Phương hướng cụ thể

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 84 - 85)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2.Phương hướng cụ thể

Một là: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại địa phương, ngành:

Xác định số lượng, chỉ tiêu, cơ cấu từng lĩnh vực, chuyên ngành cụ thể, lựa chọn trong đội ngũ những người thật sự có năng lực và triển vọng đưa đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo có uy tín trong nước và nước ngoài trở thành những cán bộ lãnh đạo, quản lý, quản trị doanh nghiệp giỏi, cán bộ khoa học, công nghệ, chuyên gia đầu ngành.

Hai là: Đối với đội ngũ công chức, viên chức trẻ, mới được tuyển dụng, dựa trên hồ sơ, bảng điểm đại học, kết quả tốt nghiệp, căn cứ khả năng nắm bắt, tiếp cận công việc, có lộ trình luân chuyển (thời gian 06 tháng, 01 năm, 03 năm, 05 năm) đưa đi để đào tạo, đánh giá sau quá trình luân chuyển, nếu hoàn thành công việc được giao đạt mức độ tốt trở lên, sẽ có kế hoạch đào tạo ở trình độ cao hơn để trở thành cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, chuyên gia đầu ngành ở từng ngành, lĩnh vực.

Ba là: Xây dựng chiến lược đào tạo đối với đối tượng là học sinh xuất sắc trong các trường trung học phổ thông, học sinh giỏi quốc gia, học sinh đạt điểm cao trong các kỳ thi vào đại học. Giao cho Phòng giáo dục và Đào tạo trình Sở giáo dục xây dựng đề án thí điểm phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tài năng là học sinh trong các trường THPT trên địa bàn; có cơ chế chính sách đối với các đối tượng này trong và sau khi tốt nghiệp đại học, bố trí, sắp xếp công việc phù hợp với chuyên ngành đào tạo, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để phấn đấu, rèn luyện và khẳng định, ngoài ra, cần mạnh dạn nghiên cứu, đề xuất áp dụng cơ chế đặc biệt ưu đãi thu hút nhân tài về thị xã, đặc biệt là đối với sinh viên đang theo học đại học chính quy đạt loại giỏi trở lên ở các trường Đại học trong nước để nhanh chóng cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Phấn đấu đến hết năm 2020, Quảng Yên cơ bản không còn sự mất cân đối trong cơ cấu đào tạo.

Bốn là: Đảm bảo công khai, minh bạch trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, đãi ngộ và tôn vinh trí thức, thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật…để phát hiện những trí thức thật sự có năng lực, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nghề, có khả năng sáng tạo, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và sử dụng, định kỳ tiếp xúc, lắng nghe ý kiến, đối thoại với trí thức về những vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng của địa phương. Tạo điều kiện, môi trường cho trí thức chuyên tâm cống hiến, nghiên cứu khoa học, phát huy năng lực, sở trường.

Năm là: Khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, nghiệp vụ, phát huy vai trò của các tổ chức Hội trí thức như Hội khuyến học, Hội VHNT…nhằm động viên khuyến khích trí thức học tập, lao động, nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 84 - 85)