Hệ thống chỉ tiêu phân tích

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 38 - 119)

5. Kết cấu của luận văn

2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

* Chỉ tiêu chất lượng nguồn nhân lực

- Đánh giá qua bằng cấp của nguồn nhân lực - Đánh giá qua sức khoẻ của nguồn nhân lực

- Đánh giá qua trình độ văn hoá của nguồn nhân lực

* Các chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn kỹ thuật nguồn nhân lực

- Số lượng lao động được đào tạo và chưa qua đào tạo. - Cơ cấu lao động được đào tạo:

+ Cấp đào tạo

+ Công nhân kỹ thuật và cán bộ chuyên môn + Trình độ đào tạo (cơ cấu bậc thợ..)

* Các chỉ tiêu đánh giá về số lượng nguồn nhân lực

- Số lượng lao động trên địa bàn. - Tỷ lệ phát triển dân số

* Các chỉ tiêu đánh giá về cơ cấu nguồn nhân lực

- Cơ cấu phân theo giới tính.

- Cơ cấu phân bổ theo khu vực thành thị và nông thôn. - Cơ cấu lực lượng lao động so với tổng số dân.

Tóm tắt chƣơng 2

Từ cơ sở lý luận và tính hình thực tiễn được nêu ở chương 1, tác giả đưa ra câu hỏi nghiên cứu, phương pháo thu thập thông tin, phân tích số liệu và hệ thống chỉ tiêu phân tích.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

NGUỒN NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ QUẢNG YÊN 3.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của Thị xã Quảng Yên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

là thị xã ven biển, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích tự nhiên: 31.919,34 ha. Dân số năm 2011 là 129.504 người

. Cách thành phố Hạ Long 40 km về phía Tây Nam, cách thành phố Uông Bí 18 km về phía Đông Nam và cách thành phố cảng Hải Phòng khoảng 20 km về phía Đông. Vị trí tọa độ: - 20 độ 45’ 06’’ - 21 độ 02’ 09’’ độ vĩ Bắc. - 106 độ 45’ 30’’ - 106 độ 0’ 59’’ độ kinh Đông. Ranh giới:

- Phía Bắc giáp thành phố Uông Bí và huyện Hoành Bồ. - Phía Nam giáp đảo Cát Hải và cửa Nam Triệu.

- Phía Đông giáp thành phố Hạ Long và Vịnh Hạ Long. - Phía Tây giáp huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

Thị xã Quảng Yên có đặc điểm địa hình và đất đai của một đồng bằng cửa sông ven biển, có tiềm năng lớn về phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Đất đai tại Quảng Yên nhìn chung có thể chia thành 3 nhóm đất chính là đồng bằng, đồi núi và đất bãi bồi cửa sông. Trong đó, đất đồng bằng chiếm 44,% diện tích, gồm chủ yếu là đất phù sa cổ và đất phù sa cũ nằm trong đê.

Vùng đồi núi chiếm 18,3% diện tích, phân bố ở khu vực phía Bắc, bao gồm chủ yếu là các loại đất feralit vàng đỏ trên đá macma axit và đất feralit nâu vàng, xám vàng trên các đá trầm tích phiến thạch, sa thạch, đá vôi. Đất bãi bồi cửa sông, ven biển gồm các loại đất mặn và đất cát chiếm 37,1% diện tích, phân bố ở các khu vực ven biển và cửa sông.

Quảng Yên có khí hậu đặc trưng của vùng ven biển Miền Bắc Việt Nam, khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Thời tiết nơi đây phân hóa thành 2 mùa gồm mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, trái ngược là mùa đông lạnh và khô. Trong đó, mùa hè thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 đến 24o

C, số giờ nắng trung bình 1700 - 1800 h/năm. Lượng mưa trung bình hàng năm gần 2000 mm, cao nhất có thể lên đến 2600 mm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 tập trung 88% tổng lượng mưa cả năm, số ngày mưa trung bình hàng năm 160 - 170 ngày. Độ ẩm không khí hàng năm khá cao, trung bình 81%, cao nhất vào tháng 3, 4 lên tới 86%, và thấp nhất 70% vào tháng 10, tháng 11. Với những lợi thế về thời tiết, khí hậu Quảng Yên rất thuận lợi cho sản xuất nông lâm ngư nghiệp và phát triển du lịch.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Thị xã Quảng Yên có vị trí nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ; trên tuyến vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ và nằm ở giữa hai thành phố lớn là Hạ Long và Hải Phòng và khi tuyến đường đấu nối Hạ Long - Hải Phòng với đường cao tốc 5B Hải Phòng - Hà Nội được hoàn thành thì từ Thị xã Quảng Yên đến sân bay Cát Bi (Hải Phòng) chỉ mất khoảng 15 phút bằng phương tiện cơ giới nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội, giao lưu thương mại cũng như quốc phòng an ninh. Mặt khác, với điều kiện khá thuận lợi để khai thác cảng cửa ngõ lạch huyện, các khu công nghiệp, khu du lịch và dịch vụ nghỉ mát ven biển nên thị xã Quảng Yên có điều kiện thuận lợi

để phát triển, đặc biệt là tiềm năng lớn mở cửa giao lưu thương mại với các địa phương trong nước cũng như quốc tế bằng đường biển và liên kết không gian kinh tế với các thành phố Hạ Long, Hải Phòng để tạo thành trục kinh tế động lực ven biển Hải Phòng - Thị xã Quảng Yên - Hạ Long của vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ.

Thị xã Quảng Yên có địa hình ven biển, có núi, có sông, khí hậu trong lành, có nhiều loài thủy hải sản là đặc sản trong vùng như sò, ngán, ruốc chân dài Hoàng Tân, hà cồn, hà sú, cua bể, tôm..v.v.; nhiều loại hình ẩm thực đa dạng, phong phú phù hợp cho phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch về cội nguồn, du lịch di tích và lễ hội, du lịch đồng quê. Tỉnh đang chỉ đạo thị xã Quảng Yên, thành phố Uông bí, huyện Đông triều kết nối các di tích nhà Trần như: di tích lịch sử Bạch Đằng, di tích Phật giáo Yên Tử - Uông Bí và di tích văn hóa Phật giáo nhà Trần ở Đông Triều sẽ tạo thành một trung tâm du lịch lớn trong tỉnh và trong nước. Thành cổ Quảng Yên có lịch sử tồn tại và phát triển hơn 200 năm, được xây dựng từ thời nhà Nguyễn, trên một ngọn núi thấp, hơi thoải, tương truyền trông giống tiên nằm nên có tên là “Tiên Sơn”. Hiện nay thành cổ Quảng Yên chỉ còn sót lại là một số tường thành bằng đất, bằng gạch và đá đã bị rêu phong hoặc hoen đỏ. Phường Quảng Yên còn là trung tâm trấn lỵ Quảng Yên 210 năm với hệ thống kiến trúc Pháp vẫn còn giữ được đến nay...

Không những là vùng đất gắn liền với nhiều tên tuổi, thân thế và sự nghiệp của nhiều nhân vật lịch sử quan trọng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm mà nơi đây đã được các vị vua quan tâm xây dựng, lập dinh, trấn, ấp, thành như: Lý Anh Tông lập dinh trấn năm 1147; Trần Thái Tông ban trại Yên Hưng cho Trần Liễu làm ấp thang mộc (1237); Gia Long lập trấn lỵ Quảng Yên cách đây trên 200 năm; Minh Mạng đắp thành đất tại núi Tiên (thành Quảng Yên), Tự Đức cho người xây dựng thành gạch trên nền thành đất tại núi Tiên.

Là một thị xã đi lên từ nông nghiệp, trong những năm qua lực lượng lao động tập trung vào các ngành: Nông - lâm - ngư- nghiệp, công nghiệp xây dựng, thương mại và dịch vụ. Tổng sản phẩm năm 2004 là 816.609 triệu đồng, đến năm 2008 tăng lên 1.332.311 triệu đồng và đạt 2.812.370 triệu đồng vào năm 2013. Tỷ trọng phát triển các ngành nông - lâm- ngư nghiệp, công nghiệp xây dựng, thương mại dịch vụ của thị xã trong những năm qua như sau:

Bảng 3.1: Tổng giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế năm 1994

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Giá trị Nông lâm ngƣ nghiệp Công nghiệp xây dựng Dịch vụ Tổng giá trị 339.120 361.509 35.152 735.781

Bảng 3.2: Tổng giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế so với năm 1994

Đơn vị tính: triệu đồng Năm Tổng giá trị Nông lâm ngƣ nghiệp Công nghiệp Xây dựng Dịch vụ Chỉ số phát triển (%) Chung NLN CN và XD Dịch vụ 2004 816.609 348.954 418.519 49.136 110,99 102,90 115,77 139,78 2005 915.980 414.759 444.190 57.031 112,17 118,86 106,13 116,07 2006 1.026.677 470.864 490.754 65.059 112,09 113,53 110,48 114,08 2007 1.103.180 491.758 518.492 92.930 107,45 104,44 105,65 142,84 2008 1.332.311 510.990 657.812 163.509 120,77 103,91 126,87 175,95 2009 1.528.848 526.767 776.800 225.281 114,75 103,09 118,09 137,78 2010 1.844.742 529.421 933.040 382.281 120,66 100,50 120,11 169,69 2011 2.120.240 546.835 1.120.120 453.285 114,93 103,29 120,05 118,57 2012 2.423.223 560.012 1.335.211 528.000 114,29 102,41 119,20 116,48 2013 2.812.370 576.123 1.616.715 619.532 116,06 102,88 121,08 117,34

Nhìn vào bảng số liệu trên thấy được chỉ tiêu phát triển của các ngành trong giá trị tổng sản phẩm xã hội của Quảng Yên hàng năm đều tăng, tốc độ phát triển cao nhất là vào năm 2008, kế đến năm 2010, 2011 và 2013. So với các ngành, tốc độ phát triển của ngành dịch vụ tăng lên đáng kể năm 2004 đạt 49.136 triệu đồng, đến năm 2013 đạt 619.532 triệu đồng, tức tăng gần 12,6 lần. Tốc độ tăng trưởng đó nhìn chung phù hợp với định hướng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tình hình thực tế tại địa phương.

Đơn vị tính: triệu đồng

Biểu đồ 3.1: Tổng giá trị sản xuất phân theo các ngành kinh tế

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Quảng Yên 2004 - 2012 vào báo cáo năm 2012, 2013 của chi cục Thống kê

Có thể thấy, cơ cấu các ngành trong nền kinh tế của thị xã thay đổi theo hướng giảm trọng nông - lâm - ngư nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ.

Một số ngành nghề được chú trọng phát triển như chế biến nông, lâm, thủy sản, vật liệu xây dựng, cơ khí... góp phần giải quyết việc làm và tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn.

0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số Nông-Lâm-Ngư nghiệp Công nghiệp xây dựng Dịch vụ

Bảng 3.3: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế giai đoạn (2004 - 2008), (2009 - 2013) Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Thực hiện Tốc độ tăng trƣởng (%) 2004 2008 2009 2013 2004-2008 2009-2013 Tổng giá trị sản xuất 816.609 1.332.311 1.528.848 2.812.370 12,63 16,79 Nông - lâm - thủy sản 348.954 510.990 526.767 576.123 9,29 1,87 Công nghiệp - xây dựng 418.519 657.812 776.800 1.616.715 11,44 21,63 Dịch vụ 49.136 163.509 225.281 619.532 46,55 35,00 Giai đoạn năm 2004-2013, thị xã Quảng Yên đã tập trung triển khai thực hiện đồng loạt các chương trình, dự án trên tất cả các lĩnh vực nông - lâm - ngư, công nghiệp - xây dựng, giao thông, giáo dục... nên nền kinh tế đã đạt mức tăng trưởng khá, bình quân hàng năm là 15,52%. Giai đoạn 2004-2008 tăng 15,98%. Giai đoạn 2009 - 2013 tăng 15,06%, với tổng giá trị sản xuất năm 2004 đạt 816.609 triệu đồng, năm 2008 đạt 1.332.311 triệu đồng, đến năm 2013 tăng lên 2.812.370 triệu đồng. Tổng giá trị sản xuất năm 2013 tăng gần gấp 3,44 lần so với năm 2004. Cả hai giai đoạn (2004-2008), (2009-2013) thực hiện tổng giá trị sản xuất đều tăng so với mục tiêu kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế bình quân của thị xã so với tỉnh và một số địa phương trong khu vực vẫn còn thấp. Nhìn tổng quát quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thị xã trong những năm qua có sự chuyển biến nhiều về số lượng lao động, kết cấu khu vực kinh tế, sự đầu tư công được chú trọng, nhưng kết quả đạt được vẫn chưa xứng đáng với những tiềm năng của thị xã.

Thực chất có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, song nguyên nhân mà người nghiên cứu nhận thấy là do trình độ của người dân còn yếu kém dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Điều này thể hiện rõ nét trong cơ cấu kinh tế của thị xã: Nông nghiệp vẫn chiếm cơ cấu cao, cụ thể 57,49% cơ cấu kinh tế. Qua bảng thống kế 3.2 cho ta thấy là cơ cấu kinh tế của thị xã nghiêng về nông nghiệp mặc dù có sự chuyển biến mạnh mẽ của khu vực công nghiệp và xây dựng cũng như khu vực dịch vụ.

Sự bất hợp lý trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Tuy nhiên, người nghiên cứu nhận thấy có một nguyên nhân làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời gian qua lá chất lượng nguồn nhân lực chưa đảm bảo, trình độ dân trí còn thấp, nguồn nhân lực địa phương chưa đáp ứng được đòi hỏi của xu thế thời đại, chưa đủ các điều kiện để tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất đáp ứng thị trường trong hiện tại và tương lai.

Từ những cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn trên, người nghiên cứu khẳng định rằng nếu không nân cao dân trí, không có những chính sách thích hợp để tăng chất lượng nguồn nhân lực thì tiến trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương còn ở mức thấp và không thực hiện được yêu cầu trong công cuộc phát triển chung của đất nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực theo ngành không chỉ là yếu tố cơ bản cho sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững mà còn thể hiện trình độ phát triển của nguồn nhân lực. Từ số liệu cơ cấu các ngành trong nền kinh tế đánh giá được sự chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế của thị xã theo hướng phát huy thế mạnh của thị xã, tỷ trọng lao động của từng ngành có dịch chuyển, thay đổi.

Bảng 3.4: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế giai đoạn 2004 - 2013

Năm Ngành kinh tế Tỷ trọng (%) Nông- Lâm- Ngƣ nghiệp Công nghiệp- Xây dựng Thƣơng mại - Dịch vụ Tổng cộng Nông- Lâm- Ngƣ nghiệp Công nghiệp- Xây dựng Thƣơng mại - Dịch vụ Tổng cộng 2004 54.001 5.843 10.174 70.018 77,12 8,34 14,53 100,00 2005 54.571 6.634 9.763 70.968 76,90 9,35 13,76 100,00 2006 54.498 6.881 10.184 71.563 76,15 9,62 14,23 100,00 2007 54.437 6.926 11.915 73.278 74,29 9,45 16,26 100,00 2008 54.034 7.159 15.230 76.423 70,70 9,37 19,93 100,00 2009 53.312 7.232 16.482 77.026 69,21 9,39 21,40 100,00 2010 54.553 7.304 17.938 79.795 68,37 9,15 22,48 100,00 2011 55.075 7.398 18.283 80.756 68,20 9,16 22,64 100,00 2012 55.781 7.513 19.438 82.732 67,42 9,08 23,50 100,00 2013 55.317 7.718 21.157 84.192 65,70 9,17 25,13 100,00

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Quảng Yên 2004-2012 và báo cáo năm 2012, 2013 của Chi cục Thống kê

Năm 2008 tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của thị xã là 76.423 người, tạo ra một khối lượng tổng sản phẩm xã hội là 1.332.311 triệu đồng (theo giá cố định năm 1994), như vậy để tạo ra 17,43 triệu động trong tổng giá trị sản xuất thì cần một lao động. Năm 2013 tổng số lao động đang làm việc trong cách ngành kinh tế quốc dân của thị xã là 84.192 lao động, để tạo ra một khối lượng tổng giá trị sản xuất là 2.812.370 triệu đồng. Như vậy, đến năm 2013 một lao động trong các ngành kinh tế của Quảng Yên đã tạo ra 33,40 triệu đồng trong tổng giá trị sản xuất, so sánh qua từng năm số lao động cần thiết để tạo ra giá trị trong tổng sản phẩm xã hội có xu hướng giảm dần; hay nói cách khác một lao động làm việc trong các ngành kinh tế qua từng năm đã tạo ra giá trị tổng sản phẩm xã hội có xu hướng tăng dần, đây là điều mong muốn của các nhà quản lý sử dụng lao động.

Tỷ trọng lớn của lao động nông nghiệp trong cơ cấu NNL của Quảng Yên trong điều kiện nền nông nghiệp chưa phát triền thể hiện trình độ phát triển của NNL còn ở mức thấp và quá trình chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.

3.2. Phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thị xã Quảng Yên Quảng Yên

3.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn nhân lực của thị xã Quảng Yên

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 38 - 119)