Một số đề xuất, kiến nghị

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 112 - 119)

5. Kết cấu của luận văn

4.4. Một số đề xuất, kiến nghị

- Đối với Trung ương:

Ban hành quy định bắt buộc một số lĩnh vực, ngành nghề mà người sử dụng lao động khi nhận người lao động vào làm việc phải có bằng hoặc chứng chỉ nghề.

- Đối với tỉnh:

Trong các chương trình, dự án của tỉnh phân bổ cho thị xã, các chương trình dự án của tỉnh làm chủ đầu tư trên địa bàn thị xã: về phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế vùng miền, cần gắn chặt đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại chỗ. Tạo nhiều cơ hội cho địa phương phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng được nhu cầu thực tế tại địa phương.

Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp khi đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, thích ứng với cạnh tranh để đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho người lao động tiếp cận với công nghệ mới nhằm hạn chế việc một số chủ doanh nghiệp sa thải công nhân. Bên cạnh đó tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện luật lao động, an toàn - vệ sinh lao động đối với các doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Tỉnh cần xây dựng chính sách thu hút, chế độ đãi ngộ một cách hợp lý đối với một số giỏi tay nghề, lao động bậc cao, đặc biệt phải có chế độ ưu đãi hiền tài theo suốt cuộc đời cống hiến của họ chứ không phải là từ giai đoạn.

Cần ưu tiên đầu tư phẩn bổ, bố trí kinh phí trong lĩnh vực xây dựng cơ sở trang thiết bị và những nội dung liên quan đến công tác giáo dục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kịp thời, tránh tình trạng trông chờ nguồn kinh phí quá lâu khi Nghị quyết, đề án đã thông qua.

Có chính sách động viên, khen thưởng, hỗ trợ học tập đối với những sinh viên của thị xã đang học tại các trường đại học trong nước, có kế hoạch tiếp nhận bố trí sử dụng các em sau khi học xong về quê hương công tác.

Đầu tư xây dựng ký túc xá để tạo điều kiện về nơi ở cho những em có hoàn cảnh khó khăn của thị xã trúng tuyển vào các trường đại học tại các thành phố lớn có nhiều sinh viên của thị xã đang học.

- Đối với địa phương:

Tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc trong nhân dân (vấn đề đất đai, những khiếu kiện, vấn đề tôn giáo…) ổn định chính trị - xã hội tại địa phương, ưu tiên đầu tư những dự án thiết thực có ảnh hưởng quyền lợi của dân, đẩy nhanh công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, góp phần tích cực vào thay đổi dần tâm lý, thói quen cũ lạc hậu nhằm mục đích xóa bỏ giảm nghèo theo hướng bền vững và cũng là tạo cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện tốt chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

Nghiên cứu hệ thống các chính sách về nâng cao dân trí phát triển nguồn nhân lực, vận dụng linh hoạt, có cơ chế thích hợp để người dân được thụ hưởng các chế độ mà Đảng, Nhà nước đã ban hành một cách nhanh nhất, đặc biệt là có chính sách khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực có tay nghề, trình độ cao về làm việc và làm việc lâu dài tại địa phương.

Chú trọng chính sách đào tạo - bồi dưỡng, nâng cao nhận thức tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực, xem nhân lực là nguồn tài nguyên quý giá nhất trong công cuộc CNH, HĐH để phục vụ địa phương.

Phải có chiến lược đẩy mạnh và phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện đồng bộ, chủ động trong phân bổ lao động, bố trí lao động. Chiến lược này phải bao gồm từ mục tiêu, phương hướng đến việc xác định cơ cấu nguồn nhân lực cho từng ngành, nghề, từng lĩnh vực trong từng giai đoạn nhất định. Trong phân bổ, bố trí ngành nghề địa phương cần lưu ý đến những ngành nghề truyền thống có lợi thế cạnh tranh cao qua đó chú trọng đến công tác đào tạo bồi dưỡng và đẩy nhanh sản xuất có tính chuyên môn cao.

Tóm tắt chƣơng 4

Dựa trên mục tiêu phương hướng phát triển KTXH của thị xã Quảng Yên, Luận văn đã đưa ra những giải pháp chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực của thị xã về nội dung giáo dục đào tạo, chương trình, cơ sở vật chất... gắn đào tạo với sử dụng, thu hút nhân tài... nhằm đảm bảo phát triển nguồn nhân lực của thị xã trong quá trình phát triển KTXH.

KẾT LUẬN

Với việc Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã khẳng định vị thế của đất nước ta đối với các quốc gia trên thế giới, đồng thời minh chứng cho quá trình hội nhập sâu và rộng của Việt Nam. Đối với thị xã Quảng Yên nói riêng và cả nước nói chung “thách thức đang là trước mặt và cơ hội là tiềm năng”, để vươn ra được với thế giới không còn cách nào khác là chúng ta vừa khai thác lợi thế về tài nguyên, con người, cơ chế chính sách, sự ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định chính trị…nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các ngành thông dụng vốn và lao động giải quyết một lượng lớn nguồn nhân lực đồng thời phát triển những ngành đòi hỏi hàm lượng chất xám cao, tranh thủ công nghệ nước ngoài rút ngắn khoảng cách tụt hậu với các nước. Để thực hiện được điều mong muốn đó, nguồn vốn nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt, quyết định hơn cả nguồn vốn và công nghệ trong giai đoạn hiện nay, bằng phương pháp biện chứng duy vật gắn với các phương pháp logic lịch sử, phân tích tổng hợp, khảo sát, chứng minh. uận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực hiện cần giải quyết trong xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của thị xã Quảng Yên.

Thứ nhất, Luận văn trình bày một cách có hệ thống những lý luận cơ

bản về nguồn nhân lực, các khái niệm về nguồn nhân lực, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như vai trò của nó đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Thứ hai, từ những lý luận trên soi rọi vào thực tiễn của địa phương

Luận văn phân tích thực trạng nguồn nhân lực thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh qua các khía cạnh, về số lượng, cơ cấu đào tạo, cơ cấu sử dụng trong các ngành nghề, thành phần kinh tế, giới tính, tuổi tác, hiệu quả sử dụng…Từ đó, làm rõ những thành tựu đồng thời đưa ra những tồn tại, hạn chế và đánh giá những nguyên nhân của những vấn đề trên.

Một là, trong những năm gần đây, việc phát triển nguồn nhân lực của thị xã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ như: gia tăng về số lượng và chất lượng cùng với yếu tố vốn, quản lý và công nghệ đóng góp ngày càng nhiều cho tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động, góp phần cải thiện đáng kể tỷ lệ lao động động qua đào tạo trong tổng số nguồn nhân lực.

Hai là, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì quá trình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của thị xã còn nhiều tồn tại như: phát triển nguồn nhân lực chưa xứng tầm với tiềm năng phát triển của thị xã: sự bất cập về đào tạo và phân bổ sử dụng gây sự lãng phí, lao động được đào tạo chưa phát huy khả năng sáng tạo của mình. Luận văn còn nêu những vấn đề cần đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới.

Thứ ba, Luận văn đưa ra những quan điểm, mục tiêu. Trên cơ sở đó tìm

ra được những giải pháp khắc phục dựa trên những điểm chỉ đạo và định hướng của mục tiêu nguồn nhân lực của thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh trong những năm tới.

Với những kết quả nghiên cứu của Luận văn, trong quá trình đổi mới, phát triển nguồn nhân lực trong cả nước nói chung và thị xã Quảng Yên nói riêng còn nhiều vấn đề mới tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện là một yêu cầu cấp bách. Tôi hy vọng rằng: “Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thị xã

Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh” đóng góp phần nào vào mục tiêu phát triển của

thị xã trong thời gian tới. Tuy nhiên, với khả năng và thời gian có hạn, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được sự góp ý của nhà của nhà khoa học để Luận văn được bổ sung đầy đủ về mặt lý luận cũng như thực tiễn của Luận văn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Triệu Tuệ Anh, Lâm Trạch Viên (2004), Tiết kế tổ chức và quản lý chiến lược nguồn nhân lực, NXB Lao động -Xã hội, Hà Nội.

2. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh (2012), Nghị quyết 06-NQ/TV ngày 20/3/2012 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và thực hiện chiến lược quy hoạch trên địa bàn tỉnh.

3. Bộ lao động -Thương binh và Xã hội (2006), số liệu thống kê Lao động -Việc làm ở Việt Nam, Nxb Lao động -Xã hội.

4. PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, TS. Đặng Thị Thanh Huyền (2005), Chỉ số phát triển giáo dục trong HDI, cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Bùi Quang Bình (2003), Sử dụng nguồn nhân lực nông thông Việt Nam thực trạng và giải pháp, Đại học Đà Nẵng.

6. Cục thống kê Quảng Ninh (2004), Niên giám thống kê huyện Yên Hưng 2004.

7. Các báo cáo, tài liệu cảu các phòng chuyên môn thuộc UBND thị xã Quảng Yên.

8. Mai Quốc Chính (1999), nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Trần Kim Dung (2000), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Đại học quốc gia Hồ Chí Minh.

10. Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung (1997), Chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Nguyễn Trọng Điều (2006), "Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu hội nhập",Tạp chí Cộng Sản, Số 13.

12. Nguyễn Vân Điềm & Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình quản trị nhân lực, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

13. Phan Vĩnh Điển (2006), Cải cách chế độ tiền lương trong khu vực hành chính của Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Viện Kinh tế Việt Nam.

14. Hà Văn Hội, Bùi Xuân Phong, Vũ Trọng Phong (2002), Quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Bưu chính viễn thông, NXB Bưu điện. 15. GS.TS. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người thời

kỳ CNH, HĐH, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Tải Ngọc Hải (2010), Một số nội dung về nguồn nhân lực và phương pháp đánh giá nguồn nhân lực, Viện Khoa Học Tổ chức -Nhà nước. 17. Trần Đình Hoan (1996), Đổi mới chính sách xã hội và đổi mới cơ chế

quản lý việc thực hiện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Lan Hương (chủ biên) (2009), Lao động việc làm thời hội nhập, Nxb Lao động -Xã hội, Hà Nội.

19. TS. Đoàn Khải (2005), Nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Ngân hàng Thế giới (2005), Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường.

21. Lê Thị Ngân (2003), "Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH Nông nghiệp, Nông thôn", Tạp chí Cộng Sản, số 36.

22. Phạm Thành Nghi, Vũ Hoàng Ngân (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

23. Phạm Thanh Nghị, Vũ Hoàng Ngân (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB khoa học xã hội, Hà Nội. 24. Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam (2004), Một số vấn đề lý luận và

thực tiễn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

25. Nguyễn Hữu Thân (2003). Quản trị nhân sự, Nxb Thống kê, TP. HCM 26. TS. Vũ Bá Thể (2005), Phát huy nguồn lực con người để CNH, HĐH,

27. Thủ tướng chính phủ (2011), Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

28. Thủ tướng chính phủ (2011), Quyết định số 122QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược quốc gia bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 -2020, tầm nhìn đến năm 2030.

29. Ủy ban nhân dân huyện Yên Hưng (2009), Báo cáo kết quả điều tra lao động dân số (1-4-2009) của huyện Yên Hưng

30. Ủy ban nhân dân huyện Yên Hưng (2010), Báo cáo thực hiện việc phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 -2005 và kế hoạch giai đoạn 2006 - 2010 của thị xã Quảng Yên.

31. Ủy ban nhân dân huyện Yên Hưng (2010), Niêm giám thống kê huyện Yên Hưng năm 2010.

32. Ủy ban nhân dân huyện Yên Hưng (2016), Quyết định số 509QĐ- UBND ngày 10/02/2016 về việc phê duyệt đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội huyện Yên Hưng đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

33. Viện chiến lược phát triển (2001), Cơ sở khoa học của một vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế -xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Bùi Quang Bình. 2013. “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại khu vực kinh tế trọng điểm miền trung”, Cục xúc tiến thương mại. ngày 21/2/2013, http://www.vietrade.gov.vn.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 112 - 119)