mƣa khá lớn, trung bình 1.700 mm, tổng lƣợng nƣớc mƣa tự nhiên tỉnh Thái Nguyên dự tính lên tới 6,4 tỷ m3/năm. Tuy nhiên, lƣợng mƣa phân bổ không đều theo thời gian và không gian.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế bảo vệ môi trường tại cục thuế tỉnh Thái Nguyên (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)