Lý luận chung về thuế BVMT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế bảo vệ môi trường tại cục thuế tỉnh Thái Nguyên (Trang 27 - 31)

5. Bố cục của Luận văn

1.1.3.Lý luận chung về thuế BVMT

1.1.3.1. Khái niệm về thuế BVMT

Khái niệm thuế BVMT thƣờng đƣợc tiếp cận dƣới hai góc độ:

Theo nghĩa rộng, thuế BVMT là toàn bộ các khoản thuế mà chủ thể nộp thuế phải đóng góp liên quan đến việc tác động đến môi trƣờng thông qua hành vi của mình. Dƣới giác độ này, thuế BVMT đƣợc hiểu là thuế liên quan đến môi trƣờng.

Theo nghĩa hẹp, thuế BVMT đƣợc hiểu là một loại thuế riêng biệt, đƣợc Quốc hội ban hành dƣới hình thức Luật, điều chỉnh quan hệ thuế giữa Nhà nƣớc và các chủ thể có hành vi tác động tiêu cực đến môi trƣờng.

Nhƣ vậy, thuế BVMT là loại thuế mà các chủ thể có khả năng tác động tiêu cực đến môi trƣờng phải nộp nhằm phòng, chống ô nhiễm môi trƣờng và đảm bảo phát triển bền vững. Đa phần các quốc gia trên thế giới đều giải thích khái niệm thuế BVMT theo nghĩa rộng, tuy nhiên ở Việt Nam, khái niệm thuế BVMT lại đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp tại khoản 1, điều 2 Luật thuế bảo vệ môi trƣờng số 57/2010, ngày 15 tháng 11 năm 2010 đƣa ra khái niệm về thuế BVMT nhƣ sau: Thuế BVMT là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường” (Luật thuế BVMT, 2010).

Thuế BVMT thu vào các sản phẩm mà khi sử dụng sẽ gây ô nhiễm môi trƣờng. Ngƣời tiêu dùng là ngƣời chịu thuế nhƣng ngƣời sản xuất, nhập khẩu là ngƣời nộp thay. Mức thuế môi trƣờng có tính ổn định cao.

1.1.3.2. Đặc điểm của thuế BVMT

- Thuế BVMT mang tính chủ quan, thể hiện ý chí của Nhà nƣớc áp đặt một mức thu cố định trên một đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm mà ngƣời tiêu dùng phải trả khi sử dụng sản phẩm đó nhằm hạn chế việc sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm.

- Thuế BVMT thu vào các sản phẩm mà khi sử dụng sẽ gây ô nhiễm môi trƣờng. Ngƣời tiêu dùng là ngƣời chịu thuế nhƣng ngƣời sản xuất, nhập khẩu là ngƣời nộp thay. Mức thuế môi trƣờng có tính ổn định cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Luôn gắn liền với thu nhập của tổ chức, hộ gia đình cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa gây ô nhiễm môi trƣờng.

- Không hoàn trả trực tiếp và đƣợc sử dụng để đáp ứng chi tiêu công cộng Từ những đặc điểm nêu trên, Luật thuế bảo vệ môi trƣờng quy định tám (08) nhóm hàng hoá vào diện chịu thuế bảo vệ môi trƣờng (đây là 08 nhóm hàng hóa lớn mà khi sử dụng gây ô nhiễm trên diện rộng). Việc đƣa các sản phẩm, hàng hoá (sau đây gọi chung là hàng hoá) vào đối tƣợng chịu thuế BVMT theo các nguyên tắc:

Thứ nhất, phải là những hàng hoá đƣợc sản xuất, nhập khẩu mà khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trƣờng.

Thứ hai, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia và với thông lệ quốc tế.

Thứ ba, đây là loại thuế mới và phức tạp, do đó cần bảo đảm tính khả thi, xác định rõ loại hàng hoá để quản lý thu thuế đƣợc hiệu quả; phải tính đến sự hài hoà với phát triển kinh tế, không tác động đến năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam, đặc biệt là hàng hoá xuất khẩu.

Trên thực tế, có nhiều hàng hóa mà khi sử dụng gây ô nhiễm với các mức độ tác động khác nhau đến môi trƣờng. Do đó sẽ có rất nhiều loại hàng hoá có thể phải đƣa vào diện chịu thuế môi trƣờng. Trong bối cảnh, điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại chƣa nên đƣa tất cả các hàng hóa gây ô nhiễm vào diện chịu thuế bảo vệ môi trƣờng mà chỉ nên chọn lựa một số hàng hóa gây ô nhiễm đáp ứng các nguyên tắc nêu trên.

1.1.3.3. Vai trò của thuế BVMT

- Thuế BVMT là công cụ thu chủ yếu cho ngân sách nhà nƣớc, Luật Thuế này có thể động viên hợp lý đóng góp của xã hội, tạo nguồn thu cho Chính phủ để giải quyết vấn đề môi trƣờng. Đây chính là ƣu điểm lớn của việc sử dụng thuế môi trƣờng so với các biện pháp hành chính khác, vì các doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng thực sự khó từ bỏ hoàn toàn những hoạt động bị đánh thuế. Việc áp dụng thực hiện thuế môi trƣờng sẽ đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc và do đó một phần giải quyết đƣợc những khó khăn về tài chính.

- Thuế BVMT tham gia vào điều tiết kinh tế vĩ mô, thu nhập thu đƣợc từ thuế môi trƣờng có thể đem lại “lợi ích kép”. Lợi ích thứ nhất là BVMT một cách có hiệu quả và lợi ích thứ hai là mang lại nguồn thu nhập từ thuế môi trƣờng. Với những vai trò to lớn nhƣ trên, việc áp dụng thuế BVMT là thực sự cần thiết đối với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ mỗi quốc gia, đặc biệt khi so sánh tính hiệu quả của thuế môi trƣờng với các công cụ quản lý môi trƣờng khác.

- Thuế BVMT là nhằm thay đổi hành vi đầu tƣ, sản xuất và tiêu dùng, giảm thiểu tác động xấu đến môi trƣờng. Khi áp dụng, thuế BVMT sẽ cho phép mỗi doanh nghiệp tự quyết định xem nên trả thuế môi trƣờng hay nên xử lý ô nhiễm để giảm thiểu chi phí. Những ngƣời có chi phí giảm ô nhiễm cao sẽ có khuynh hƣớng chấp nhận nộp thuế và những ngƣời có chi phí giảm ô nhiễm thấp sẽ cố gắng hạn chế sự thải ô nhiễm của mình. Do đó, thuế BVMT tạo ra các khuyến khích cho ngƣời sản xuất và ngƣời sử dụng tránh các hành vi gây hại tới môi trƣờng, đặc biệt là khi thuế đƣợc tăng cƣờng bởi các công cụ hành chính truyền thống.

- Thuế BVMT còn là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm gây ô nhiễm môi trƣờng.

1.1.3.4 Phương pháp tính thuế BVMT

Về phƣơng pháp tính thuế BVMT, tùy vào mỗi đối tƣợng tính thuế khác nhau có thể sử dụng các phƣơng pháp tính thuế môi trƣờng khác nhau. Trên thực tế, có 5 phƣơng pháp tính thuế BVMT phổ biến nhất, đó là: Tính thuế theo nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm trả tiền; tính thuế theo khối lƣợng tiêu thụ các nguyên, nhiên liệu đầu vào; tính thuế dựa vào lợi nhuận của doanh nghiệp, tính thuế dựa vào khối lƣợng sản phẩm đƣợc sản xuất ra và tính thuế theo mức độ gây ô nhiễm môi trƣờng. Cụ thể nhƣ sau:

- Tính thuế theo nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm trả tiền: Theo nguyên tắc này, ngƣời gây ô nhiễm cho môi trƣờng, cho dù là ngƣời sản xuất hay là ngƣời tiêu dùng, họ đều phải chịu trách nhiệm về các chi phí phải sử dụng để hoàn trả lại những tổn thất về môi trƣờng mà chính họ là nguyên nhân gây ra; nói cụ thể hơn là ngƣời gây ô nhiễm môi trƣờng phải nộp một số tiền thuế tƣơng ứng với mức ô nhiễm môi trƣờng mà họ gây ra.

- Tính thuế theo khối lƣợng tiêu thụ các nguyên, nhiên liệu đầu vào: Các loại nguyên, nhiên vật liệu đƣợc sử dụng cho quá trình sản xuất, nếu chúng là các nguyên nhân phát sinh ô nhiễm môi trƣờng thì phải chịu một mức thuế tƣơng đƣơng với mức ô nhiễm môi trƣờng mà chúng gây ra. Phƣơng pháp tính thuế này có rất nhiều ƣu điểm; để hạn chế tối đa, thậm chí tránh đƣợc mức thuế ô nhiễm môi trƣờng phải nộp, các doanh nghiệp phải tích cực tìm kiếm và sử dụng các loại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nguyên nhiên vật liệu thích hợp với các yêu cầu bảo vệ môi trƣờng; thông qua đó khuyến khích các doanh nghiệp tăng cƣờng sử dụng các nguyên nhiên vật liệu sạch, vừa đảm bảo cho quá trình sản xuất, vừa đảm bảo an toàn cho môi trƣờng.

- Tính thuế dựa vào lợi nhuận của doanh nghiệp: Lợi nhuận trƣớc thuế của một doanh nghiệp đƣợc tính bằng hiệu số giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của doanh nghiệp trong kì kế hoạch. Do đó, việc tính thuế này có vẻ đơn giản và dễ thực hiện, nó phản ánh đƣợc một cách trực tiếp các chi phí về môi trƣờng mà doanh nghiệp phải nộp. Cơ sở để xác định tỷ lệ thuế mà doanh nghiệp phải nộp phụ thuộc vào mức độ gây ô nhiễm môi trƣờng mà doanh nghiệp gây ra.

- Tính thuế dựa vào khối lƣợng sản phẩm đƣợc sản xuất ra: Cách tính thuế này phải tùy theo từng loại hình sản xuất kinh doanh để tính dựa vào khối lƣợng sản phẩm đƣợc sản xuất ra hoặc dựa vào doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch. Tuy nhiên, phƣơng pháp này có một số nhƣợc điểm là: khó có thể xác định đƣợc tỷ lệ thu thuế hợp lý và đảm bảo tính công bằng giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh; nó có thể gây bất lợi cho các cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ mới, hoặc bất lợi cho các doanh nghiệp đã triển khai thực hiện các biện pháp xử lý môi trƣờng. - Tính thuế theo mức độ gây ô nhiễm môi trƣờng: Việc xác định mức thuế ô nhiễm phải dựa vào quy mô, tính chất hoạt động và mức độ gây ô nhiễm môi trƣờng của từng doanh nghiệp cụ thể. Khối lƣợng chất thải của một doanh nghiệp càng lớn, hàm lƣợng chất độc hại càng cao, tính chất các chất độc hại càng nguy hiểm, thì mức thuế ô nhiễm môi trƣờng doanh nghiệp phải nộp càng nhiều. Nhƣ vậy, để giảm thuế doanh nghiệp bắt buộc phải tìm cách đổi mới công nghệ để hạn chế chất thải ra môi trƣờng.

Tại Luật thuế BVMT quy định căn cứ tính thuế BVMT số lƣợng hàng hoá tính thuế và mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá.

Thuế bảo vệ môi trƣờng phải nộp đƣợc tính theo công thức sau: Thuế bảo vệ môi

trƣờng phải nộp = (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lƣợng đơn vị hàng hoá tính thuế ×

Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá Trong đó:

- Đối với hàng hoá sản xuất trong nƣớc: số lƣợng hàng hóa tính thuế là số lƣợng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, khuyến mại, quảng cáo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lƣợng hàng hóa tính thuế là số lƣợng hàng hóa nhập khẩu.

Đối với trƣờng hợp số lƣợng hàng hoá chịu thuế BVMT xuất, bán và nhập khẩu tính bằng đơn vị đo lƣờng khác đơn vị quy định tính thuế tại biểu mức thuế Bảo vệ môi trƣờng do Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội ban hành thì phải quy đổi ra đơn vị đo lƣờng quy định tại biểu mức thuế BVMT để tính thuế.

- Đối với hàng hoá là nhiên liệu hỗn hợp chứa xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch và nhiên liệu sinh học thì số lƣợng hàng hoá tính thuế trong kỳ là số lƣợng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch có trong số lƣợng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu hoặc sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, đƣa vào tiêu dùng nội bộ đƣợc quy đổi ra đơn vị đo lƣờng quy định tính thuế của hàng hoá tƣơng ứng.

Luật thuế BVMT quy định mức thuế tuyệt đối nhằm đơn giản, minh bạch trong thực hiện, đảm bảo ổn định số thu ngân sách Nhà nƣớc (không phụ thuộc vào sự biến động của giá cả hàng hóa). Áp dụng mức thuế tuyệt đối cũng có nhƣợc điểm là khi giá sản phẩm chịu thuế tăng cao thì thuế không điều chỉnh kịp theo giá. Tuy nhiên, mục tiêu chủ yếu của thuế BVMT là nhằm thay đổi hành vi đầu tƣ, sản xuất và tiêu dùng, giảm thiểu tác động xấu đến môi trƣờng (mục tiêu thu NSNN là thứ yếu) nên thuế BVMT đƣợc xác định không phụ thuộc vào giá của sản phẩm chịu thuế mà cân nhắc trên mức độ gây ô nhiễm môi trƣờng của sản phẩm thuộc diện chịu thuế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế bảo vệ môi trường tại cục thuế tỉnh Thái Nguyên (Trang 27 - 31)