5. Bố cục của Luận văn
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế BVMT tại Cục thuế tỉnh Thái Nguyên
trong thời gian tới
4.2.1. Căn cứ đưa ra giải pháp
4.2.1.1. Căn cứ pháp lý để đưa ra giải pháp
Bảo vệ môi trƣờng luôn đƣợc xác định là một chủ trƣơng, chính sách lớn, nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Căn cứ Điều 43 Hiến pháp năm 2013 qui định “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”
(HIến pháp, 2013). Căn cứ Luật thuế BVMT số 57/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8. Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội khóa 13 về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2010-2015 Tuyên ngôn ngành Thuế Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 1766/QĐ-TCT ngày 1/11/2012 của Tổng cục thuế và các văn bản pháp luật về thuế hiện hành, các quy trình, quy định của Bộ tài chính và Tổng cục Thuế.
Thông tƣ số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ. Thông tƣ 156/2013/TT- BTC có hiệu lực từ ngày 20/12/2013 và thay thế Thông tƣ số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ tài chính. Theo đó, đối với việc kê khai thuế BVMT, Thông tƣ 156/2013 bổ sung nội dung hƣớng dẫn khai thuế BVMT (Thông tƣ 28/2011/TT-BTC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ chƣa hƣớng dẫn) trên cơ sở các quy định về kê khai thuế, nộp thuế hiện nay đang quy định tại Thông tƣ 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 và Thông tƣ 159/2012/TT-BTC của Bộ tài chính hƣớng dẫn thực hiện thuế BVMT.
4.2.1.2. Căn cứ thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Các giải pháp đƣa ra trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế BVMT tại Cục thuế tỉnh Thái Nguyên nói riêng trong thời gian vừa qua. Trong quá trình nghiên cứu đã đánh giá đƣợc nhũng khó khăn, thuận lợi và kết quả đạt đƣợc, những bất cập vƣớng mắc cần đề xuất với Tổng cục Thuế và các cấp các ngành. Các gải pháp đƣa ra trên quan điểm của ngƣời nghiên cứu nhằm đảm bảo tính khả thi, đảm bảo quyền lợi của cơ quan Thuế và ngƣời nộp thuế theo phƣơng châm: Ngƣời nộp thuế là “bạn đồng hành” của cơ quan Thuế.
4.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý thuế BVMT tại Cục thuế tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới
4.2.2.1. Về công tác chỉ đạo điều hành
Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế theo Nghị quyết 02/NQ-CP, Nghị quyết của Quốc hội và các chính sách thuế mới của Chính phủ, Bộ Tài chính. Triển khai tuyên truyền các chính sách nội dung thuế sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/01/2014.
Ban lãnh đạo Cục chỉ đạo các Phòng, các Chi cục Thuế chức năng triển khai việc giao dự toán năm 2014 cho từng cán bộ, từng đội thuế đảm bảo hoàn thành dự toán Tổng cục Thuế đã giao. Căn cứ nhiệm vụ đƣợc giao, cụ thể hoá ra từng quý, tháng để thực hiện.
Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra thuế BVMT, giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ của từng cán bộ, từng đơn vị theo đúng các quy trình quản lý thuế BVMT và quy chế của cơ quan. Phân công cụ thể trong lãnh đạo cơ quan nhằm nâng cao trách nhiệm, đảm bảo sự thống nhất, tính chủ động và hiệu quả trong chỉ đạo điều hành. Phát huy đƣợc sức mạnh của tập thể cán bộ công chức, của các tổ chức, đoàn thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và thực hiện tốt quy chế dân chủ trong cơ quan Nhà nƣớc.
4.2.2.2. Về thu ngân sách nhà nước
Giám sát chặt chẽ việc kê khai thuế BVMT của các doanh nghiệp, kiểm tra 100% hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các trƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp, đồng thời thu sát số thuế phát sinh vào NSNN.
Triển khai các biện pháp thu hồi nợ đọng thuế BVMT, trong đó tập trung vào các đơn vị có số nợ lớn, những đơn vị có khó khăn phải có cam kết giảm dần số nợ trong năm và không phát sinh thêm nợ mới. Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nƣớc, Ngân hàng thƣơng mại, Sở tài chính, Sở kế hoạch và đầu tƣ, Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh để thực hiện công tác thu nợ một cách có hiệu quả, đúng quy định pháp luật.
Quản lý chặt chẽ nguồn thu, giám sát tình hình phát sinh thuế hàng tháng đối với doanh nghiệp trọng điểm trong kinh doanh hàng hóa thuộc đối tƣợng nộp thuế BVMT nhƣ: Công ty xăng dầu Bắc Thái; Chi nhánh công ty CP xăng dầu dầu khí Hà Nội tại Thái Nguyên; Công ty than Núi Hồng VVMI…
Thực hiện tốt kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế BVMT; xem xét điều chỉnh đối tƣợng thanh tra, kiểm tra theo yêu cầu và phấn đấu hoàn thành vƣợt mức kế hoạch đã đƣợc giao, vừa tăng thu ngân sách. Vì vậy, phải tập trung phân tích rủi ro để nâng cao hiệu quả các cuộc kiểm tra; rút ngắn, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tƣợng chịu thuế BVMT …
Tham mƣu, tranh thủ sự lãnh đạo chỉ đạo kịp thời của cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng; sự phối hợp của các ngành để đề ra các giải pháp khai thác các nguồn thu còn tiềm năng, đặc biệt là các khoản thu từ đất để bù đắp nguồn thu thiếu hụt và phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN theo mục tiêu đã đề ra.
4.2.2.3. Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp
Nghiên cứu áp dụng đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung đáp ứng nhu cầu theo từng nhóm NNT, tiếp tục thông tin đại chúng về chính sách thuế, cải cách thủ tục hành chính thuế, thực hiện tuyên truyền qua cổng thông tin điện tử của tỉnh. Hƣớng dẫn trả lời vƣớng mắc của NNT thông qua hình thức trả lời trực tiếp tại cơ quan thuế, trả lời qua điện thoại, trả lời bằng văn bản, tổ chức hội nghị tập huấn chính sách thuế mới, tố chức đối thoại, thƣờng xuyên giải đáp những vƣớng mắc của NNT.
Triển khai từng bƣớc hình thức cung cấp, tra cứu, trao đổi thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT qua mạng Internet. Phát triển dịch vụ hỗ trợ NNT thông qua cơ chế hợp tác với Kho bạc Nhà nƣớc, hệ thống Ngân hàng thƣơng mại...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tiếp tục đổi mới các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, tƣ vấn pháp luật về thuế BVMT cho cộng đồng xã hội, nâng cao sự hiểu biết và tính tuân thủ, tự giác trong việc kê khai, nộp thuế BVMT. Tôn vinh các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế BVMT, đồng thời phối hợp với các cơ quan tuyên truyền xử lý các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ trốn tránh nghĩa vụ thuế BVMT. Thƣờng xuyên tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp để kịp thời giải quyết các khó khăn, vƣớng mắc cho ngƣời nộp thuế.
Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính thuế nhằm giảm bớt chi phí cho NNT, tạo điều kiện thuận lợi cao nhất cho ngƣời nộp thuế, góp phần thu hút vốn đầu tƣ và tăng thu cho NSNN.
4.2.2.4. Giải pháp quản lý trong ngành thuế
Tổ chức bộ máy quản lý thuế hiện đại, hiệu quả phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ công chức chuyên nghiệp, chuyên sâu, liêm chính. Tăng cƣờng kiểm tra giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức thuế. Tiếp tục thực hiện quy chế luân phiên, luân chuyển, điều động cán bộ theo quy định đảm bảo đội nghĩ cán bộ công chức hoạt động có hiệu quả.
Thƣờng xuyên đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức chuyên sâu theo chức năng quản lý cho cán bộ công chức thuế theo chƣơng trình của Bộ tài chính, Tổng cục Thuế và kế hoạch của ngành thuế Thái Nguyên nhằm nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ công chức thuế. Tạo điều kiện cho cán bộ đƣợc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận.
Triển khai thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lƣợng công tác thuế theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong toàn ngành thuế Thái Nguyên.
Quản lý chặt chẽ nguồn kinh phí đƣợc cấp và thực hiện đúng quy định. Tiếp tục thực hiện tốt chƣơng trình phòng và chống tham nhũng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm. Tăng cƣờng công tác quản lý trong ngành thắt chặt kỷ cƣơng kỷ luật, đổi mới phƣơng pháp làm việc, củng cố nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ. Quán triệt và triển khai thực hiện đến tất cả cán bộ công chức về tuyên ngôn ngành thuế Việt Nam và hƣớng tới 4 giá trị “Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liêm chính - Đổi mới”; không để xảy ra tình trạng gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, NNT và cán bộ công chức vi phạm kỷ luật.
Trang bị cơ sở vật chất, phƣơng tiện làm việc để đáp ứng mọi yêu cầu về quản lý thuế của cán bộ công chức.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
a. Tiếp tục hoàn thiện về pháp luật thuế BVMT tạo điều kiện để cải cách hành chính, hiện đại hoá quản lý thu thuế BVMT
Sửa đổi, bổ sung đồng bộ luật thuế BVMT hiện hành tạo cơ sở cho cải cách quản lý thuế BVMT theo hƣớng tiên tiến, hiện đại. Để tạo môi trƣờng pháp lý công bằng, bình đẳng giữa các đối tƣợng, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, ổn định thị trƣờng, đảm bảo nguồn thu cho NSNN, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, minh bạch, công khai, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính và hiện đại hoá công tác quản lý thu thuế BVMT, thực hiện cơ chế tự khai - tự nộp.
b. Mở rộng thực hiện cơ chế tự khai - tự nộp
Cơ chế tự khai - tự nộp chỉ có thể thực hiện thành công trên cơ sở đạt đƣợc sự đồng thuận trong xã hội, khi doanh nghiệp thấy đƣợc lợi ích và muốn thực hiện cơ chế này, cơ quan thuế quyết tâm thực hiện và có sự đồng thuận, ủng hộ của chính quyền địa phƣơng. Do đó, cần phải tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, trong và ngoài ngành thuế để có đƣợc sự thống nhất cao về nhận thức, tƣ tƣởng trong quá trình thực hiện mở rộng thí điểm cơ chế này, tiến tới thực hiện trên toàn quốc.
Xây dựng các qui chế phân quyền, phân cấp khai thác và sử dụng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu, đảm bảo bí mật thông tin cho DN.
Xây dựng quy định về đánh giá, thu thập thông tin từ DN: từ việc xác định các tiêu chí để đánh giá rủi ro trong công tác thanh tra, cƣỡng chế thu nợ thuế; yêu cầu tuyên truyền theo từng nhóm đối tƣợng; rà soát lại tờ khai đăng ký thuế, tờ khai phí BVMT, tờ khai thuế BVMT, quyết toán phí BVMT.., nghiên cứu bổ sung sửa đổi hệ thống chỉ tiêu trên tờ khai đăng ký thuế, tờ khai thuế BVMT pháp luật hoá trách nhiệm nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thuế. Những chỉ tiêu cần thiết nhƣng chƣa có trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp thì kiến nghị Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu bổ sung sửa đổi báo cáo tài chính của DN nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu về thông tin phục vụ quản lý thuế BVMT. Các tờ khai và báo cáo này đƣợc cập nhật vào cơ sở dữ liệu của ngành Thuế thƣờng xuyên. Nhƣ vậy, hệ thống thông tin về DN sẽ là một hệ thống thông tin luôn luôn đƣợc cập nhật, đảm bảo tính chính xác và đƣợc cơ quan thuế kiểm soát mỗi khi nhận đƣợc hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế và báo cáo tài chính.
Xây dựng cơ chế thu thập thông tin từ các nguồn bên ngoài ngành thuế: trên cơ sở xây dựng các qui chế phối hợp cung cấp thông tin với các Bộ, Ngành liên quan,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ngành Thuế sẽ có thêm thông tin về doanh nghiệp để bổ sung những thông tin cần thiết phục vụ quản lý thuế BVMT, nhƣ thông tin từ cơ quan đăng ký kinh doanh, thông tin về tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp từ cơ quan Hải quan, thông tin về tình tình hình thanh toán và tài khoản của DN, thông tin về số nộp từ Kho bạc... Quy chế phải quy định rõ: cơ chế, nội dung thông tin, trách nhiệm và hình thức cung cấp..., từ đó xây dựng phần mềm tin học để nhập hoặc nối mạng với các cơ quan cung cấp thông tin. Bắt đầu hình thành cơ sở dữ liệu thông tin về DN bao gồm: thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, thông tin về tình hình tuân thủ pháp luật, thông tin liên quan đến các hoạt động kinh tế và giao dịch của các DN... Có nhƣ vậy mới đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý thuế BVMT theo cơ chế tự khai, tự nộp. Kho dữ liệu này không chỉ phục vụ cho chức năng thanh tra mà cả các chức năng khác nhƣ phân tích rủi ro trong cƣỡng chế thu nợ thuế, chức năng tuyên truyền hỗ trợ DN.
Trong phạm vi thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp sẽ tiếp tục thực hiện và bổ sung các nội dung nghiệp vụ, quy trình nghiệp vụ. Cụ thể là:
* Về công tác tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp
- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT ở tất cả các khâu, các bộ phận, đảm bảo phƣơng châm hành động của ngành đi vào thực chất.
- Tiếp tục tuyên truyền kịp thời các văn bản mới ban hành về thuế BVMT cũng nhƣ các sắc thuế khác. Thực hiện chế độ khen thƣởng, khuyến khích, động viên biểu dƣơng doanh nghiêp, cá nhân có thành tích tốt trong việc thực hiện các chính sách pháp luật thuế, đóng góp lớn cho NSNN.
* Về công tác xử lý tờ khai, kế toán thuế BVMT
- Thƣờng xuyên kiểm tra, rà soát chặt chẽ nguồn thu ngân sách, tập trung rà soát việc kê khai của các tổ chức, cá nhân để phát hiện các trƣờng hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp vào NSNN để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
- Thực hiện tốt ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kê khai thuế BVMT đảm bảo công tác kê khai luôn đƣợc triển khai và nâng cấp thƣờng xuyên. Đặc biệt thực hiện Đề án hiện đại hóa thu nộp NSNN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho NNT thực hiện với NSNN.
- Theo dõi sát sao việc kê khai thuế BVMT của các doanh nghiệp có số thu lớn, yêu cầu kê khai sát số phát sinh, đôn đốc kịp thời số thuế phát sinh vào NSNN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra thuế BVMT trên cơ sở phân tích thông tin và tờ khai hàng tháng để yêu cầu NNT giải trình, bổ sung kịp thời. Từ đó lựa chọn những đối tƣợng có dấu hiệu gian lận thuế bổ sung vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra, đặc biệt tập trung vào đối tƣợng thuộc nhóm doanh nghiệp lớn.