Nâng cao vai trò của các cấp bộ Đảng, chính quyền, các tổ chức

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 105 - 108)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.5. Nâng cao vai trò của các cấp bộ Đảng, chính quyền, các tổ chức

thể trong phát triển nguồn nhân lực

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao chất lượng nhận thức,trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân về đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Tích cực tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Tăng cường chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông thông từ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Công khai nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, lựa chọn ngành mũi nhọn của địa phương để ưu tiên hỗ trợ kinh phí đào tạo.

Trong thời gian tới cần tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy, Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên trong thị xã về sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong việc đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, là mục tiêu cơ bản trong chiến lược phát triển giáo dục của nước ta. Huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị -xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu xã hội hóa giáo dục, nâng cao dân trí, phát triển nhân lực, đào tạo nhân tài.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhằm huy động các nguồn lực trong xã hội tham gia vào và mang lại những hiệu quả thiết thực.

Để thực hiện được những nội dung chủ yếu trên các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể đã có những phương thức triển khai thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và đào tạo NNL của địa phương trong những năm tới.

+ Các địa phương cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng xã hội học tập cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị mình. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.

+ Phối hợp với các tổ chức, các lực lượng xã hội tham gia hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Kịp thời phát hiện, có chính sách cụ thể để bồi dưỡng nhân tài, nhất là tài năng trẻ trên mọi lĩnh vực. Ban hành cơ chế giao cho hội khuyến học các cấp thực hiện nhiệm vụ triển khai phong trào khuyến học, xây dựng mô hình xã hội học tập ở cơ sở. Có biện pháp tích cực, nội dung cụ thể giúp vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn trong việc triển khai xây dựng xã hội học tập.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và nâng cao năng lực quản lý nhà nước đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất Bệnh viện đa khoa thị xã, nâng cao trình độ y, bác sỹ nhằm giảm tải cho tuyến y tế tỉnh, xây dựng các công trình văn hóa, thể thao như: Nhà văn hóa, sân vận động, nhà tập thể thao, thư viện, các khu vui chơi giải trí…

+ Tăng cường việc giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong từng gia đình, làng xóm, khu phố, trường học. Đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong đó trọng tâm là xây dựng gia đình văn hóa, làng, khu phố văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao để thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, đưa phong trào vào từng làng, xóm, cụm dân cư của từng gia đình.

+ Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ ưu đãi về y tế, giáo dục cho các hộ nghèo, chính sách xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công

với cách mạng. Đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm theo hướng tạo việc làm tại chỗ, chú trọng công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động việc làm.

+ Thực hiện chính sách bình đẳng giữa các cơ sở trong và ngoài công lập về thi đua khen thưởng, về công nhận các danh hiệu nhà nước, về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, về tiếp nhận, thuyên chuyển cán bộ từ khu vực công lập sang ngoài công lập và ngược lại. Từng bước xóa bỏ biên chế trong các cơ sở công lập, chuyển dần sang chế độ hợp đồng lao động dài hạn.

Quy định trách nhiệm của cơ sở ngoài công lập bảo đảm chất lượng và số lượng cán bộ phù hợp với quy mô và ngành nghề, bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, viên chức.

Đối với đội ngũ trí thức

- Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể của thị xã luân xác định đội ngũ trí thức chính là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng cao sức mạnh, trí tuệ của tỉnh. Chính vì vậy, những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể đã quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tri thức của thị xã được phát huy năng lực, cống hiến tài năng, trí tuệ cho sự nghiệp phát triển chung của thị xã. Tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị hợp liên ngành trong việc thực hiện cơ chế, chính sách và pháp luật đối với thanh niên.

- Gia đình, Nhà nước và xã hội đẩy mạnh công tác tuyền truyền, giáo dục nâng cao nhận thức để thanh niên ý thức về vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình nhằm thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ công dân của thanh niên.

Các cấp cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, mặt trận và đoàn thể quán triệt, tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ đảng viên và nhân dân tập trung thực hiện.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)